24/05/2017, 14:10

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 10 I. Tác giả 1. Cuộc đời – Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam – Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền ...

Đề bài: Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 10 I. Tác giả 1. Cuộc đời – Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam – Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan -> ...

Đề bài: lớp 10
I.    Tác giả
1.    Cuộc đời

–    Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
–    Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan -> đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình
–    Ông sinh ra trong một thời đại có nhiều biến đổi suy tàn: Nhà Lê khi ấy suy tàn đổ nát, các cuộc nội chiến xảy ra liên miên -> tác động đến những tư tưởng và đề tài trong sáng tác của Nguyễn Du
–    Quê hương: tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh -> đây là một vùng đất giàu văn hóa nổi tiếng là địa linh nhân kiệt
–    Cuộc sống bản thân:
•    Khi còn nhỏ thì rất hạnh phúc sung sướng bên gia đình
•    Lớn lên khoảng chừng 10 tuổi thì cuộc sống long đong lận đận khi dần dần mất đi những người thân yêu bên cạnh
•    Sau lớn lên ông được cử đi sứ Trung Quốc, sau nhiều năm trở về ở với anh trai Nguyễn Khản đau ốm bệnh tật liên miên
•    Về sau ông làm quan cho nhà Nguyễn và mất vào canh Thìn năm 1820
->   Quan đây ta thấy Nguyễn Du sinh ra trong một thế cuộc suy tàn triều chính nên cuộc đời ông cũng thăng trầm không bằng phẳng. Ông là người từng trải và có kinh nghiệm sống dồi dào. Đây cũng là một điều kiện để làm giàu cho sáng tác của ông. Không những thế Nguyễn Du còn là một người có tấm lòng nhân hậu, hay suy tư

2.    Sự nghiệp văn chương

–    Các tác phẩm chính :
•    Thơ bằng chữ Hán có ba tập nổi tiếng là Thanh Hiên thi tập, nam trung tạp ngâm, bắc hành tạp lục
•    Thơ bằng chữ Nôm phải kể đến Truyện Kiều và văn chiêu hồn
•    Ngoài ra ông còn nhiều bài thơ khác như độc tiểu thanh ký…
–    Nội dung các tác phẩm của Nguyễn Du
•    Ca ngợi đồng cảm với những con người có số phận không may mắn
•    Phê phán tố cáo xã hội xưa
•    Cảm thông với những thân phận bất hạnh
–    Nghệ thuật
•    Thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện
•    Thơ chữ Nôm sử dụng tài tình hai thể thơ lục bát và song thất lục bát
•    Nhà thơ góp phần làm giàu tiếng việt qua việc Việt hóa những từ ngữ nước ngoài

soan bai truyen kieu cua nguyen du

II.    Tác phẩm
1.    Nguồn gốc của Truyện Kiều

–    Truyện thơ được Nguyễn Du dựa theo cốt truyện của nhà văn Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc. Đó là tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện
–    Tuy nhiên nhà thơ vẫn có sự sáng tạo của mình chỉ là mượn cốt truyện mà thôi
–    Nhà thơ đã biến đổi từ thể loại văn xuôi trữ tình thành một truyện bằng thơ lục bát
–    Biến một câu chuyện tình đau khổ thành một vấn đề lớn trong xã hội về quyền con người, về hạnh phúc con người
–    Bỏ qua những chi tiết tàn bạo, mưu mô tầm thường ở trong truyện để làm nên nhân vật đẹp hơn
–    Ví dụ như Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện là một người không đỗ đạt đi lang thang buôn bán có tiền vào lầu xanh, khi Hồ Tôn hiến kêu chết thì đã nhảy xuống sông tự tử. Còn Từ Hải trong truyện Kiều là một người anh hùng với chí khí khác thường. Kiều trong Kim Vân Kiều truyện lúc trả thù cũng tàn ác không kém gì những người hại mình còn Kiều trong Truyện Kiều lại có một cách trả thù vô cùng nhân đạo

2.    Bố cục : 3 phần

–    Phần 1: gặp gỡ và đính ước
–    Phần 2: gia biến và lưu lạc
–    Phần 3: đoàn tụ

3.    Giá trị tư tưởng và nghệ thuật


a.    Giá trị tư tưởng
–    Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và công lý
•    Tình yêu của Kim và Kiều là tình yêu vượt qua mọi rào cản của phong kiến, nàng Kiều một mình xăm xăm băng vườn khuya đến nhà Kim Trọng và đình ước thề nguyền
•    Nhân vật Từ Hải được xây dựng với khát vọng làm chủ cuộc đời trả ân báo oán
–    Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người
•    Khóc cho số phận người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh
•    Khóc cho tình cha con bị chia lìa
•    Khóc cho tình yêu bị tan vỡ
•    Khóc cho số phận con người bị chà đạp
–    Truyện kiều là bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội phong kiến lạc hậu suy tàn
•    Quan tổng đống bất tài lại còn dâm ô
•    Quan tham nhận tiền hối lộ đẩy người vô tội vào ngục tù
•    Thế lực đồng tiền tha hóa con người
–    Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời
•    Nguyễn Du như đồng cảm thấu hiểu cho những số phận bất hạnh như nàng Kiều
b.    Giá trị nghệ thuật
–    Nghệ thuật xây dựng nhân vật
–    Nghệ thuật kể chuyện bằng thơ
–    Nghệ thuật sử dụng phong phú linh hoạt: từ hán việt, lời ăn tiếng nói của nhân dân

III.    Tổng kết

–    Đây là một kiệt tác của nhân loại, nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau đủ thấy được sự hấp dẫn và tính nhân văn của Truyện Kiều. Thiên tài Nguyễn Du đã để lại một tác phẩm mang đầy giá trị cao đẹp cùng sự phê phán tố cáo xã hội vô cùng đanh thép

0