02/06/2017, 13:21

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) I. Kiến thức cơ bản 1. Tính cụ thể – Tính cụ thể là đặc tính cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ sinh hoạt, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta thường nói rất cụ thể không nói xa xôi ví von. – Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ: • Có địa ...

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) I. Kiến thức cơ bản 1. Tính cụ thể – Tính cụ thể là đặc tính cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ sinh hoạt, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta thường nói rất cụ thể không nói xa xôi ví von. – Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ: • Có địa điểm thời gian cụ thể. • Có người nói cụ thể. • Có người nghe cụ thể. • Có cách diễn đạt cụ thể. • Cụ thể về con người, diễn đạt, nói năng, từ ...


I.    Kiến thức cơ bản
1.    Tính cụ thể

–    Tính cụ thể là đặc tính cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ sinh hoạt, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta thường nói rất cụ thể không nói xa xôi ví von.
–    Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ:
•    Có địa điểm thời gian cụ thể.
•    Có người nói cụ thể.
•    Có người nghe cụ thể.
•    Có cách diễn đạt cụ thể.
•    Cụ thể về con người, diễn đạt, nói năng, từ ngữ…

2.    tính cảm xúc

–    tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt bao giờ cũng gắn với một tình cảm nào đó của con người.
–    nó được biểu hiện qua:
•    Lời nói giọng điệu.
•    Khẩu ngữ.
•    Các câu giàu sắc thái biểu cảm.
->    Hiểu một cách đơn giản thì trong ngôn ngữ sinh hoạt thường ngày tùy vào tình cảm cảm xúc của mỗi người. Khi người ta vui thì nói năng sẽ dễ nghe hơn khi bức tức thì ngược lại. Hay đối với một người ta yêu thì cách nói cũng khác với một người ta ghét. Cùng một câu nói nhưng trong từng trường hợp nó là khen, có trường hợp thì nó lại là chê, mỉa mai.

3.    Tính cá thể

–    Ngôn ngữ được nói ra từ một cá nhân, và ở mỗi cá nhân thì ngôn ngữ lại mang sắc thái tình cảm cũng như cảm xúc của cá nhân đó.
–    Chính vì thế mà nó mang tính cá thể.

II.    Luyện tập
1.    Đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm và cho biết

a.    Chỉ ra những ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn nhật ký đó
b.    Theo anh chị ghi lại nhật ký có sự ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mỗi cá nhân?


2.    Chỉ ra những ngôn ngữ sinh hoạt trong một số bài ca dao mà em biết?

0