05/02/2018, 11:19

Soạn bài Tổng kết từ vựng lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tổng kết từ vựng trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Như vậy đến thời điểm này, các em đã học được một nửa chặng đường môn Ngữ Văn 9 ở học kì 1, và hôm nay chúng ta sẽ đến với bài học Tổng kết từ vựng. Trong bài học này, Vforum sẽ giúp các em thống kê lại toàn bộ các loại từ mà ...

Hướng dẫn soạn bài Tổng kết từ vựng trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn Như vậy đến thời điểm này, các em đã học được một nửa chặng đường môn Ngữ Văn 9 ở học kì 1, và hôm nay chúng ta sẽ đến với bài học Tổng kết từ vựng. Trong bài học này, Vforum sẽ giúp các em thống kê lại toàn bộ các loại từ mà các em đã từ học: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, … Bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn cho các em soạn bài Tổng kết từ vựng trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất. Từ đơn và từ phức Câu 1: Trả lời:Từ đơn: gồm 1 tiếng. (Nhà, xe, gió, mưa, nắng, …) Từ phức: gồm 2 tiếng trở lên. (nhà xe, trường học, …) Phân loại từ phức: - Từ ghép: các tiếng có quan hệ nhau về nghĩa. (xe máy, con trâu, …) - Từ láy: có sự láy lại âm thanh của nhau về âm đầu, vần hoặc toàn bộ tiếng. (xót xa, nhỏ nhen, xinh xắn, …) Câu 2: Trả lời: Từ láy Lấp lánh, nho nhỏ, gật gù, lạnh lung, xa xôi. Từ ghép Ngặt ngèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cồ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. Lưu ý khi làm bài tập này các em cần tránh nhầm lẫn các từ ghép trên với từ láy. Vì mỗi tiếng các từ trên đều có nghĩa. Câu 3: Trả lời:Từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, nhấp nhô. Từ láy giảm nghĩa: đèm đẹp, nho nhỏ, trắng trắng, xôm xốp. Thành ngữ Câu 1: Trả lời: Thành ngữ là tập hợp từ cố định, quen dùng biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Câu 2: Trả lời: Tổ hợp là tục ngữ:Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: sống ở môi trường xấu thì sẽ dễ bị tiếp thu những cái xấu, thói hư. Còn khi ở môi trường tốt, sẽ tiếp thu đuwjc những cái đẹp, cái hay, tốt đẹp. => Tính cách con người một phần ảnh hưởng từ môi trường sống. Chó treo mèo đậy: Đây là tục ngữ nói về cách chống không cho bọn chó mèo ăn vụng. Với chó thì treo lên vì nó không biết trèo như mèo, còn mèo thì đậy lại vì mèo không mạnh như chó nên không thể cậy ra được. Tổ hợp là thành ngữ:Đánh trống bỏ dùi: chê bai những người làm việc không nghiêm túc, hay bỏ giữa chừng, trốn tránh trách nhiệm. Được voi đòi tiên: chê bai những người tham lam, có cái này lại muốn có thêm cái kia. Nước mắt cá sấu: ám chỉ những người xấu xa lấy nước mắt để lấy lòng, lừa gạt người khác. Câu 3: Trả lời: Thành ngữ có yếu tố chỉ động vậtẾch ngồi đấy giếng: chê bai những người tự cao, tự đại, coi trời bằng vung. Cá chậu chim lồng: nói đến một cuộc sống tù túng, mất tự do. Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vậtCây cao bóng cả: nói đến những người có uy quyền, có thể che chở, bảo vệ người khác. Dây cà ra dây muống: nói đến cách nói, kể về một vấn đề gì đó mà dắt dây, từ chuyện này sang chuyện khác. Câu 4: Trả lời: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non (Hồ Xuân Hương) Một duyên hai nợ âu đành chịu Năm nắng mười mưa dám quản công (Tú Xương) Nghĩa của từ Câu 1: Trả lời: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị. Câu 2: Trả lời: Đáp án a: Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà. => Nghĩa của từ mẹ: người phụ nữ đã có con, nói trong cách xưng hô mẹ con. Câu 3: Trả lời: Cách b giải thích đúng vì câu a là cụm danh từ, trong khi điều kiện là giải thích cho tính từ “độ lượng”. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Câu 1: Trả lời: Một từ có thể có nhiều nghĩa, do hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Từ nhiều nghĩa gồm có:Nghĩa gốc: cơ sở để tạo ra các nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển: hình thành dựa trên nghĩa gốc. Câu 2: Trả lời: Trong câu thơ trích trong Truyện Kiều trên thì từ hoa trong “thềm hoa, lệ hoa” là từ dùng theo nghĩa chuyển. Từ đồng âm Câu 1: Trả lời: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm tiết nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan nhau. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và từ đồng âm:Từ nhiều nghĩa: có nghĩa gốc, nghĩa chuyển và tùy vào từng ngữ cảnh sử dụng sao cho phù hợp, dựa theo cơ chế chuyển nghĩa của từ. Từ đồng âm: giống nhau về âm tiết, khác nhau về nghĩa nên hiện tượng không xảy ra trong cùng 1 từ. Câu 2: Trả lời a. Hiện tượng từ nhiều nghĩaTừ nhiều nghĩa: chiếc lá xa cành, lá không còn màu xanh. Nghĩa chuyển: lá phổi của thành phố. b. Hiện tượng từ đồng âm:Từ đường trong bài thơ của Phạm Tiến Duật là con đường, đường đi. Từ đường ở câu Ngọt như đường là đường dùng để ăn, có vị ngọt. Từ đồng nghĩa Câu 1: Trả lời: Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa tương tự nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau). Câu 2: Trả lời: Câu d đúng vì trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau, còn đa số không thay thế được vì chúng không giống nhau về nghĩa. Câu 3: Trả lời: Việc thay từ xuân trong câu trên dựa theo phương pháp hoán dụ, dùng tên gọi mùa xuân để thay thế tên gọi một năm. Từ trái nghĩa Câu 1: Trả lời: Từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau về nghĩa. Câu 2: Trả lời:Xấu – đẹp Xa – gần Voi – chuột Rộng – hẹp Câu 3: Trả lời Cặp từ trái nghĩa cùng nhóm già – trẻ:Yêu – ghét Cao – thấp Nông – sâu Giàu – nghèo Cặp từ trái nghĩa cùng nhóm sống – chết:Chiến tranh – hòa bình Đực – cái Cấp độ khái quát nghĩa của từ Trường từ vựng Câu 1: Trả lời: Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét nghĩa chung. Câu 2: Trả lời: Các từ cùng trường tự vựng trong đoạn văn trên:Yêu nước, thương nòi: lòng yêu Tổ Quốc. Máu, chém giết: sự chết chóc, chiến tranh. => Sự độc đáo trong cách dùng từ của Hồ Chí Minh thể hiện được rõ hơn về cảm xúc, tình cảm, bên cạnh đó nó cũng tăng tính biểu cảm của câu văn. Trên đây là bài soạn Tổng kết từ vựng, qua bài học này các em đã được ôn lại toàn bộ hệ thống từ vựng cơ bản trong chương trình Ngữ Văn. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tổng kết từ vựng trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

