05/02/2018, 11:19

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Những chiếc xe không kính cùng những người lính trẻ băng băng giữa chiến trường bom đạn không chút lo sợ, nao núng. Ở bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tình đồng chí, đồng đội trong thời kháng ...

Hướng dẫn soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Những chiếc xe không kính cùng những người lính trẻ băng băng giữa chiến trường bom đạn không chút lo sợ, nao núng. Ở bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tình đồng chí, đồng đội trong thời kháng chiến. Hình ảnh tình đồng chí, đồng đội thật giản dị, mộc mạc và đầy tình cảm biết bao. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau học tiếp một tác phẩm khác nói về những người lính bộ đội cụ Hồ - đó là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Đây là tác phẩm của Phạm Tiến Duật, bài thơ miêu tả những hình ảnh rất ngộ nghĩnh về những chiếc xe không kính đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn, ngoài ra tác giả cũng khắc họa được hình ảnh những người lính trẻ đầy nhiệt huyết, yêu đời và sẵn sàng hi sinh chiến đấu vì Tổ quốc. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như giá trị của bài học, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất. Câu 1: Trả lời:Nhan đề bài thơ khá độc đáo và hài hước: Những chiếc xe không kính. Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo bởi mặc dù trong bài thơ Phạm Tiến Duật muốn khắc họa hình ảnh những người lính nhưng bên cạnh đó ông cũng muốn nhấn mạnh “nhân vật” quan trọng khác đồng hành cũng những người lính, đó là những chiếc xe không kính. Quả thực, hình ảnh những chiếc xe không kính phải là những người có am hiểu, có gắn bó trong thời kì chiến tranh mới biết được điểm thú vị ấy. Câu 2: Trả lời: Phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ: - Tư thế dũng cảm, hiên ngang: vẫn ung dung ngồi vào buồng lái, điều khiển xe chạy băng băng giữa chiến trường đầy bom đạn mà không sợ hãi bất cứ điều gì. - Tinh thần kiên cường, bất chấp: Phải sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt: bụi bậm, thiếu giấc ngủ, … nhưng những người lính vẫn không hề kêu ca, phàn nàn. - Tình đồng đội thắm thiết, sâu đậm: Dù biết chiến tranh gian khổ như thế, nhưng những người lính vẫn luôn đùm bọc, vẫn nở nụ cười trên môi. - Ý chí chiến đấu kiên cường: ở thời điểm Phạm Tiến Duật viết bài thơ về tiểu đội này, họ vẫn là những người lính trẻ, họ đại diện cho thế hệ trẻ của Việt Nam đứng lên kháng chiến vì miền Nam, vì nền hòa bình cho dân tộc. Câu 3: Trả lời: Ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ rất tự nhiên, vui nhộn, bất chấp, ngang tàn:Không có kính ừ thì có bụi Không có kính, ừ thì ướt áo Không có kính, rồi xe không có đèn. Những sự vui nhộn, hóm hỉnh ấy qua đó cũng thể hiện được tinh thần lạc quan, yêu đời, bất chấp mọi gian khổ, khó khăn của những người lính bộ đội cụ Hồ. Trên đây là bài soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, qua bài thơ này thêm một lần nữa các em đã cảm nhận được sự khó khăn, khốc liệt của chiến tranh mà những người đi trước phải trải qua. Bên cạnh đó bài thơ cũng cho thấy một góc nhìn đầy lạc quan, yêu đời của những người lính trẻ. Hi vọng qua bài soạn các em đã nắm được nội dung cũng như những giá trị nghệ thuật của bài. Chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Đồng chí lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn


Những chiếc xe không kính cùng những người lính trẻ băng băng giữa chiến trường bom đạn không chút lo sợ, nao núng.

Ở bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tình đồng chí, đồng đội trong thời kháng chiến. Hình ảnh tình đồng chí, đồng đội thật giản dị, mộc mạc và đầy tình cảm biết bao. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau học tiếp một tác phẩm khác nói về những người lính bộ đội cụ Hồ - đó là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Đây là tác phẩm của Phạm Tiến Duật, bài thơ miêu tả những hình ảnh rất ngộ nghĩnh về những chiếc xe không kính đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn, ngoài ra tác giả cũng khắc họa được hình ảnh những người lính trẻ đầy nhiệt huyết, yêu đời và sẵn sàng hi sinh chiến đấu vì Tổ quốc. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như giá trị của bài học, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất.

Câu 1:
Trả lời:
  • Nhan đề bài thơ khá độc đáo và hài hước: Những chiếc xe không kính.
  • Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo bởi mặc dù trong bài thơ Phạm Tiến Duật muốn khắc họa hình ảnh những người lính nhưng bên cạnh đó ông cũng muốn nhấn mạnh “nhân vật” quan trọng khác đồng hành cũng những người lính, đó là những chiếc xe không kính. Quả thực, hình ảnh những chiếc xe không kính phải là những người có am hiểu, có gắn bó trong thời kì chiến tranh mới biết được điểm thú vị ấy.

Câu 2:
Trả lời:
Phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ:
- Tư thế dũng cảm, hiên ngang: vẫn ung dung ngồi vào buồng lái, điều khiển xe chạy băng băng giữa chiến trường đầy bom đạn mà không sợ hãi bất cứ điều gì.
- Tinh thần kiên cường, bất chấp: Phải sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt: bụi bậm, thiếu giấc ngủ, … nhưng những người lính vẫn không hề kêu ca, phàn nàn.
- Tình đồng đội thắm thiết, sâu đậm: Dù biết chiến tranh gian khổ như thế, nhưng những người lính vẫn luôn đùm bọc, vẫn nở nụ cười trên môi.
- Ý chí chiến đấu kiên cường: ở thời điểm Phạm Tiến Duật viết bài thơ về tiểu đội này, họ vẫn là những người lính trẻ, họ đại diện cho thế hệ trẻ của Việt Nam đứng lên kháng chiến vì miền Nam, vì nền hòa bình cho dân tộc.

Câu 3:
Trả lời:
Ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ rất tự nhiên, vui nhộn, bất chấp, ngang tàn:
  • Không có kính ừ thì có bụi
  • Không có kính, ừ thì ướt áo
  • Không có kính, rồi xe không có đèn.
Những sự vui nhộn, hóm hỉnh ấy qua đó cũng thể hiện được tinh thần lạc quan, yêu đời, bất chấp mọi gian khổ, khó khăn của những người lính bộ đội cụ Hồ.

Trên đây là bài soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, qua bài thơ này thêm một lần nữa các em đã cảm nhận được sự khó khăn, khốc liệt của chiến tranh mà những người đi trước phải trải qua. Bên cạnh đó bài thơ cũng cho thấy một góc nhìn đầy lạc quan, yêu đời của những người lính trẻ. Hi vọng qua bài soạn các em đã nắm được nội dung cũng như những giá trị nghệ thuật của bài. Chúc các em học tốt.

Xem thêm:
0