18/06/2018, 16:55

Phụ chú thời Lê- Lý : Thế Gia (Bài 1)

Đặng Thanh Bình Khúc gia và Ngô gia Sách Cương mục chép: “Năm Bính Dần[906] Tháng giêng mùa xuân. Nhà Đường gia phong chức Đồng bình chương sự cho quan Tĩnh Hải quân tiết độ sứ là Khúc Thừa Dụ. Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu (…) Năm Đinh Mão[907] ...

ds4-2012-12-10-01-24.jpg

Đặng Thanh Bình

  1. Khúc gia và Ngô gia

Sách Cương mục chép: “Năm Bính Dần[906] Tháng giêng mùa xuân. Nhà Đường gia phong chức Đồng bình chương sự cho quan Tĩnh Hải quân tiết độ sứ là Khúc Thừa Dụ. Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu (…) Năm Đinh Mão[907] Khúc Thừa Dụ mất, con là Hạo giữ Giao Châu, tự xưng là Tiết độ sứ (…) Năm Đinh Sửu[917] Khúc Hạo mất, con là Thừa Mỹ lên thay”.

Việt sử tiêu án chép: “Dương Đình Nghệ, ngườiÁi Châu[Đông Sơn, Thanh Hoá]lúc trước làm tướng cho Khúc Hạo, đến khi Lý Khắc Chính bắt được Thừa Mỹ, lập cách báo thù cho họ Khúc (…) đánhđuổi tướng[Nam] Hán là Lý Khắc Chính (…) bèn giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lĩnh việc châu. Chưa được bao lâu, nha tướng củaĐình Nghệ là Kiều Công Tiễn lại giếtĐình Nghệ mà lên thay”.

Sách Toàn thư chép: “Mậu Tuất[938] Mùađông tháng 12, nha tướng củaĐình Nghệ là Ngô Quyền từÁi Châu cất quân đánh Công Tiễn”.

Sách Toàn thư chép: “Họ Ngô, tên huý là Quyền, người Đường Lâm, đời đời là nhà quý tộc. Cha là Mân làm chức châu mụcở bản châu (…) [Ngô Quyền] làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, đượcĐình Nghệ gả con gái và cho Quyền quản Ái Châu. Đếnđây giết Kiều Công Tiễn, tự lập làm vương, đóngđôở Loa Thành (…) Giáp Thìn[944] Vùa[Ngô Quyền] mất (…) [Dương] Tam Kha là anh của Dương hậu, là gia thần của Tiền Ngô vương, tiếm xương là Bình vương (…) Con trưởng của Ngô vương là Xương Ngập sợ, chạy về Nam Sách Giang, trú ngụở nhà Phạm Công Lệnhở Trà Hương [Kim Môn, Hải Hưng] Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô vương là Xương Văn làm con mình. Các con thứ của Ngô vương là Nam Hưng, Càn Hưng còn bé, đều theo Dương quốc mẫu (…) Bính Dần[966] Nam Tấn vương [Ngô Xương Văn] mất, các hùng trưởngđua nhau nổi dậy chiếm cứ quậnấp để tự giữ: Kiều Công Hãn giữ Phong Châu, Lý Khuê giữ Siêu Loại, Kiều Thuận chiếm Hồi Hồ, Phạm Bạch Hổ chiếm Đằng Châu, Trần Lãm chiếm Bố Hải Khẩu (…) Xưa, cha của vua [Đinh Bộ Lĩnh] làĐinh Công Trứ làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, đượcĐình Nghệ giao giữ chức quyền Thứ sử châu Hoan, sau theo về với Ngô vương, vẫn giữ chức cũ rồi mất”.