Như vậy đến thời điểm này, các em đã học được một nửa chặng đường môn Ngữ Văn 9 ở học kì 1, và hôm nay chúng ta sẽ đến với bài học Tổng kết từ vựng. Trong bài học này, Vforum sẽ giúp các em thống kê lại toàn bộ các loại từ mà các em đã từ học: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, … Bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn cho các em soạn bài Tổng kết từ vựng trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất.
Từ đơn và từ phức
Câu 1:
Trả lời:
  • Từ đơn: gồm 1 tiếng. (Nhà, xe, gió, mưa, nắng, …)
  • Từ phức: gồm 2 tiếng trở lên. (nhà xe, trường học, …)
  • Phân loại từ phức:
- Từ ghép: các tiếng có quan hệ nhau về nghĩa. (xe máy, con trâu, …)
- Từ láy: có sự láy lại âm thanh của nhau về âm đầu, vần hoặc toàn bộ tiếng. (xót xa, nhỏ nhen, xinh xắn, …)

Câu 2:
Trả lời:
Từ láy Lấp lánh, nho nhỏ, gật gù, lạnh lung, xa xôi.
Từ ghép
Ngặt ngèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cồ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
Lưu ý khi làm bài tập này các em cần tránh nhầm lẫn các từ ghép trên với từ láy. Vì mỗi tiếng các từ trên đều có nghĩa.

Câu 3:
Trả lời:
  • Từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, nhấp nhô.
  • Từ láy giảm nghĩa: đèm đẹp, nho nhỏ, trắng trắng, xôm xốp.

Thành ngữ
Câu 1:
Trả lời:
Thành ngữ là tập hợp từ cố định, quen dùng biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Câu 2:
Trả lời:
Tổ hợp là tục ngữ:
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: sống ở môi trường xấu thì sẽ dễ bị tiếp thu những cái xấu, thói hư. Còn khi ở môi trường tốt, sẽ tiếp thu đuwjc những cái đẹp, cái hay, tốt đẹp. => Tính cách con người một phần ảnh hưởng từ môi trường sống.
  • Chó treo mèo đậy: Đây là tục ngữ nói về cách chống không cho bọn chó mèo ăn vụng. Với chó thì treo lên vì nó không biết trèo như mèo, còn mèo thì đậy lại vì mèo không mạnh như chó nên không thể cậy ra được.
Tổ hợp là thành ngữ:
  • Đánh trống bỏ dùi: chê bai những người làm việc không nghiêm túc, hay bỏ giữa chừng, trốn tránh trách nhiệm.
  • Được voi đòi tiên: chê bai những người tham lam, có cái này lại muốn có thêm cái kia.
  • Nước mắt cá sấu: ám chỉ những người xấu xa lấy nước mắt để lấy lòng, lừa gạt người khác.

