18/06/2018, 16:55

Vài ghi chú về Triết lý của người Việt

Đông Ly 1.Trong bài Một vài suy nghĩ về triết học Việt Nam và những đặc điểm của nó của tác giả Nguyễn Hùng Hậu viết: “Nếu như triết học phương Tây thường gắn liền với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, triết học Ấn Độ gắn liền với tôn giáo, triết ...

Ký Hoạ của SV Trường Mỹ Thuật Gia Định - Xuất bản năm 1935 6.jpg

Đông Ly

1.Trong bài Một vài suy nghĩ về triết học Việt Nam và những đặc điểm của nó của tác giả Nguyễn Hùng Hậu viết: “Nếu như triết học phương Tây thường gắn liền với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, triết học Ấn Độ gắn liền với tôn giáo, triết học Trung Quốc gắn liền với chính trị, đạo đức thì triết học Việt Nam gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Khi phản ánh hiện thực đó, triết học Việt Nam hướng chủ yếu đến vấn đề nhân sinh, đạo lý làm người mà tư tưởng trung tâm là yêu nước (…) nếu như triết học phương Tây có khuynh hướng trội là đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan (từ bản thể luận đến nhận thức luận, lôgíc học) thì triết học Việt Nam lại có khuynh hướng trội là đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan (…) triết học Việt Nam là sự thể hiện, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng dân tộc; nó phát triển từ những ý niệm thô sơ, chất phác về nhân sinh, vũ trụ lên trình độ lý luận, song do khuynh hướng trội nêu trên nên nó thiếu tính hệ thống chặt chẽ và thường là cải biến nội dung các khái niệm trong các học thuyết được du nhập từ bên ngoài qua lăng kính yêu nước nhằm mục đích xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Trong bài Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam của tác giả Trần Văn Ðoàn viết: “Vị học giả đầu tiên có tham vọng và từng hoàn tất bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam là Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục (….) tuy rất khâm phục nhiệt huyết và thành tâm của tiên sinh (…) nhưng tiếc thay có (…) những khuyết điểm của bộ sách của cụ Nguyễn. Chúng bao gồm: thiếu tính chất sử; thiếu tính chất triết học; thiếu tính chất khoa học (hỗn độn, thiếu hệ thống) và lỗi căn bản hơn cả đó là sự lẫn lộn giữa các phạm trù hành vi, tư tưởng, văn hóa và triết học (…) một trong những mã số chung của người Việt là tấm lòng yêu nước, gắn bó với tổ, với dòng tộc. Chủ nghĩa yêu nước không phải là cái mã số hay cái logic (tinh thần) nhưng chỉ là một hình thức (đôi khi cực đoan) của tấm lòng yêu nước mà thôi. Giáo sư Trần Văn Giàu là một trong những bộ óc bách khoa của Việt Nam (….) thế nên, tôi không nghĩ là cụ quá đơn sơ đến nỗi giản đơn tư tưởng Việt vào chủ nghĩa yêu nước (…)những vĩ nhân như Khổng Tử, Giê-Su, Thích Ca, Karl Marx không gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Họ là những người quốc tế, vô sản (theo đúng nghĩa không giai cấp của Marx) Ðối với các ngài, thì tấm lòng yêu nước vẫn chưa đủ. Phải là tấm lòng nhân bản, tứ hải giai huynh đệ, thiên hạ vi công, từ bi hỉ xả mới là nguyên lý căn bản cho cuộc sống. Vậy nên chúng ta phải nói nền triết học (nguyên lý) của lòng yêu nước phải xây trên nền nhân bản, trên ý thức sinh tồn, phát triển, trên sự ước vọng, khát vọng về một thế giới hoàn mỹ của con nguời toàn thiện”.