Sách Thiền uyển tập anh chép: “Trưởng lão La Quý. Chùa Song Lâm, làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức. Người An Chân, họĐinh (…) Khi sắp tịch, sư dạy đệ tử là ThiềnÔng rằng: “Xưa Cao Biền xây thành bên sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp ta có khí tượng đế vương, nên đãđào đứt con sông Điềm và những ao Phù Chẩn, đến 19 chỗ để trấn yểm nó. Nay ta đã khuyên Khúc Lãm lấp lại như xưa”. Nói xong sư tịch, thọ 85 tuổi (…) Đại sưKhuông Việt. Chùa PhậtĐà, làng Cát Lợi, Thường Lạc. Người Cát Lợi, họ Ngô, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (…) Sau sư lấy cớ già yếu, xin từ về núi Du Hýở quận mình, lập chùa trụ trì, người học tìm đếnđông đảo (…) Thiền sư Trí Bảo (? – 1190). Chùa Thanh Tước, núi Du Hý, làng Cát Lợi Hy, Thường Lạc. Người Ô Diên Vĩnh Khương, họ Nguyễn, nguyên là cậu của Thái uý Tô Hiến Thành, triều vua Anh Tôn nhà Lý”.

* Theo như các tài liệu dẫnở trên thì:

Khúc Thừa Dụ sinh Khúc Hạo, Khúc Hạo sinh Khúc Thừa Mỹ, nối đời giữ chức Tiết độ sứ. Nhân vật có tên Khúc Lãm sống cùng thời với Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo, tuy nhiên không xácđịnh được mối quan hệ giữa những người này. Khúc Hạo có bộ tướng là Dương Đình Nghệ, giữÁi Châu. Dương Đình Nghệ sinh Dương Tam Kha và Dương thị. Có bộ tướng là Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn, Đinh Công Trứ.

Cha của Ngô Quyền là Ngô Mân, giữ chức châu mục. Ngô Quyền có 4 người con trai là: Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn, Ngô Nam Hưng và Ngô Càn Hưng [Khi Tam Kha tiếm quyền, Xương Ngập chạy về nhà của Phạm Công Lệnhở Nam Sách Giang, do đó chúng ta phánđoán Xương Ngập là con của Phạm thị] Xương Văn là con của Dương thị. Nam Hưng và Càn Hưng thì chưa xácđịnh được. Ngôn Xương Ngập sinh Ngô Chân Lưu [Khuông Việtđại sư][Trong bài Bàn về quê hương của Ngô Quyền tôi có giả thuyết rằng: Ngô Quyền người Cát Lợi, nay là phíađông bắc Hà Nội. Truyện về Thiền sư Trí Bảo cung cấp cho chúng ta thêm thông tin về núi Du Hý mà Khuông Việtđại sư dựng chùa trên làng Cát Lợi, huyện Thường Lạc]

Sách Việtđiện u linh chép: “Xét Sử ký: Vương họ Phạm tên là Cự Lang (…) cháu nội quan Châu mục Võ An là Phạm Chiêm, con quan Tham chính là Phạm Man, em quan Đô uý Phạm Dật. Phạm Chiên giúp Ngô tiên chúa có công khái quốc, phong chức Đồng giáp tướng quân, Phạm Man giúp Nam Tấn vương làm quan Tham chanh đô hộ”.

Sách Toàn thư chép: “BọnĐịnh quốc công Nguyễn Bặc, ngoại giápĐinh Điền, Phạm Hạp ngờ Hoàn sẽ làmđiều bất lợi cho vua nhỏ, bèn cùng nhau dấy binh, chia hai đường thuỷ bộ, muốn tiến về kinh đô giết Hoàn, nhưng không đánh nổi (…) Điền, Bặcđã chết, quân Phạm Hạp mất hết khí thế, tan chạy về hương Cát Lợiở Bắc Giang. Hoàn dẫn quân đuổi theo, bắt sống được Phạm Hạpđem về kinh sư (…) Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩđi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cự Lạng làmĐại tướng quân”.

* Theo như các tài liệu dẫnở trên thì:[Hồng Châu tướng quân là Phạm Chí Dũng sinh Phạm Công Lệnh] Phạm Công Lệnh[Phạm Chiêm] sinh Phạm Man và Phạm Bạch Hổ[sinh con gái là Phạm Thị Ngọc Dung] Phạm Man sinh Phạm Dật[Phạm Hạp] và Phạm Cự Lang.

