06/06/2017, 14:53

Soạn bài bài ca Côn Sơn

SOẠN BÀI BÀI CA CÔN SƠN CỦA NGUYỄN TRÃI (Côn Sơn ca- trích) Câu hỏi 1: Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích đế nhận dạng thế thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần. Gợi ý: Thể thơ lục bát là thể thơ quen ...

SOẠN BÀI BÀI CA CÔN SƠN CỦA NGUYỄN TRÃI (Côn Sơn ca- trích) Câu hỏi 1: Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích đế nhận dạng thế thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần. Gợi ý: Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc đã được học trong những bài ca dao. Ta có thế dễ dàng nhận diện: bài thơ có 8 câu gồm 4 cặp lục bát, câu lục có 6 chữ câu bát có 8 chữ. Các tiếng hiệp vần đều là thanh bằng, chữ ...

SOẠN BÀI BÀI CA CÔN SƠN CỦA NGUYỄN TRÃI

(Côn Sơn ca- trích)

Câu hỏi 1: Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích đế nhận dạng thế thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

Gợi ý:

Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc đã được học trong những bài ca dao. Ta có thế dễ dàng nhận diện: bài thơ có 8 câu gồm 4 cặp lục bát, câu lục có 6 chữ câu bát có 8 chữ. Các tiếng hiệp vần đều là thanh bằng, chữ cuối của câu lục vần với chữ 6 của câu bát (rầm - cầm, êm - nêm, râm - ngâm).

Câu hỏi 2: Em hãy đếm trong đoạn thơ có mây từ ta và trả lời các câu hỏi:

a. Nhân vật ta là ai?

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

Gợi ý:

a. Trong bài thơ từ ta xuất hiện 5 lần. Ta chính là tác giả Nguyền Trãi

b. Qua các chi tiết: nghe đàn cầm, ngồi chiếu em, lên ta nằm, ta ngâm thơ nhàn cho thấy tác giả đang sống trong nhừng giây phút thảnh thơi, thanh nhàn. Từ đó có thể hình dung Nguyễn Trãi chính là một thi sĩ đang thả hồn mình đế thưởng ngoạn cảnh trí Côn Sơn- một cảnh đẹp nên thơ, khoáng đạt.

c. Bài thơ có nhiều hình ảnh so sánh ví von: “tiếng suối” ví như “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phơi” so sánh với “chiếu êm”. Những hình ảnh trên thể hiện sự giao hoà tuyệt đối giữa con người với thiên nhiên, qua đó cho thây Nguyền Trãi là người có tâm hồn vô cùng tinh tế và nhạy cảm. Ổng luôn gần gũi, gắn bó và yêu thiên nhiên tha thiết.

Câu hỏi 3: Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn. 

Gợi ý:

Bằng vài nét phác họa, thi sĩ Nguyễn Trãi đã vẽ ra ngay trước mắt người đọc một bức tranh phong cảnh khoáng đạt, nên thơ và hữu tình. Bức tranh thơ mộng đó có tiếng suối ngân nga dìu dặt lòng người, có những phiến đá rêu mọc, khi ngồi lên như ngồi trên một chiếc chiếu êm, có rừng thông với một màu xanh vô tận. Chĩ qua vài nét gợi tả đã cho thấy đó là một bức tranh có sự gắn bó giao hoà tuyệt đốì của con người và thiên nhiên. Dưới ngòi bút tinh tế của tác giả, bức tranh Côn Sơn nên thơ, nên hoạ, nên nhạc đã đề lại trong lòng người đọc dấu ấn khó phai mờ.

Câu hỏi 4: Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

Gợi ý:

Đến với câu thơ cuôi, ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ nhàm dưới màu xanh mát của trúc bóng râm. Đó là một hình ảnh thư thái thanh thản, ông đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, con người như hoà vào thiên nhiên là một. Đế hình dung được tâm trạng của Nguyễn Trãi ở thời điểm này, chúng ta tìm đến lí do vì sao ông lại đến Côn Sơn? Chắc chắn không chỉ vì Côn Sơn có cảnh trí đẹp mà bởi lẽ tác giả về đây là để ở ẩn, để tránh xa chốn quan trường đầy rẫy những xu nịnh, bất công.v.v... Từ đó, chúng ta cũng nhận ra nhân cách thanh cao của tâm hồn thi sĩ. Ồng đã đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, tìm được cảm giác thư thái để sông trọn vẹn với hồn thơ tinh tế bao la cua mình. 

Câu hỏi 5: Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

Gợi ý:

Cùng với thể thơ truyền thống của dân tộc (có tác dụng giúp cho người đọc, người nghe dễ thuộc dễ nhớ), bài thơ với các điệp từ: ta được nhắc lại 5 lần, từ Côn Sơn được nhắc lại 2 lần và các cụm từ trong ghềnh, trong rừng, trong màu xanh liên tiếp được nhắc lại đã tạo cho bài thơ một giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái, uyển chuyển.

LUYỆN TẬP

Bài tập. Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giông và khác nhau?

Gợi ý:

Hai danh nhân văn hoá lớn của dân tộc ta sống cách nhau hơn 5 thế kỉ song tâm hồn lại có chung sự đồng điệu. Cùng với lòng yêu nước sâu sắc họ còn là những người có tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Hai tâm hồn đã gặp nhau ở cách cảm nhận tiếng nước suối chảy. Cách ví von trong hai bài thơ đều là sản phẩm của hai thi sĩ dễ rung động trước thiên nhiên tươi đẹp, đó là những con người có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, họ thưởng thức tiếng suối như một bản nhạc do trời đất ban tặng.

Tuy vậy, cách ví von tiếng suối của Hồ Chí Minh có phần sinh động hơn vì được so sánh với tiếng hát của con người. Còn cách ví von của Nguyễn Trãi lại mang sắc thái cổ điển hơn, được so sánh với tiếng đàn cầm.

0