24/05/2017, 14:10

Soạn bài tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

Đề bài: Soạn bài tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan văn lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Công Hoan sinh năm 1903 tại Làng Xuân cầu- huyện Văn Giang – tỉnh Bắc Ninh – Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng nhưng sa sút – Các đề tài mà ông hướng ngòi bút của mình ...

Đề bài: Soạn bài tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan văn lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Công Hoan sinh năm 1903 tại Làng Xuân cầu- huyện Văn Giang – tỉnh Bắc Ninh – Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng nhưng sa sút – Các đề tài mà ông hướng ngòi bút của mình vào là những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Đối tượng phê phán là bọn nhà giàu tư sản – Ông được biết đến là một nhà văn trào phúng xuất sắc ...

Đề bài: văn lớp 11
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Nguyễn Công Hoan sinh năm 1903 tại Làng Xuân cầu- huyện Văn Giang – tỉnh Bắc Ninh
–    Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng nhưng sa sút
–    Các đề tài mà ông hướng ngòi bút của mình vào là những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Đối tượng phê phán là bọn nhà giàu tư sản
–    Ông được biết đến là một nhà văn trào phúng xuất sắc
–    Tác phẩm chính: lá ngọc càng vàng, cô giáo minh, bước đường cùng, kép tư bền…

2.    Tác phẩm
a.    Nội dung:

kể về chính sách cầm quyền mị dân của bọn thực dân phong kiến. Quan trên cho giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải lên sân vận động để xem đá bóng nhưng tất cả những người dân không ai muốn đi cả. Chính vì thế mà lý trưởng phải đe dọa và bắt bớ khắp nơi. Nhân dân người thì trốn, người thì lo lót. Và dù có đe dọa và bắt bớ thì số lượng người dân đi vẫn không đủ so với yêu cầu của quan.

b.    Bố cục: 6 phần

–    Phần 1: lệnh quan trên
–    Phần 2: van xin
–    Phần 3: nài nỉ
–    Phần 4: đút lót
–    Phần 5: lùng sục
–    Phần 6: lên đường

soan bai tinh than the duc nguyen cong hoan

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Lệnh quan trên

–    Nếu như bình thường những thông báo cho quan trên thường là những vấn đề liên quan về kinh tế, về phen phu thì đợt này lệnh quan trên có phần hơi đặc biệt. Đó là lệnh bắt người dân phải đi xem đá bóng mà trong đó ghi rõ cả số lượng người đi xem và họ phải làm những gì khi đi xem
–    Tác giả không dùng ngôn ngữ kể chuyện mà thay vào đó là ngôn ngữ văn bản của quan lệnh xuống -> sự mỉa mai chế giễu

2.    Van xin

–    Người van xin đó chính là anh Mịch, anh cũng là một người nông dân nghèo và biết bao nhiêu khoản nợ nần đang đặt trên vai anh. Chính vì thế mà anh muốn xin quan trên mà cụ thể ở đây là ông lí cho phép nghỉ để đi làm trả nợ cho ông Nghị
–    Tuy nhiên ông lý không mảy may động lòng

3.    Nài nỉ

–    Bác Phô gái thì nài nỉ xin cho chồng mình không phải đi vì ông ấy đang ôm nặng
–    Nhưng ông lý không cho mà nói rằng: “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”.

4.    Đút lót

–    Có người giàu hơn, thức thời hơn là bà cụ Phó Binh, cũng bởi vì có tiền mà bà xin ông lý miễn cho con bà không phải đi xem
–    Ông lý thấy tiền thì cũng nhã nhặn hơn với bà, chỉ trách tầm phào ai cũng như con bà thì tôi chết mất
->    Tần ấy hình thức để không phải đi xem đá bóng nhưng chỉ riêng có bà cụ Phó Binh là được chấp nhận. Điều đó cho thấy xã hội ấy đã bị đồng tiền làm cho mờ mắt. Nó là cán cân có thể thay đổi mọi thứ từ chuyện không phải đi cho đến thái đô của người khác với mình như thế nào

5.    Lùng sục:

–    Biết bao nhiêu người xin van, nài nỉ rồi đút lót không đi. Lý trưởng cũng như các quan phải đầu đầu tróc óc nghĩ ngợi. Việc bắt những người đi xem đá bóng còn khó hơn là bắt lính bắt phu
–    Thế là cuộc lùng sục diễn ra cả thôn xóm chìm trong những khung cảnh tan nát, bắt bớ la hét rồi chửi rủa
–    Thương tâm nhất là hoàn cảnh của gia đình thằng Cò. Dù ôm con trốn ra đống rơm rồi mà vẫn bị tóm đi. Cảnh tượng thương tâm là khi thằng con ôm chặt lấy chân bố mắt sợ hãi nhắm nghiền lại mà bố nó vẫn cứ bị lôi xệch ra ngoài

6.    Lên đường

–    Đến khi lên đường thì những người không may mắn không thể trốn thoát bị áp giải giống như tù binh vậy

III.    Tổng kết

–    Như vậy có thể thấy rằng ngay từ nhan đề đã thấy lạ. Tinh thần thể dục gì mà phải bắt ép người ta đi xem. Qua đây nhà văn muốn cười và tố cáo bộ mặt quan lại với chính sách mị dân. Không cho dân lo làm ăn mà lại bắt bớ người ta đi xem đá bóng một cách miễn cưỡng

0