Trong bài Triết học bình dân trong tục ngữ, phong dao của tác giả Nguyễn Đăng Thục viết: “Tư tưởng suy luận bình dân có thể gọi là triết lý bình dân Việt Nam như giáo sĩ LéopoldCadière đã viết dưới nhan đề Philosophie populaire Annamite. Theo giáo sĩ thì:“Người ta, bất cứ ở trình độ văn minh nào, đều có những ý tưởng về thế giới và về sự vật trong thế giới, những ý tưởng ấy có thể phát triển hơn hay kém minh bạch hay lờ mờ, ý thức nhiều hay ít. Nhưng chúng có thật và người ta phô diễn ra tiếng nói. Tiếng nói là tấm gương phản chiếu tính tình của một dân tộc. Nó phản chiếu tất cả những ý niệm của con người. Chính nhờ ngôn ngữ mà người ta tập trung suy nghĩ và chính nhờ ngôn ngữ mà nó diễn tả những điều nó cảm thấy và quan niệm. Ngôn ngữ vừa là cái khuôn vừa là môi giới của tinh thần. Vậy thì nếu chúng ta muốn biết dân Việt họ suy nghĩ thế nào, thì chúng ta phải hỏi ngôn ngữ của họ. Ngôn ngữ diễn tả một mớ ý tưởng triết học lưu hành một cách ý thức hay vô ý thức trong dân gian mà những thế hệ nọ truyền lại cho thế hệ kia không hề biến đổi đi mấy. Và những ý tưởng ấy biểu lộ cách thức người dân gian quan niệm về thế giới và sự vật tạo nên thế giới, con người, bản tính của nó, đời sống luân lý và trí thức của nó. Đấy là triết học bình dân” [Không có triết học Việt Nam. Cùng với toàn bộ văn hóa Trung Quốc, dân Việt đã thâu nhận lấy những nguyên lý triết học lâu đời được người Tàu chấp nhận. Người Việt đã không in được vào những nguyên lý ấy một sắc thái riêng nào cả, họ không thay đổi gì và có thể nói là họ cũng chẳng đả động gì đến cả. Các học thuyết trong kinh điển truyền sang thế nào, thì nho sĩ Việt Nam chấp nhận như thế; riêng lối giải thích của Châu Hi, thì họ tiếp nhận mà không tranh luận gì cả, thường thì họ không hiểu cho đúng và cũng chẳng đào sâu thêm nữa. Trừ mấy tác phẩm về luân lý ra, thì không có tác phẩm triết học nào gốc từ Việt Nam mà ra. Vì thế khi nói là không có triết học Việt Nam thì tôi có ý nói là không có một hệ thống triết học, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng của tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, nếu không có triết học riêng của lớp học giả thì cũng vẫn có một thứ triết học của lớp bình dân vì ở trình độ văn minh nào con người ta cũng có những ý kiến về vũ trụ vạn vật, về con người, về khả năng và hành động của mình. Những ý kiến đó tuy người ta có suy tư thêm ít nhiều, có làm cho minh bạch đôi chút và ý thức được qua loa nhưng nó có thực đó và vẫn biểu lộ ra trong ngôn ngữ]Trong bài diễn văn đọc ở Hội Trí Tri ngày 21 tháng 4 năm 1921 tại Hà Nội (tạp chí Nam Phong số 46) ông Phạm Quỳnh có định nghĩa khá minh bạch thế nào là tục ngữ ca dao như sau: “Tục ngữ hay ngạn ngữ là những câu nói thường hoặc vì cái thể nó gọn ghẽ dễ nhớ mà người trong nước ai ai cũng nói đến, truyền ở cửa miệng người ta, nhất là ở những nơi lý hạng chốn nhân gian. Vì ở miệng người bình thường ít học mà ra, thật thà, sỗ sàng, không bóng bẩy chải chuốt nên gọi là tục, chớ không phải tất nhiên là thô bỉ tục tằn. Phương ngôn của những câu tục ngữ riêng của từng địa phương, phương này thông dụng mà phương kia ít dùng hoặc không biết. Lại cao hơn một tầng nữa là những câu cách ngôn. Câu tục ngữ phương ngôn nào có ý nghĩa cao xa thời có thể gọi là cách ngôn được. Song cách ngôn lại là một thể riêng đã triết lý, văn chương rồi, không phải là những câu tự nhiên truyền khẩu đi như phương ngôn cùng tục ngữ. Nói tóm lại thời tục ngữ là những câu truyền khẩu tự nhiên hoặc chỉ những sự lý công nhiên dẫu người dân nào nước nào cũng cho làm phải hoặc chỉ những phong tục riêng của một dân, một nước (…)nói về nghĩa lý các tục ngữ thì đại loại là những lời ví von, những cách nói lối, những câu răn dạy, những giọng khen chê toàn là thuộc về thể nói lối cả, có thể nói phàm tục ngữ là những câu nói lối hết.Tục ngữ thường có một câu hay là hai câu đối nhau, nhưng cũng có nhiều khi thành hai câu lục bát hay là song thất như lối thi ca thường. Khi nào như thế thì tục ngữ đã nhất biến hầu thành ra ca dao rồi (…) nay ca dao là những bài hát nhỏ, từ hai câu trở lên mà không bao giờ dài lắm, giọng điệu tự nhiên, cũng do khẩu truyền mà thành ra phổ thông trong dân gian thường hát. Ca dao tức như những bài Quốc phong trong Kinh thi, thường là lời ngâm vịnh về công việc nhà quê hay lời con trai con gái hát với nhau”.Xem thế thì tục ngữ và phong dao hay ca dao xuất phát thẳng từ trong ý thức nhân dân mà ra (…) vậy thì tục ngữ phong dao chứa đựng những kinh nghiệm thực tế, những lẽ phải phổ thông của dân tộc. Chúng còn có ý nghĩa hơn là ngôn ngữ nói chung, vì chúng là những cảm nghĩ đã trải qua kinh nghiệm và suy luận của đại chúng. Nếu phân tích ngôn ngữ có thể tìm ra một triết lý bình dân Việt Nam, thì nghiên cứu tục ngữ phong dao càng làm cho ta thấy cái triết lý ở một trình độ cao hơn và phong phú hơn nhiều”.

Giáo sĩ Léopold Cadière phát hiện ra triết học bình dân ở người Việt, chính xác hơn là phát hiện ra triết học bình dân còn yếu tố Việt thì rất mờ nhạt, giáo sư NguyễnĐăng Thục làm rõ hơn triết học bình dân trong văn hoá Việt thông qua cao dao tục ngữ. Các nhà nghiên cứu nhận ra tình cảm yêu nước là yếu tố xuyên suốt lịch sửở người Việt, tác giả Trần Văn Đoàn lưu ý tình cảm yêu nước cần phải gắn liền với tính nhân bản.

* Tục ngữ cao dao có vai trò rất lớn trong cộng đồng người Việt nói chung và dân gian nói riêng, bao gồm những đặcđiểm sau: Thứ nhất có tính cộng đồng.Thứ hai gắn liền với kinh nghiệm. Xuất phát từ thực tiễn dân gian đã khái quát hoá thành tri thức. Tuy nhiên có 2 hạn chế:

Trước hết kết quả của việc khái quát hoá sẽ hình thành những tri thức không giống nhau thậm chí trái ngược nhau, sau cùng do hệ thống ký tự (chữ viết) không phổ biến trong dân gian nên những tri thức có được sau khi khái quát hoá không nhận được sự phê phán. Thứ ba người Việt duy tình. Tính cố kết cộng đồngở người Việt rất mạnh nên người Việt rất trọng tình cảm.

