Soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) phần 3 lớp 9 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) tiết 3 trong chương trình Ngữ văn 9 Như vậy sau hai tiết bài giảng tổng kết từ vựng phần trước, các em đã phần nào củng cố lại được hệ thống từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập lại ...
Hướng dẫn soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) tiết 3 trong chương trình Ngữ văn 9 Như vậy sau hai tiết bài giảng tổng kết từ vựng phần trước, các em đã phần nào củng cố lại được hệ thống từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập lại những phần còn lại: từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ từ vựng, … Bài viết dưới dây, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tổng kết từ vựng (Tiếp theo) tiết 3 trong chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn nhất. Kiến thức trọng tâm Từ tượng hình và từ tượng thanh Câu 2: Trả lời: Tên một số loại vật là từ tượng thanh: con chim cuốc, chích chòe, tu hú, bìm bịp, … Câu 3: Trả lời:Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, lồ lộ, loáng thoáng. Giá trị sử dụng của các từ trên: làm nổi bật được hình ảnh đám mây vô cùng sinh động, chân thực. Nó miêu tả từ màu sắc cho đến hình dáng giúp người đọc liên tưởng, hình dung ra được đám mây ấy như thế nào. Một số phép tu từ từ vựng Câu 1: Các em tự hệ thống lại các khái niệm của một số phép tu từ từ vựng trong phần Ghi nhớ SGK: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, … Câu 2: Trả lời: a. Ẩn dụ: Dùng hoa, cánh để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Cây, lá để nói đến gia đình Kiều. => Thể hiện tình cảm của Kiều đối với gia đình, nàng phải hi sinh thân mình để chuộc cha. b. So sánh: Lấy tiếng hạc, tiếng suối, tiếng mưa, tiếng gió để so sánh với tiếng đàn của Kiều. => tiếng đàn của Kiều tuyệt diệu, nhiều cung bậc cảm xúc. c. Nói quá: Vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa ghen, liễu hờn, nghiêng nước nghiêng thành. => Vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân của Kiều, ngay cả thiên nhiên cũng phải hờn ghen. d. Nói quá: Hai nơi giữa Kiều bị giam lỏng và nơi Thúc Sinh đọc sách rất gần nhau nhưng lại được miêu tả cách xa hàng vạn dặm. => Nói đến sự xa cách giữa Kiều và Thúc Sinh không chỉ về mặt vị trí địa lý mà còn cả lòng người. e. Chơi chữ: Do chữ tài và tai có âm tương đồng nhưng nghĩa khác nhau. Tài là tài năng, còn tai là tai họa, tai ương. => Nói đến Kiều là một người có tài năng nhưng số phận sẽ chịu nhiều khổ cực, lênh đênh, đầy chông gai. Câu 3: Trả lời: a. Phép điệp: 5 từ còn trong câu thơ. => tác giả muốn nhấn mạnh đến sự say sưa của anh chàng đối với rượu và cả cô nàng bán rượu. b. Nói quá: Gươm có thể mài mòn đá núi, uống cạn được nước sông. => Diễn tả sức mạnh vô biên của nghĩa quân Lam Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo, cảm nhận được khí thế hừng hực của đội quân. c. So sánh: so sánh tiếng suối trong veo như tiếng hát. => Tiếng suối êm diu nghe như tiếng hát, tạo được cảm xúc cho con người. d. Nhân hóa: Vầng trăng có tình cảm và hành động như một con người. => Làm nổi bật được hình ảnh vầng trăng, qua đó thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng. Trên đây là bài soạn Tổng kết từ vựng (tiếp theo) tiết 3 trong chương trình Ngữ văn 9, qua bài học này các em đã được ôn lại một số biện pháp tu từ rất phổ biến trong tiếng Việt. Hi vọng các bài tập trên đã giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản nhất về loại từ. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau. Xem thêm: Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá lớp 9 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) tiết 3 trong chương trình Ngữ văn 9Như vậy sau hai tiết bài giảng tổng kết từ vựng phần trước, các em đã phần nào củng cố lại được hệ thống từ vựng trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập lại những phần còn lại: từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ từ vựng, … Bài viết dưới dây, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tổng kết từ vựng (Tiếp theo) tiết 3 trong chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn nhất.
Kiến thức trọng tâm
Từ tượng hình và từ tượng thanh
Câu 2:
Trả lời:
Tên một số loại vật là từ tượng thanh: con chim cuốc, chích chòe, tu hú, bìm bịp, …
Câu 3:
Trả lời:
- Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, lồ lộ, loáng thoáng.
- Giá trị sử dụng của các từ trên: làm nổi bật được hình ảnh đám mây vô cùng sinh động, chân thực. Nó miêu tả từ màu sắc cho đến hình dáng giúp người đọc liên tưởng, hình dung ra được đám mây ấy như thế nào.
Một số phép tu từ từ vựng
Câu 1:
Các em tự hệ thống lại các khái niệm của một số phép tu từ từ vựng trong phần Ghi nhớ SGK: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, …
Câu 2:
Trả lời:
a. Ẩn dụ:
Dùng hoa, cánh để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Cây, lá để nói đến gia đình Kiều.
=> Thể hiện tình cảm của Kiều đối với gia đình, nàng phải hi sinh thân mình để chuộc cha.
b. So sánh:
Lấy tiếng hạc, tiếng suối, tiếng mưa, tiếng gió để so sánh với tiếng đàn của Kiều.
=> tiếng đàn của Kiều tuyệt diệu, nhiều cung bậc cảm xúc.
c. Nói quá: Vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa ghen, liễu hờn, nghiêng nước nghiêng thành.
=> Vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân của Kiều, ngay cả thiên nhiên cũng phải hờn ghen.
d. Nói quá: Hai nơi giữa Kiều bị giam lỏng và nơi Thúc Sinh đọc sách rất gần nhau nhưng lại được miêu tả cách xa hàng vạn dặm.
=> Nói đến sự xa cách giữa Kiều và Thúc Sinh không chỉ về mặt vị trí địa lý mà còn cả lòng người.
e. Chơi chữ: Do chữ tài và tai có âm tương đồng nhưng nghĩa khác nhau. Tài là tài năng, còn tai là tai họa, tai ương.
=> Nói đến Kiều là một người có tài năng nhưng số phận sẽ chịu nhiều khổ cực, lênh đênh, đầy chông gai.
Câu 3:
Trả lời:
a. Phép điệp: 5 từ còn trong câu thơ.
=> tác giả muốn nhấn mạnh đến sự say sưa của anh chàng đối với rượu và cả cô nàng bán rượu.
b. Nói quá: Gươm có thể mài mòn đá núi, uống cạn được nước sông.
=> Diễn tả sức mạnh vô biên của nghĩa quân Lam Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo, cảm nhận được khí thế hừng hực của đội quân.
c. So sánh: so sánh tiếng suối trong veo như tiếng hát.
=> Tiếng suối êm diu nghe như tiếng hát, tạo được cảm xúc cho con người.
d. Nhân hóa: Vầng trăng có tình cảm và hành động như một con người.
=> Làm nổi bật được hình ảnh vầng trăng, qua đó thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng.
Trên đây là bài soạn Tổng kết từ vựng (tiếp theo) tiết 3 trong chương trình Ngữ văn 9, qua bài học này các em đã được ôn lại một số biện pháp tu từ rất phổ biến trong tiếng Việt. Hi vọng các bài tập trên đã giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản nhất về loại từ. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.
Xem thêm: