02/06/2017, 13:21

Soạn bài Thao tác lập luận phân tích ngữ văn lớp 11

Soạn bài Thao tác lập luận phân tích ngữ văn lớp 11 I. Tìm hiểu bài 1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích a. Tìm hiểu ngữ liệu – Sở Khanh là hình tượng đại diện cho những kẻ được coi là đồi bại, bần tiện, bẩn thỉu trong xã hội. Đó là những kẻ bị người đời khinh bỉ, không có ...

Soạn bài Thao tác lập luận phân tích ngữ văn lớp 11 I. Tìm hiểu bài 1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích a. Tìm hiểu ngữ liệu – Sở Khanh là hình tượng đại diện cho những kẻ được coi là đồi bại, bần tiện, bẩn thỉu trong xã hội. Đó là những kẻ bị người đời khinh bỉ, không có phẩm chất đạo đức tốt. – Để làm sáng tỏ luận điểm, vấn đề chính của toàn bộ đoạn hay bài văn để thêm thuyết phục người đọc tác giả đã sử dụng những luận cứ chặt chẽ. + Sở ...


I. Tìm hiểu bài
1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
a. Tìm hiểu ngữ liệu

– Sở Khanh là hình tượng đại diện cho những kẻ được coi là đồi bại, bần tiện, bẩn thỉu trong xã hội. Đó là những kẻ bị người đời khinh bỉ, không có phẩm chất đạo đức tốt.
– Để làm sáng tỏ luận điểm, vấn đề chính của toàn bộ đoạn hay bài văn để thêm thuyết phục người đọc tác giả đã sử dụng những luận cứ chặt chẽ.
+ Sở Khanh sống bằng những nghề bất chính.
+ Sở Khanh là những kẻ làm những việc bất chính như: giả làm người tử tế, lương thiện đi lừa gạt người khác, trở mặt một cách trâng tráo, lấy tình thương của người khác để vụ lợi…vv
– …" Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này". Đó là câu tác giả đã khái quát bản chất của Sở Khanh qua hang loạt những luận cứ thuyết phục về những chi tiết lừa bịp, tráo trở của Sở Khanh.

b. Kết luận.

– Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực.
– Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp.
– Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề cần phân tích.
+ Chia vấn đề thành những phần, khía cạnh nhỏ.
+ Khái quát tổng hợp.

2. Cách phân tích.

– Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định như: quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác như thế nào, quan hệ nhân quả, quan hệ tương đồng, quan hệ chủ thể phân tích và đối tượng cần phân tích…
– Cần đi phân tích từng phần, từng khía cạnh cụ thể của đối tượng để làm căn cứ thuyết phục rồi sau đó phải khái quát và đưa được ra kết luận cuối cùng.

II. Gợi ý trả lời các câu hỏi.

Mục 1
– Phân chia dựa trên những yếu tố hay những bản chất cụ thể có trong dối tượng, như biểu hiện về nhân cách, phẩm chất, đạo đức của Sở Khanh.
– Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: từ việc phân tích làm rõ đưa ra các luận chững cụ thể về những biểu hiện bẩn thỉu, gian trá, lừa bịp của Sở Khanh rồi đưa đến một kết luận hiện thực hóa, khái quát thành một hình tượng để mọi người nhận biết và tránh xa.
Mục II (1)
– Phân tích theo quan hệ nội bộ trong đối tượng đó.
– Phân tích theo quan hệ kết quả- nguyên nhân.
– Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Mục II (2)
– Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.
– Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng.
– Phân tích kết hợp chặt chẽ với khái quát tổng hợp.

III. Ghi nhớ SGK

0