* Theo thần phả thì: Kiều Công Tiễn[Phong Châu] sinh Kiều Công Chuẩn, Công Chuẩn sinh Kiều Công Hãn, Kiều Thuận và Kiều Công Đĩnh.

Untitled 1.png

(Sơ đồ mối quan hệ 1)

  1. Đinh gia và Lê gia

Sách Toàn thư chép: “Vua mồ cô cha từ bé, mẹ họĐàmđưa gia thuộc vàoở cạnh đền sơn thần trong động (…) Mậu Thìn[968] Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu làĐại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư (…) Kỷ Tỵ[969] Tháng 5 nhuận, phong con trưởng là Liễn làmNam Việt vương (…) Canh Ngọ[970] Lập 5 hoàng hậu: Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông (…) Tân Mùi[971] Lấy Nguyễn Bặc làmĐịnh quốc công, Lưu CơlàmĐô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thậpđạo tướng quân (…) Mậu Dần[978] Lập con nhỏ là Hạng Lang làm hoàng thái tử, phong con thứ là Toàn làm Vệ vương (…) Canh Thìn[980] Truy phong cha [Mịch] của vua [Hoàn] làm Trường Hưng vương, mẹ họ Đặng làm Thái hoàng hậu (…) Nhâm Ngọ[982] Lập Hoàng thái hậu nhàĐinh là Dương thị làm Đại Thắng Minh hoàng hậu (…) cùng với Phụng Càn Chí Lý hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo hoàng hậu, Trịnh Quốc hoàng hậu, Phạm hoàng hậu (…) Kỷ Sửu[989] Phong thái tử Thâu làm Kình Thiên Đại vương, hoàng tử thứ hai là Ngân Tích làmĐông Thành vương, hoàng tử thứ ba là Việt làm Nam Phong vương (…) Tân Mão[991] Phong hoàng tử thứ tư làĐinh làm Ngự Man vương, đóngở Phong Châu, hoàng tử thứ sáu là Cân làm Ngự Bắc vương, đóngở trại Phù Lan (…) Nhâm Thìn[992] Phong hoàng tử thứ năm làĐĩnh làm Khai Minh vương, đóngở Đằng Châu (…) Quý Tỵ[995] Phong hoàng tử thứ bảy là Tung làmĐịnh Phiên vương, đóngở Ngũ Huyện Giang, hoàng tử thứ tám là Tương làm Phó vương, đóngở Đỗ Động Giang, hoàng tử thứ chính là Kính làm Trung Quốc vương (…) Giáp Ngọ[994] Phong hoàng tử thứ mười là Mang làm Nam Quốc vương, đóngở châu Vũ Lung (…) Ất Mùi[995] Phong hoàng tử thứ mười một là Đề làm Hành quân vương, đóngở Bắc Ngạn châu Cổ Lãm, con nuôi làm PhùĐái vương, đóngở hương PhùĐái (…) Ất Tỵ[1005] Tên huý là Long Việt, con thứ ba của LêĐại Hành, mẹ là Chi hậu Diệu nữ. Lên ngôi được 3 ngày thì bị em cùng mẹ là Long Đĩnh giết (…) Tên huý là Long Đĩnh, lại có tên là Chí Trung, con thứ năm củaĐại Hànhở ngôi 4 năm (…) lập bốn hoàng hậu (…) Đến Đằng Châu, Quản giáp là Đỗ Thịđem việc người anh em họ ngoại là LêHấp Ni làm phản tâu lên (…) Bính Ngọ[1006] phong con trưởng là Sạ làm Khai Phong vương, con nuôi là Thiệu Lý làm Sở vương, cho ở bên tả, Thiệu Huân làm Hán vương, cho ở bên hữu (…) Mậu Thân [1008] Phong con nuôi của Cảm Thánh hoàng hậu là LêỐc Thuyên làm Tam Nguyên vương”.

