Soạn bài bố cục trong văn bản
SOẠN BÀI BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cục của văn bản Câu hỏi 1: Em muốn viết một lá đơn để xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hãy cho biết: Những nội dung trong đơn ấy có cần được sắp xếp theo một trật tự không? Có thể tuỳ thích muốn ghi nội ...
SOẠN BÀI BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cục của văn bản Câu hỏi 1: Em muốn viết một lá đơn để xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hãy cho biết: Những nội dung trong đơn ấy có cần được sắp xếp theo một trật tự không? Có thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được hay không? Gợi ý: Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong ...
SOẠN BÀI BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
1. Bố cục của văn bản
Câu hỏi 1: Em muốn viết một lá đơn để xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hãy cho biết: Những nội dung trong đơn ấy có cần được sắp xếp theo một trật tự không? Có thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được hay không?
Gợi ý:
Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó. Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm...
- Tên đơn: Đơn xin ...
- Nơi gửi: Kính gửi:....
- Họ tên của người viết đơn.
- Lí do và nguyện vọng.
- Cam đoan, cảm ơn.
- Kí tên.
Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.
Câu hỏi 2: Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lý được gọi là bố cục. Em hãy cho biết: Vì sao khi xây dựng văn bản, cần quan tâm tới bố cục?
Gợi ý:
Văn bản là một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, ở trong đó, các phần, các đoạn được bố trí theo một hệ thống rành mạch và hợp lí. Bởi vậy, muốn mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp thì cần phải quan tâm tới bố cục.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
Đọc hai câu chuyện: Ếch ngồi đáy giếng và Lợn cưới áo mới ở SGK, tr. 29 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi:
a. Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa?
b. Cách kế chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào?
c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên như thế nào?
Gợi ý:
a. Hai câu chuyện trên so với văn bản gốc trong SGK Ngữ văn 6 có bố cục không rành mạch và khá lộn xộn.Vì vậy, khi đọc sẽ dẫn đến tình trạng người đọc khó tiếp nhận, khó theo dõi.
b. Cách kể chuyện như trên bất hợp lý ở chỗ:
Ở câu chuyện thứ nhất: Đoạn 1 kế về một con ếch có tính huênh hoang coi trời bằng vung. Đoạn 2 lại kể về con ếch bị con trâu giẫm bẹp và cuối cùng trâu trở thành bạn của nhà nông.
Ở câu chuyện thứ hai: Đoạn 1 nói về anh hay khoe của mà không khoe được với ai. Đoạn 2 nói về việc cuối cùng anh ta cũng khoe được
Như vậy, chúng ta có thế nhận thấy các câu trong các đoạn văn trên được bố trí rất lộn xộn, mỗi đoạn không thống nhất một ý, hoặc các ý không rõ ràng, không cụ thể, các đoạn lại không được sắp xếp chặt chẽ với nhau. Sự sắp xếp giữa các phần, các đoạn còn nhập nhằng.
Trong truyện cười, tiếng cười thường được vang lên mạnh mẽ, bất ngờ ở phần cuối và ý nghĩa phê phán cũng được toát ra từ đó. Tuy vậy, với cách kế như trên câu chuyện đã không còn tạo ra tiếng cười và ý nghĩa phê phán nữa.
c. Để hai câu chuyện trên có một bố cục hợp lí, ta sắp xếp như sau:
- Ẽch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sông lâu ngày trong giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày, nó cất tiếng kêu Ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Êch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng một chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tế.
Một năm nọ trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghêng ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị con trâu đi qua giẫm bẹp.
- Lợn cưới áo mới
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới liền đem ra mặc rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chẳng có ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe chạy đến hỏi to:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ vạt áo ra bảo:
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
3. Các phần của bố cục
Câu hỏi:
a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trong bài văn miêu tả và văn tự sự.
b. Có cần phân biệt rõ nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
c. Có bạn nói rằng mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần Thân bài còn phần Kết bài chẳng qua chỉ là sự lặp lại một lần nữa của Mở bài. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
d. Một bạn khác lại cho rằng nội dung chính của việc miêu tả tự sự (của đơn từ nữa) được dồn cả vào phần Thân bài nên Mở bài và Kết bài là những phần không cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến đó không?
Gợi ý:
a. Trong bài văn miêu tả và tự sự thì các phần Mở bài, Thân bài và Kết bài có các nhiệm vụ sau:
Mở bài: Kể lại diễn biến sự việc (tự sự), giới thiệu cảnh (miêu tả).
Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc (tự sự), tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhât định (miêu tả).
Kết bài: Kết cục của sự việc (tự sự), phát biểu cảm xúc về cảnh vật đó (miêu tả).
b. Nói về văn bản là chúng ta đề cập đến sự thống nhất và liên kết chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. Mở bài, Thân bài, Kết bài đã làm cho văn bản rành mạch và hợp lý, tuy nhiên chúng lại có nhiệm vụ khác nhau cho nên ta cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần trong văn bản.
c. Cách nói trên chưa chính xác vì:
Mở bài không đơn giản chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu đề tài của bài văn mà còn phải dẫn dắt người đọc một cách tự nhiên, hợp lí, gây ấn tượng và lôi cuốn họ tiếp tục tìm hiểu ở phần Thân bài.
Kết bài cũng không đơn thuần chỉ là lặp lại phần Mở bài mà khẳng định lại tình cảm, cảm xúc suy nghĩ của bản thân người viết. Tiếp tục gợi mở cho người đọc những hướng suy nghĩ và liên hệ mới.
d. Chúng ta thấy các văn bản thường được xây dựng theo bố cục ba phần, nhờ đó mà chúng trở nên rành mạch và hợp lí. Trong các tác phẩm văn chương, có một số ít không tuân theo bố cục ba phần. Dù vậy, các em hiện nay đang là học sinh THCS, nên điều cơ bản là vẫn phải luyện tập xây dựng văn bản tuân theo bố cục có ba phần rõ ràng (Mở bài, Thân bài, Kết bài đều là những phần rất quan trọng trong một văn bản) để tạo thành nền móng vững chắc sau này cho các em.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ răng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao. Ngược lại, nếu không biết sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không hiểu được, không tiếp nhận được.
Gợi ý:
Trong thực tế có rất nhiều VD, mỗi HS có thể lấy các VD khác nhau. Có thể tham khảo VD sau:
Khi miêu tả cánh đồng lúa, em cần sắp xếp các ý tuân theo một trình tự như sau:
+ Mặt trời lấp ló sau rặng tre.
+ Từng đàn cò trắng chao liệng trên bầu trời.
+ Cánh đồng dài như một tấm thảm khổng lồ.
+ Những nón trắng nhấp nhô.
+ Thân lúa mập mạp thẳng đứng.
+ Lá lúa đung đưa như triệu triệu bàn tay mềm mại vẫy gọi.
Nếu chúng ta đảo lộn vị trí trên, người đọc sẽ không hiểu và không tiếp nhận được.
Bài tập 2. Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy, theo em, đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không?
Gợi ý:
Bô cục của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bẽ là một bố cục khá hoàn chỉnh, hợp lí và rành mạch vì giữa các phần, các đoạn văn có sự thống nhất khá chặt chẽ. Chính điều đó đã giúp cho người đọc tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng.
Bố cục đó được thế’ hiện như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến nặng nề thế này”. Giới thiệu hai anh em Thành, Thuỷ và tình cảnh chia tay.
Đoạn 2: Tiếp đến “...hiếu thảo như vậy.” Hai anh em và cuộc chia tay với những con búp bê.
Đoạn 3: Tiếp đến “...vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Hai anh em và cuộc chia tay với bạn bè, cô giáo.
Đoạn 4: Đoạn còn lại. Cuộc chia tay đầy cảm động của hai anh em.
Trên đây không phải là bố cục duy nhất của văn bản, do đó có thể kể lại câu chuyện theo một bố cục khác miền là phải tuân theo bố cục rành mạch và hợp lí.
Bài tập 3: Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định viết bản báo cáo theo một bố cục ba phần (SGK, tr. 30, 31). Bố cục trên đó đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thế bổ sung thêm điều gì?
Gợi ý:
Quan sát bản báo cáo, ta thấy bô" cục chưa rành mạch và hợp lí, vì các mục (1) (2) (3) ở phần thân bài chưa trình bày kinh nghiệm mà mới chì dừng lại kế về việc học tôt. Và phần (4) lại không nói về kinh nghiệm học tập.
Để bố cục trở nên hợp lí và rành mạch cần bổ sung:
+ Sắp xếp các nội dung theo một trật tự nhất định. VD nêu kinh nghiệm học trên lớp rồi đến kinh nghiệm học ở nhà v.v...
+ Cần nêu lần lượt kinh nghiệm học tập: Quá trình rèn luyện, kết quả đạt được như thế nào? Mong muôn Hội nghị góp ý trao đổi v.v...