Soạn bài Bài viết số 7 ( Văn nghị luận)
Soạn bài Bài viết số 7 ( Văn nghị luận) I. Đề bài Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị) truyền thống ấy được tiếp nối như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay? Đề 2: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung ...
Soạn bài Bài viết số 7 ( Văn nghị luận) I. Đề bài Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị) truyền thống ấy được tiếp nối như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay? Đề 2: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính. Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào? Đề 3: Hưởng ứng đợt thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp do Đoàn Thnah niên Cộng sản ...
I. Đề bài
Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị) truyền thống ấy được tiếp nối như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?
Đề 2: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.
Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?
Đề 3: Hưởng ứng đợt thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp do Đoàn Thnah niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn lớp 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.
Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo đó.
Đề 4: Học bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.
Hãy cho biết ý kiến của anh( chị).
II. Gợi ý làm bài
1. Những điểm cần lưu ý
+ Đây là bài làm văn nghị luận, vì vậy cần chú ý những đặc trưng của văn bản nghị luận trong quá trình làm bài.
+Xác định rõ đề bài thuộc kiểu văn nghị luận văn học hay nghị luận về một vấn đề đạo lí, xã hội.
+ Huy động vốn hiểu biết, mở rộng tìm tòi những tri liệu để lấy đó làm nguồn chất liệu xây dựng bài viết của mình.
+ Lựa chọn hình thức lập luận phù hợp với bài văn
+ Nên sử dụng kết hợp các hình thức lập luận để bài văn tăng thêm sức hấp dẫn, thuyết phục đối với người đọc.
+ Tổ chức bố cục rõ ràng, các luận điểm trong bài phải phục vụ chủ đề của bài viết.
+ Kiến thức đưa vào bài viết phải mang tính khách quan, khi bình luận thì có thể đưa những yếu tố chủ quan của người viết vào.
2. Hướng dẫn lập dàn bài
Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?
+ Mở bài: Giới thiệu về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.
+ Thân bài: Mở rộng bài nghị luận
• Khẳng định “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
• Giải thích cụm từ “Tôn sư trọng đạo”: Đó là biết ơn người thầy đã giáo dục mình và biết trọng đạo đức.
• Câu nói là lời nhắc nhở, khuyên răn con người sống phải biết nhớ ơn người thầy, phải tôn trọng những giá trị đạo đức trong xã hội.
• Liên hệ với thực tiễn cuộc sống hiện nay: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được gìn giữ, kế thừa và phát huy.
• Biểu hiện: Học sinh biết ơn, tri ân công lao của các thầy cô giáo; học tập, tu dưỡng đạo đức khi còn ngồi trên ghế nhà trường…
• Tuy nhiên,vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Cãi thầy, không tôn trọng thầy; xuất hiện nhiều hành vi vô đạo đức: Cướp giật, giết người,…
• Biện pháp: Rèn luyện bản thân
+ Kết bài: Một lần nữa khẳng định vai trò của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đối với mỗi con người, đặc biệt là trong xã hội ngày nay.
Đề 2: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.
Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?
+ Mở bài: Giới thiệu về những thói hư tật xấu tồn tại trong mỗi con người, có thể dẫn trực tiếp nhận định “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.
+ Thân bài: Tiến hành phân tích câu nói
• Khẳng định mặt tốt và mặt xấu luôn song hành tồn tại bên trong con người
• Đưa ra nhận định ở đề bài
• Giải thích nhận định ấy ( Giải nghĩa một số từ khóa của câu nói: người khách qua đường, người bạn sống chung, người chủ nhà khó tính)
• “Người khách qua đường”: là người ta vô tình gặp mặt, không hề quen biết trước đó.
• “Người bạn sống chung” Là khi thói xấu đã dần trở nên quen thuộc, thành một đặc trưng trong tính cách của con người.
• “Người chủ nhà khó tính” tính xấu đã phát triển đỉnh điểm, làm chủ và chi phối hành động và suy nghĩ của con người.
-> Câu nhận định nêu ra quá trình phát triển của những thói xấu nếu như con người không làm chủ được hành động của bản thân. Đồng thời cũng là một lời cảnh báo con người vê tác hại của những thói hư tật xấu đó.
• Liên hệ với thực tiễn và rút ra bài học
+ Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của câu nhận định.