05/02/2018, 11:18

Soạn bài Đồng chí lớp 9 - Chính Hữu

Bài “ Đồng chí” là một trong những bài học quan trọng trong chương trình học lớp 9. Đây cũng là những ý tưởng cho các đề thi cuối cấp hằng năm. Sau đây, chúng tôi xinh chia sẽ soạn bài “ Đồng chí” để bạn có những kiến thức thiết thực về bài học hơn. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ( Chính Hữu) - Ông ...

Bài “ Đồng chí” là một trong những bài học quan trọng trong chương trình học lớp 9. Đây cũng là những ý tưởng cho các đề thi cuối cấp hằng năm. Sau đây, chúng tôi xinh chia sẽ soạn bài “ Đồng chí” để bạn có những kiến thức thiết thực về bài học hơn. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ( Chính Hữu) - Ông là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. - Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm 2000). - Ông sinh ngày15 tháng 12 năm 1926 và mất ngày 27 tháng 11 năm 2007 - Quê tại là huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh - Các tác phẩm tiêu biểu của ông:Ngày về Đồng chí 2. Tác phẩm - Bài thơ được sáng tác năm 1948, được in trong tập Đầu súng treo trăng - Thể thơ: tự do - Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự miêu tả - Bố cục: 2 phần + Phần 1: 7 câu thơ đầu: cơ sở tình đồng chí + Phần 2: phần còn lại: những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí II. Tìm hiểu chi tiết 1. Cơ sở tình đồng chí - “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” : cùng cảnh ngộ là xuất thân nghèo khó - “Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”: họ cùng lí tưởng, cùng mục đích chiến đấu - “Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”: họ cùng chung nhiệm vụ, ý chí và lí tưởng - “Đồng chí!”: một câu đơn biệt => Cùng giai cấp, cùng cảnh ngộ và mục đích chiến đấu. tình đồng chí phất triển cho tình bạn, tình người. 2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí - “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”: tự nguyện, quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn - “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”: nổi nhớ da diết - “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày”: hiện thực dời lính muôn vàn khó khăn gian khổ - “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”: câu thơ giản dị, thể hiện cảm xúc kiềm nén - “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.”: hình ảnh chân thực => Sức mạnh tình đồng chí, đồng đội giúp họ vượt lên khó khăn gian khổ III. Tổng kết - Nghệ thuật: hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, chân thực, cô dọng, giàu ý nghĩa biểu tượng. - Nội dung: bài thơ thể hiện tình cảm đẹp của tình đồng chí của các chiến sĩ cụ Hồ. Xem thêm: Soạn bài Dọn về làng lớp 12 - Nông Quốc Chấn



Bài “ Đồng chí” là một trong những bài học quan trọng trong chương trình học lớp 9. Đây cũng là những ý tưởng cho các đề thi cuối cấp hằng năm. Sau đây, chúng tôi xinh chia sẽ soạn bài “ Đồng chí” để bạn có những kiến thức thiết thực về bài học hơn.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả ( Chính Hữu)
- Ông là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
- Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm 2000).
- Ông sinh ngày15 tháng 12 năm 1926 và mất ngày 27 tháng 11 năm 2007
- Quê tại là huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh
- Các tác phẩm tiêu biểu của ông:
  • Ngày về
  • Đồng chí

2. Tác phẩm
- Bài thơ được sáng tác năm 1948, được in trong tập Đầu súng treo trăng
- Thể thơ: tự do
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự miêu tả
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: 7 câu thơ đầu: cơ sở tình đồng chí
+ Phần 2: phần còn lại: những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cơ sở tình đồng chí
- “Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” : cùng cảnh ngộ là xuất thân nghèo khó
- “Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”: họ cùng lí tưởng, cùng mục đích chiến đấu
- “Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”: họ cùng chung nhiệm vụ, ý chí và lí tưởng
- “Đồng chí!”: một câu đơn biệt
=> Cùng giai cấp, cùng cảnh ngộ và mục đích chiến đấu. tình đồng chí phất triển cho tình bạn, tình người.

2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”: tự nguyện, quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn
- “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”: nổi nhớ da diết
- “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”: hiện thực dời lính muôn vàn khó khăn gian khổ
- “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”: câu thơ giản dị, thể hiện cảm xúc kiềm nén
- “Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”: hình ảnh chân thực
=> Sức mạnh tình đồng chí, đồng đội giúp họ vượt lên khó khăn gian khổ

III. Tổng kết
- Nghệ thuật: hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, chân thực, cô dọng, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Nội dung: bài thơ thể hiện tình cảm đẹp của tình đồng chí của các chiến sĩ cụ Hồ.

Xem thêm:
0