Sách Thiền uyển tập anh chép: “Thiền sư Trí Nhàn. Am Phù Môn, núi Cao Dã, Yên Lãng. Người Phong Châu, họ Lê tên Thước, là miêu duệ của Ngự Man vương triều Lê. Ông nội là Thuận Tôn làm quan với triều Lý đến chức Trung thưđại liêu ban, lấy công chùa Kim Thành. Cha làĐạc, làm quan đến chức Minh tự. Anh là Kiếm, xa nhận chức Tam nguyên đô tuần kiểm cùng được bổ làm Châu mục”.

Sách Toàn thư chép: “Ất Hợi[1035] phong hoàng tử Nhật Trung làm Phụng Càn vương (…) Bính Tý[1036] Tháng 3 gả công chúa Kim Thànhcho châu mục Châu Phong là Lê Tông Thuận”.

Sách Thiền uyển tập anh chép: “Thiền sư Diệu Nhân. Viện Hương Hải, làng Phù Đồng, Tiên Du. Cô tên là Ngọc Kiều, con gái lớn của Phụng Càn Vương, bản tính hiền thục, ngôn hạnh có pháp. Vua Lý Thánh Tông nuôi ở trong cung. Đến tuổi cập kê, vua gả cho châu mục Chân Đăng họ Lê”.

Sách Toàn thư chép: “Quý Tỵ[1113] Mùa hạ tháng 6 phu nhân của châu mục châu Chân Đăng là công chúa họ Lý mất. Phu nhân tên là Ngọc Kiều, con gái lớn của Phụng Càn Vương được Thánh Tông nuôi ở trong cung”.

Mộ chí của Phụng Thánh phu nhân họ Lê viết: “Bà là phu nhân của Thần Tông hoàng đế, họ Lê huý là Lan Xuân, tức là con gáiút của Phụ Thiên Thái vương. Mẹ bà là công chúa Thuỵ Thánh, con gái cả của Dự Tông hoàng đế. Bà trưởng là công chúa Thuỵ Thánh, tức là con gái cả của Thánh Tông hoàng đế. Ông nội là Phò ký uý, giữ chức Quan sát sứở bảo sở châu Chân Đăng, cháu gọi Ngự Man Thái vương bằng chú, cũng là cháu nộiĐại Hành hoàng đế nhà Lê. Phụ Thiên Thái vương có 20 người con, một người là Thái hậu, ba người là phu nhân, bốn người là công chúa, mười hai người là thái tử. Năm Giáp Dần, niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự thứ 2 [1134] lúc mới đầu, hoàng đế kén chọn bà Cảm Thánh hoàng thái hậu, con gái cả của Phụ Thiên Thái vương vào cung, về sau thấy phu nhân có nhan sắc, lại kiêm cả tứ giáo, liềnđưa lên làm phi (…) Năm Bính Thìn niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự thứ 5 [1137] được tiến phong Phụng Thánh phu nhân”.

Sách Toàn thư chép: “Nhâm Tý[1132] Châu mục châu Chân Đăng là Lê Pháp Quốc dâng hươu đen (…) Mậu Ngọ[1138] Lập hoàng trưởng tử Thiên Tộ làm Hoàng thái tử. Trước vua đã lập Thiên Lộc làm con nối. Đếnđây ốm, ba phu nhân là Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh muốn đổi lập thái tử khác, mới sai người đem củađút cho Tham tri chính sự Từ Văn Thông, nói rằng nếu có vâng mệnh thảo di chiếu thì chớ có bỏ lời của ba phu nhân. Văn Thông nhận lời (…) Mùađông tháng 10 Hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi (…) Tôn mẹ là Cảm Thánh phu nhân họ Lê làm Hoàng thái hậu (…) Canh Thân [1140] Mùa xuân tháng giêng, châu mục châu Chân Đăng là Lê Pháp Viên dâng hươu trắng (…) Canh Ngọ[1150] [Đỗ] Anh Vũ tư thông với Lê thái hậu”.

