Soạn bài ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
SOẠN BÀI CA DAO - DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH Câu hỏi 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy? Gợi ý: - Xác định nhân vật trữ tình (lời của ai) và đối tượng trữ tình (nói với ai) là điều rất cần thiết khi tìm hiểu các bài ca dao. Muốn làm ...
SOẠN BÀI CA DAO - DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH Câu hỏi 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy? Gợi ý: - Xác định nhân vật trữ tình (lời của ai) và đối tượng trữ tình (nói với ai) là điều rất cần thiết khi tìm hiểu các bài ca dao. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần căn cứ vào các tín hiệu ngôn ngữ kết hợp với nội dung thông tin trong bài đế xác định. Bài 1: Là lời ru cua mẹ dành cho con (mẹ nói với con). Bài 2: ...
SOẠN BÀI CA DAO - DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Câu hỏi 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
Gợi ý:
- Xác định nhân vật trữ tình (lời của ai) và đối tượng trữ tình (nói với ai) là điều rất cần thiết khi tìm hiểu các bài ca dao. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần căn cứ vào các tín hiệu ngôn ngữ kết hợp với nội dung thông tin trong bài đế xác định.
Bài 1: Là lời ru cua mẹ dành cho con (mẹ nói với con).
Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.
Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà)
Bài 4: Lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu.
Câu hỏi 2: Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngử, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.
Gợi ý:
- Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc.
- Bài ca dao đã đế lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc vì nó không chĩ là lời giáo huấn khô khan về trách nhiệm, bổn phận của con cái đối với cha, mẹ mà “công cha”, "nghĩa mẹ" đã trở nên sinh động, hấp dần và cụ thể trong tiềm thức của mỗi người. Có được kết quả đó là do trong bài ca dao có các từ ngữ, hình ảnh, âm điệu khá hay và đặc sắc. Điều đó thế hiện rõ:
Thứ nhất, về hình thức, bài ca dao đó thế hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mầu tử.
Thứ hai, tác giả dân gian đã dùng lối nói ví von: so sánh công cha với “núi Thái Sơn”, nghĩa mẹ với “nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn” và “nước trong nguồn” là những sự vật to lớn vĩnh hằng, mênh mông, vô tận của thiên nhiên, đất trời. Những hình ảnh ấy làm tăng sức gợi cảm. Từ đó, giúp người đọc có thê hình dung tình cảm cha mẹ dành cho con là vô bờ bến, không thế đo đếm được, như “nước trong nguồn” và “núi Thái Sơn”. Bên cạnh đó, các hình ảnh “biển”, “trời” còn mang tính biểu tượng về truyền thống của văn hoá phương Đông. Thể hiện sự ngưỡng vọng thành kính, độ sâu và nét tinh tế kín đáo.
Cuối cùng, hình ảnh đó được sử dụng để làm tăng tính âm điệu tha thiết nhắn nhủ của lời hát ru, làm tăng tính cụ thể về sự vất vả hi sinh của cha mẹ và thế hiện tình cảm biết ơn sâu sắc của con cái. Bài ca dao còn thể hiện ở “Cù lao chín chữ”, kết hợp với thể thơ lục bát ngọt ngào, sâu lắng, uyển chuyên đã tạo cho bài ca dao có được sức sống lâu bền trong lòng của người đọc.
Bài ca dao tương tự:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu hỏi 3: Bài 2 là tâm trạng người phụ nừ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.
Gợi ý:
Bài ca dao số 3 là tâm trạng, nỗi niềm cúa người con gái đi lấy chồng xa. Với lời lẽ giản dị, mộc mạc tác giả dân gian đã thề hiện nỗi buồn đau, xót xa, sâu lắng không biết chia sẻ cùng ai của cô gái. Thành công đó, một phần quan trọng là nhờ vào các hình ảnh, thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm cua nhân vật.
- Tâm trạng ấy gắn liền với thời gian buối chiều: “chiều chiều” gợi sự đoàn tụ, trở về của các sự vật. Còn với người con gái trong bài ca dao thì “chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.
- Tâm trạng đó còn được gắn với thời gian cụ thể: “ngõ sau” gợi lên một không gian vắng lặng, heo hút. Người con gái đứng ở ngõ sau gợi ta nghĩ đến canh ngộ và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến với bao nỗi niềm không có ai chia sẻ.
- Tâm trạng của người con gái mang nặng nỗi đau trong mình với bao tâm sự: nồi buồn đau, nồi nhớ ngập tràn. Điều đó được thề hiện rõ qua hành động “đứng ngõ sau”, “trông về quê mẹ”. Hành động đó là cả một nỗi nhớ về quê hương, nỗi buồn đau về thân phận.
Câu hỏi 4: Bài 3 diễn tả nồi nhớ và sự kính yêu đô»i với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thê nào? Cái hay của cách diễn tả đó.
Gợi ý:
Hình thức so sánh đã được sử dụng rất hiệu quả khi nói về nồi nhớ và sự kinh yêu đôi với ông bà của con cháu. Đây là kiểu so sánh khá quen thuộc trong ca dao.
- Cái hay của cách diễn tả dược thẻ hiện ở từ ngữ diễn đạt. Từ “ngó lên” thể hiện tình cảm trân trọng, thành kính kết hợp với âm điệu sâu lắng của thố thơ lục bát đã góp phần vào việc diễn tả tình cảm, tư tưởng trong bài ca dao.
- Các hình ánh so sánh: “nuộc lạt” gợi sự két nối bền chặt, khó tách rời “mái nhà”, gợi sự che chở, lớn lao, bền vừng. Đó là những sự vật vô cùng bình thường nhưng lại được dùng đế nói về công lao to lớn của ông bà trong việc gâv dựng gia đình và sự bền chặt của tình cảm huyết thống.
- Hình thức so sánh mức độ: “bao nhiêu... bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
Câu hỏi 5: Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?
Gợi ý:
- Tinh cảm anh em được thế’ hiện vô cùng cảm động trong bài ca dao số 5. Tinh cảm đó được diễn tả trong quan hệ anh em, khác với “người xa”. Hai anh em cùng cha mẹ sinh ra, cùng hưởng niềm vui, nỗi buồn trong một gia đình. Chữ “cùng”, chữ “một”, chữ “chung” đã thể hiện điều đó.
- Quan hệ anh em còn được so sánh bằng hình ảnh cụ thể: “như thể tay chân”, thế hiện sự bền chặt, keo sơn, thiêng liêng và ấm áp
- Bằng tình cảm thiêng liêng và cảm động trên, bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta: anh em phải đoàn kết, hòa thuận, là chỗ dựa cho nhau khi gặp khó khăn và chia sẻ với nhau niềm vui trong cuộc sống.
Câu hỏi 6: Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?
Gợi ý:
Bốn bài ca dao trên đều đế lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng người đọc. Ngoài nội dung tư tưởng sâu sắc, còn nhờ vào các biện pháp nghệ thuật:
- Sư dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, có giá trị biểu cảm cao.
- Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.
- Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về nhừng tình cảm đó?
Gợi ý:
Tình cảm trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình. Đó là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, chân thành và tha thiết của mỗi con người.
Bài tập 2. Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong SGK, em hãy tìm đọc và chép lại một sô bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Gợi ý: HS có thể tham khảo các bài ca dao sau:
- Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như dờn không dây.
- Anh em như thể tay chân
Như chim liền cánh, như cây liền cành.