Soạn bài cách lập ý của bài văn biểu cảm
SOẠN BÀI CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM 1. Liên hệ hiện tại với tương lai Đọc đoạn văn (SGK, tr. 117-118) và trả lời các câu hỏi. Câu hỏi: Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào? Gợi ...
SOẠN BÀI CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM 1. Liên hệ hiện tại với tương lai Đọc đoạn văn (SGK, tr. 117-118) và trả lời các câu hỏi. Câu hỏi: Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào? Gợi ý: - Thông qua cách tác giả liên tưởng: ngày mai sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre nứa mãi là biếu tượng cho các giá trị văn hoá và lịch sử trong đời sống của con ...
SOẠN BÀI CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
1. Liên hệ hiện tại với tương lai
Đọc đoạn văn (SGK, tr. 117-118) và trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi: Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?
Gợi ý:
- Thông qua cách tác giả liên tưởng: ngày mai sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre nứa mãi là biếu tượng cho các giá trị văn hoá và lịch sử trong đời sống của con người Việt Nam. Tre là biểu tượng cao quí cho dân tộc, cho đất nước. Như vậy cách liên tưởng trên đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc và suy tư về giá trị tinh thần và ý nghĩa của cây tre trong cuộc sống hiện đại.
- Đoạn văn trên tác giả đã biếu cảm trực tiếp bằng cách gợi nhắc quan hệ cây tre với người và đặt mối quan hệ đó trong tương lai. Hay nói đúng hơn tác giả đã lập ý bằng cách liên tưởng hiện tại với tương lai.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
Đọc đoạn văn (SGK, tr. 118) và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi: Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào? Việc hồi thưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
Gợi ý:
Qua đoạn văn, chúng ta nhận thấy tác giả đã say mê con gà đất băng cách bày tỏ niềm say mê, thích thú khi chính bản thân vào mỗi buổi sáng mai được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất tiếng gáy.
- Việc hồi tưởng quá khứ đẹp đẽ đó đã gợi những cảm xúc say mê về con gà đất và cảm giác tiếc nuôi khi thứ đồ chơi tuổi thơ bị vỡ trên tay.
Như vậy, bằng biện pháp hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. đã làm cho người đọc cảm nhận được những tình cảm tinh tế của tác giả.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
Đọc các đoạn văn (SGK, tr. 119-129) và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
a- Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?
b- Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam của Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?
a- Với văn bản thứ nhất, tác giả đã dùng trí tưởng tượng của mình để bày tỏ lòng yêu mến cô giáo bằng việc gợi lên những kỉ niệm về sự quan tâm, lòng tốt, tính dịu hiền của cô. Bên cạnh đó, tác giả còn tưởng tượng ra tình huống nghe tiếng cô giáo cũ đồng thời hứa hẹn không bao giờ quên cô.
b- Việc liên tưởng từ Lũng Cú- cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau- cực Nam của Tổ quốc đã giúp tác giả thề hiện tình cảm yêu mến, tự hào về đất nước Việt Nam nối liền một dải.
4. Quan sát, suy ngẫm
Đọc đoạn vãn (SGK, tr. 120-121) và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi: Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào?
Gợi ý:
Trong đoạn văn, tác giả đã khắc họa hình ảnh người mẹ về khuôn mặt, nụ cười, đôi mắt, hàm răng, cuộc sống cực khổ của mẹ. Từ đó bày tỏ lòng thương yêu tha thiết của tác giả đối với người mẹ thân yêu của mình. Đế đạt được điều đó người viết đã lập ý bằng cách quan sát và suy ngẫm.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau:
a- Cảm xúc về vườn nhà.
b- Cảm xúc về con vật nuôi.
c- Cảm xúc về người thân.
d- Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
Gợi ý:
Với các đề trên, HS có thể lựa chọn một đề cho riêng mình. Tuy vậy, các em có thế tham khảo cách lập ý cho đề văn: Cảm xúc về con vật nuôi
1. Lập ý
- Thông qua việc miêu tả và kể lại những kỉ niệm đáng nhớ giữa em và con vật nuôi để từ đó bộc lộ tình cảm cho sâu sắc
- Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng của em đã có với vật nuôi trong quá khứ.
- Nêu lên sự gắn bó của bản thân với con vật trong niềm vui, nồi buồn, trong sinh hoạt, vui chơi.
- Nghĩ đến hiện tại và tương lai để bày tỏ tình cảm đối với con vật nuôi mà em yêu thích.
2. Lập dàn bài
- Trên cơ sở đã tìm ý, HS tiến hành lập dàn bài.
Mở bài:
Giới thiệu con vật nuôi vả tình cảm của em với con vật em yêu quí.
Thân bài:
- Giới thiệu nguồn gốc của vật nuôi.
- Miêu tả con vật nuôi với những nét đẹp tiêu biểu và đáng yêu.
- Trong quá khứ em có những kỉ niệm, ấn tượng gắn bó sâu sắc như thế nào với con vật?
- Hiện tại, em có sự gắn bó với con vật nuôi như thế nào?.
- Bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của em về con vật .
Kết bài:
Khẳng định lại cảm xúc chung về con vật em yêu.