* Theo như mộ chí của phu nhân họ Lê thì: Ông nội của phu nhân gọi Ngự Man Thái vương bằng chú và đồng thời là cháu nội củaĐại Hành hoàng đế. Rõ ràngđây là thông tin khá thú vị! Theo Toàn thư thì LêĐại Hành phong cho hoàng tử thứ tư là Lê Long Đinh làm Ngự Man vương đóngở Phong Châu. Vậy thìông nội của phu nhân phải là con của anh Ngự Man vương. Nhưng không có người con nào củaĐại Hành được phong tước vương ở châu Chân Đăng, có khi nào xảy ra loạn năm 1005 người cháu củaĐại Hành chạy về giữ châu Chân Đăng không ? Qua cuộc chinh phạt của Lê Long Đĩnh cho thấy thế lực họ Lêở Phong Châu mạnh hơn họ Lêở Chân Đăng. Nhưng đến thời Lý dường như tình thếđã thay đổi ? Giải thích việc này ra sao ?

Sách Việt sử lược chép: “Năm thứ 2 niên hiệuHưng Thống[991] vua phong cho con của người em làm Ngữ Man vương ở Phong Châu”.

Sách Toàn thư và sách Việt sử lược chép sai khác, vậy sách nào chépđúng ? Theo tôi sách Việt sử lược chépđúng! Vì nếu giả sử Ngữ Man vương là con người em trai của Lê Hoàn đóngở Phong Châu và Lê Long Đinh đóngở châu Chân Đăng thì mọi sự đều rất phù hợp.Ông nội của Phụng Thánh phu nhân gọi Lê Long Đinh là cha thì tất nhiên phải gọi Lê Hoàn làông nội và do đó cũng gọi Ngự Man vương là chú. Giả sử này cũng giải thích vì sao họ Lê ở châu Chân Đăng lại nhận được sựưu ái của họ Lý.

Untitled

(Sơ đồ mối quan hệ 2)

* Sách Toàn thư chép: “Canh Thìn[980] Họ Lê tên huý là Hoàn, người Ái Châu [Việt sử lược chép: Người ởTrường Châu] Cha vua là Mịch, mẹ là Đặng thị (…) Năm Thiên Phúc thứ sáu[941] sinh vua [Việt sử lược chép: Năm thứ nhất niên hiệu Thiên Phúc] Được vài năm thì mẹ chết, sau đó cha cũng qua đời, trơ trọi một thân (…) Trong thôn có viên quan sát họ Lê trông thấy lấy làm lạ[Việt sử lược chép: Ngườiở Quảng Châu là LêSát] Lại thấy là cùng họ nên nhận làm con nuôi, sớm chiều chăm sóc dạy dỗ, không khác gì con đẻ (…) Lớn lên theo giúp Nam Việt vương Liễn[tỏ ra] phóng khoáng, có chí lớn”.

Untitled 3.png

(Sơ đồ mối quan hệ 3)

* Theo tôi người em trai của Lê Hoàn có con được phong làm Ngự Man vương là con của Quan sát họ Lê và theo như nơi mà Ngự Man được phong vương là châu Phong thì khả năng rất cao, quê của Ngự Man và cũng là quê của Lê Hoànởđó.

