Soạn bài Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương lớp 11
Soạn bài Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương lớp 11 I. Tìm hiều tác giả- tác phẩm 1. Tác giả – Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Quê ở làng Vị Xuyên, Huyện Mĩ Lộc, Nam Định. – Ông là người có tài nhưng trên con đường thi cử, ...
Soạn bài Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương lớp 11 I. Tìm hiều tác giả- tác phẩm 1. Tác giả – Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Quê ở làng Vị Xuyên, Huyện Mĩ Lộc, Nam Định. – Ông là người có tài nhưng trên con đường thi cử, công danh ông khá lận đận, thi đến tám lần mới đỗ tú tài. – Ông sinh và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương, giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển ...
I. Tìm hiều tác giả- tác phẩm
1. Tác giả
– Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Quê ở làng Vị Xuyên, Huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
– Ông là người có tài nhưng trên con đường thi cử, công danh ông khá lận đận, thi đến tám lần mới đỗ tú tài.
– Ông sinh và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương, giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, chiến tranh triền miên.
2. Tác phẩm.
Vịnh khoa thi hương (hay Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu) là bài thơ thuộc về đề tài “ thi cử” – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Do chính hiện thực lúc bấy giờ xã hội có nhiều biến chuyển suy tàn nên việc thi cử có phần nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến. Qua đó nhà thơ thể hiện thái đọ mỉa mai, phê phán của mình trước hiện thực đó.
II. Tìm hiểu tác phẩm.
Câu 1: Trong hai câu thơ đầu, câu mở đầu Trần Tế Xương kể lại một kì thi Hương năm Đinh Dậu. Khoa thi đó mở theo đúng luật lệ bình thường ba năm mở một khoa thi. Nhưng ngay lập đến câu thứ hai chúng ta thấy được sự bất bình thường ở đây qua câu “ Trường Nam thi lẫn với trường Hà” . Đặc biệt tác giả chỉ bằng từ “lẫn” đã thể hiện được rõ nét sự ô hợp, nhốn nháo trong thi cử năm nay.
Câu 2: Hình ảnh sĩ tử và quan trường là hia hình ảnh tiêu biểu nhất trong một kì thi: sĩ tử (người đi thi) và quan trường (người coi thi). Trong những câu thơ Tú Xương đã dùng nghệ thuật đảo ngữ để nhằm nhấn mạnh tính chất của những nho sĩ khác thường “ lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ”, hình ảnh lôi thôi, luộm thuộm, không gọn gàng, tác phong không nghiêm trang thật là coi khinh không coi kì thi ra gì. Thật đáng phê phán. Chỉ riêng hình ảnh người sĩ tử như vậy chúng ta đã thấy được sự nhố nhăng, ô hợp trong một kì thi trong cái xã hội phong kiến ấy đem lại. Không chỉ hình ảnh người sĩ tử mà cả hình ảnh quan trường “ậm ọe” “ miệng thét loa” cho ta thấy hình ảnh một giám thị coi thi ấy mà không đứng đắn, chỉnh tề mà ra vẻ oai hờ. Ở đây Tú Xương cũng đã dùng biện pháp đảo ngữ ậm ọe quan trường cũng cho người đọc hình dung được tính lộn xộn trong trường thi.
Câu 3: Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Để diễn tả hai hình ảnh quan sứ và bà đầm Tú Xương đã sử dụng tinh tế biện pháp đảo ngữ và nghệ thuật đối. Trong không khí linh đình đón quan sứ và bà đầm “cắm rợp trời” như vậy nhưng Tú Xương muốn ẩn ý nhằm phê phán, chế giễu, đả kích châm biếm sâu cay với hình ảnh: cờ trước, người sau, váy trước, người sau. Tạo nên tiếng cười hài hước nhưng trong đó cũng là nỗi đau chua sót của tác giả khi phải đứng nhìn cảnh tượng trường thi lố lăng.
Câu 4: Hai câu kết chuyển từ giọng mỉa mai, châm biếm sang giọng điệu trữ tình. Tác giả không chỉ nói đến những sĩ tử thi kì thi năm nay mà còn nói đến tất cả những sĩ tử được coi là “nhân tài đất Bắc” hãy” ngoảnh cổ lại” để nhìn xem hiện thực nước nhà. Kì thi năm Đinh Dậu đã được phơi bày hay sâu xa hơn đó chính là hiện thực của một đất nước đang bị suy thoái cả về bên ngoài lẫn bên trong, nỗi đau mất nước không chỉ của riêng tác giả mà muốn nhắc nhở cho tất cả mọi người về nỗi đau chung ấy.