Câu 3:
Trả lời:
Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật
  • Ếch ngồi đấy giếng: chê bai những người tự cao, tự đại, coi trời bằng vung.
  • Cá chậu chim lồng: nói đến một cuộc sống tù túng, mất tự do.
Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật
  • Cây cao bóng cả: nói đến những người có uy quyền, có thể che chở, bảo vệ người khác.
  • Dây cà ra dây muống: nói đến cách nói, kể về một vấn đề gì đó mà dắt dây, từ chuyện này sang chuyện khác.

Câu 4:
Trả lời:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
(Hồ Xuân Hương)

Một duyên hai nợ âu đành chịu
Năm nắng mười mưa dám quản công
(Tú Xương)

Nghĩa của từ
Câu 1:
Trả lời:
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

Câu 2:
Trả lời:
Đáp án a: Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà.
=> Nghĩa của từ mẹ: người phụ nữ đã có con, nói trong cách xưng hô mẹ con.

Câu 3:
Trả lời:
Cách b giải thích đúng vì câu a là cụm danh từ, trong khi điều kiện là giải thích cho tính từ “độ lượng”.

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1:
Trả lời:
Một từ có thể có nhiều nghĩa, do hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Từ nhiều nghĩa gồm có:
  • Nghĩa gốc: cơ sở để tạo ra các nghĩa chuyển.
  • Nghĩa chuyển: hình thành dựa trên nghĩa gốc.

Câu 2:
Trả lời:
Trong câu thơ trích trong Truyện Kiều trên thì từ hoa trong “thềm hoa, lệ hoa” là từ dùng theo nghĩa chuyển.

Từ đồng âm
Câu 1:
Trả lời:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm tiết nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan nhau.
Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và từ đồng âm:
  • Từ nhiều nghĩa: có nghĩa gốc, nghĩa chuyển và tùy vào từng ngữ cảnh sử dụng sao cho phù hợp, dựa theo cơ chế chuyển nghĩa của từ.
  • Từ đồng âm: giống nhau về âm tiết, khác nhau về nghĩa nên hiện tượng không xảy ra trong cùng 1 từ.

Câu 2:
Trả lời
a. Hiện tượng từ nhiều nghĩa
  • Từ nhiều nghĩa: chiếc lá xa cành, lá không còn màu xanh.
  • Nghĩa chuyển: lá phổi của thành phố.
b. Hiện tượng từ đồng âm:
  • Từ đường trong bài thơ của Phạm Tiến Duật là con đường, đường đi.
  • Từ đường ở câu Ngọt như đường là đường dùng để ăn, có vị ngọt.

Từ đồng nghĩa
Câu 1:
Trả lời:
Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa tương tự nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau).

Câu 2:
Trả lời:
Câu d đúng vì trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau, còn đa số không thay thế được vì chúng không giống nhau về nghĩa.

Câu 3:
Trả lời:
Việc thay từ xuân trong câu trên dựa theo phương pháp hoán dụ, dùng tên gọi mùa xuân để thay thế tên gọi một năm.

Từ trái nghĩa
Câu 1:
Trả lời:
Từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau về nghĩa.

Câu 2:
Trả lời:
  • Xấu – đẹp
  • Xa – gần
  • Voi – chuột
  • Rộng – hẹp

Câu 3:
Trả lời
Cặp từ trái nghĩa cùng nhóm già – trẻ:
  • Yêu – ghét
  • Cao – thấp
  • Nông – sâu
  • Giàu – nghèo
Cặp từ trái nghĩa cùng nhóm sống – chết:
  • Chiến tranh – hòa bình
  • Đực – cái

Cấp độ khái quát nghĩa của từ

Trường từ vựng
Câu 1:
Trả lời:
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Câu 2:
Trả lời:
Các từ cùng trường tự vựng trong đoạn văn trên:
  • Yêu nước, thương nòi: lòng yêu Tổ Quốc.
  • Máu, chém giết: sự chết chóc, chiến tranh.
=> Sự độc đáo trong cách dùng từ của Hồ Chí Minh thể hiện được rõ hơn về cảm xúc, tình cảm, bên cạnh đó nó cũng tăng tính biểu cảm của câu văn.

Trên đây là bài soạn Tổng kết từ vựng, qua bài học này các em đã được ôn lại toàn bộ hệ thống từ vựng cơ bản trong chương trình Ngữ Văn. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm:
0