Sách Toàn thư chép: “Canh Tuất[1010] Sai Viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo (…) Canh Ngọ[1030] Mùa hạ tháng tư sai Đại liêu ban LêỐc Thuyên và Viên ngoại lang Nguyễn Viết Thân sang nhà Tống đểđáp lễ (…) Bình Ngọ[1066] Mùa xuân tháng giêng, sinh hoàng tử Càn Đức. Ngày hôm sau lập làm hoàng tử, phong mẹ của hoàng tử làỶ Lan phu nhân làm thần phi [Cương mục chép: Đổi làng Thổ Lỗi làm làng Siêu Loại, vì là sinh quán của thần phi, làng Siêu Loạiở huyện Siêu Loại tỉnh Bắc Ninh]Ất Mão[1075] Mùa xuân tháng hai, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi nho học tam trường. Lê Văn Thịnh[Cương mục chép: Người làngĐông Cứu, huyện Gia Định bây giờ là huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh] trúng tuyển, cho vào hầu vua học (…) Đinh Dậu[1117] Thủ lĩnh châu Tư Nông [Thái Nguyên] là Hà Vĩnh Lộc dâng con ngựa hồng có cựa. Sầm Tác Hoả đầu là Lê Binh và Tào Nhi cùng dâng hươu trắng (…) Con Sùng Hiền hầu là Dương Hoán mới lên 2 tuổi mà thông minh lanh lợi, vua rất yêu và bèn lập làm hoàng tử (…) Mậu Tuất[1118] Mùa hạ tháng 5, biếm Hữu thị lang bộ Lễ là Lê Bá Ngọc làm Nội nhân thư gia (…) Tân Sửu[1121] Mùađông tháng 10, lại lấy Lê Bá Ngọc làm Nội thường thị (…) Giáp Thìn[1124] Lại cho Nội thường thị là Lê Bá Ngọc làm thị lang bộ Lễ (…) Mậu Thân [1128] Lấy Nội vũ vệ Lê Bá Ngọc làm Thái uý (…) Đón con gái của Lê Xươnglà cháu chú bác của Thái uý Lê Bá Ngọc, sách lập làm Minh Bảo phu nhân, ban cho Lê Xương chứcĐại liêu ban (…) lấy Thái uý Lê Bá Ngọc làm Thái sư, đổi làm họ Trương”.

Kết luận: Rằng hổ phụ sinh hổ tử cũngđúng và rằng một người làm quan cả họ làm quan cũng là chuyện thường xưa nay.

Cái gốc của sự này không nằm trong thể chế chính trị mà từ 2 nguyên do: thứ nhất là biểu hiện của duy trì giống nói, chẳng ai là không muốn con cái, anh em của mình phát triển, làm chức tước, có vai vế trong xã hội, có cuộc sống dư giả và thứ hai là tổ chức cộng đồngở người Việt nói riêng và người phương đông nói chung rất mạnh[hình thành nên 3 cấp độ tổ chức rất đặc trưng là: gia đình dòng họ; xóm làng; quốc gia] nên rất phù hợp với yếu tố thân tộc[hôn nhân, dòng họ].Cuối cùng mới là thể chế chính trị[yếu tố có vai trò tương tác quan trọng với yếu tố thân tộc]Nếu thể chế chính trị là dân chủ thì sẽ hạn chế rất nhiều nhữngảnh hưởng tiêu cực của quan hệ thân tộc, nhưng nếu thể chế chính trị là quân chủ thì sẽ khuyến khích nhữngảnh hưởng tiêu cực của quan hệ thân tộc.

Tuy nhiên một hệ thống dù có hoàn thiện đếnđâu cũng luôn có những khiếm khuyết. Một cử tri trong xã hội dân chủ khi đi bầu cử, có rất nhiều những yếu tố tác động đến họ, trong đó yếu tố lợiích cá nhân của người đó được xem xét trước tiên. Trong xã hội phương đông cũng vậy tuy nhiên điểm khác biệt với phương tây là: khi áp dụng việc bỏ phiếu bầu cử công bằng thì làng mà có dòng họ lớn nhất thì thường người trong họấy sẽ giành chiến thắng. Quyền lực của tổ chức làng xã do đó một phần đến từ hệ thống chínhtrị nhưng một phần khác đến từ cộng đồng thân tộc và cộng đồng xóm làng, tất yếu tạo ra 1 quyền hạn vô hình lớn hơn quyền hạn hữu hình mà hệ thống chính trị phân cho. Nên câu hỏi là: Nền dân chủ thực sự có xuất hiện và tồn tại trong xã hội mà quan hệ thân tộc là rất mạnh hay không ? Nói cách khác, luậnđiểm: Xã hội nào thì tạo nên thể chế chính trị của xã hộiấy, cóđúng không ? Có lẽ truy cho tới cùng, mọi sự vẫn nằmở con người!

0