 Đạo đức học luôn là cái gì đáng được đam mê bởi những khó khăn ban đầu được đặt ra vẫn còn đó, dù những nghiên cứu về nó vẫn diễn ra từ khi con người xuất hiện nhưng nó vẫn rất nguyên thủy với chúng ta. Câu hỏi đầu tiên trong địa hạt này là đạo đức đến từ đâu ? Các nhà thần học như Platon cho rằng nó đến từ nguồn suối siêu nhiên, trong khi một số khác thì lại cho rằng nó đến từ chính bản thân chúng ta. Khi ấy câu trả lời này lại dẫn đến câu hỏi khác, vậy thì bản ngã của chúng ta là gì ? Aristotle cho rằng ngay từ khi sinh ra bản tính của con người là tốt, trong khi Hobbes lại cho rằng bản tính của con người là xấu. Ngày nay các nhà khoa học tìm căn cứ về bản tính trên cơ sở gen, tuy nhiên kết luận cuối cùng vẫn là gen chỉ mang tính thiên hướng. Nhưng giải thích sao sự khác nhau về luân lý của mỗi cá nhân trong xã hội, thì các vị ấy đều đồng ý rằng khi sinh ra bản tính là vốn có, song khi tiếp xúc với xã hội, thì chính xã hội đã làm biến đổi bản tính ấy, như Hobbes chẳng hạn, ông cho rằng con người là xấu xa và duy lý nên để tránh những xung đột bản kế ước được hình thành và do đó luân lý xuất hiện, trong khi ấy Rousseau cho rằng con người sinh ra có một tiềm năng lớn làm điều tốt cho đến khi sự nghiệp văn minh ra đời. Cũng xuất phát từ bản tính song một lý thuyết khác thì lại cho rằng khi sinh ra, bản tính của chúng ta chỉ là một tờ giấy trằng và sau này được cái xã hội vẽ lên đó. Qua đó chúng ta cũng thấy vai trò quan trọng của xã hội và đó cũng là quan điểm của các nhà xã hội học, đối với họ thì bản tính con người xuất hiện trước xã hội là một điều vô lý, chỉ có công dân đang tiếp xúc với mã luân lý ngoài xã hội. Chi tiết hơn, những người theo chủ nghĩa Marx thì cho rằng, con người là tổng hòa các mối quan hệ trong đó mối quan hệ về kinh tế là mối quan hệ quyết định. Một cách tiếp cận khác cũng gây được mối quan tâm đó là cách tiếp cận tâm lý, với Freud thì đạo đức là kết quả của cuộc chiến giữa cái vô thức với cái siêu tôi, trong khi Lacan thì cho rằng tự ngã chỉ là một sự hư cấu.

Bên cạnh đó là cách tiếp cận của Sartre khi ông cho rằng mỗi cá nhân là duy nhất vì thế mà không thể khái quát được bản tính con người và thường là những giả tưởng của ý hệ, vì thế mà con người có sự tự do lựa chọn bản tính của chúng ta và chúng ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy.

Những người theo thuyết hoài nghi như Hume thì cho rằng luân lý không đến từ nhận thức lý tính mà đến từ cảm xúc, một phát ngôn luân lý chẳng qua chỉ là việc nói lên cảm xúc của mình, Ayer thì cho rằng nó thậm chí không phải là nói lên cảm xúc mà chỉ là sự biểu lộ của cảm xúc, trong khi Hare cho rằng nó không chỉ là biểu lộ của cảm xúc mà còn hàm ý khuyên nhủ. Trong khi đó những người theo thuyết công lợi như Betham thì cho rằng luân lý là hạnh phúc, còn Mill thì nhấn mạnh hạnh phúc tinh thần. Đáng chú ý là lý thuyết luân lý của Kant, với ông hành động có luân lý là hành động xuất phát từ cảm quan về nghĩa vụ chứ không phải theo xu hướng hay ý muốn. Trước những tranh luận gay gắt ấy chủ nghĩa hậu hiện đại với thuyết tương đối về luân lý xuất hiện làm cho luân lý trở nên hỗn loạn.

Chúng ta đồng ý với Sartre rằng mỗi cá nhân là duy nhất và không thể khái quát được bản tính, mỗi cá nhân khi được sinh ra có những năng lực, thiên hướng nhất định, mà gen là yếu tố tác động quan trọng. Thế nhưng mỗi cá nhân mới chỉ mang trong mình năng lực và thiên hướng mà thôi, khi những cá nhân này bắt đầu có những giao tiếp, thì năng lực và thiên hướng kia hoặc là bị kìm hãm hoặc là được khuếch đại. Trong quá trình tương tác với xã hội hình thành nên nhận thức luân lý cá nhân đến từ cảm xúc hoặc lý trí, đồng thời những nhận thức luân lý cá nhân cũng tác động ngược trở lại hệ thống đạo đức xã hội.

Mỗi nhận thức luân lý cá nhân là khác nhau, vì thế hệ thống đạo đức trong các xã hội cũng có sự khác nhau, tuy nhiên sự ngạc nhiên lại đến từ việc giống nhau ở một số những giá trị cốt lõi trong các xã hội khác nhau cả về không gian và thời gian. Giải thích cho việc này không gì khác hơn là những nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại của cộng đồng, tất nhiên luân lý cá nhân ngày càng khám phá được những nhận thức mới, dẫn đến sự hình thành và kéo theo hệ thống đạo đức xã hội vượt ra ngoài những nguyên tắc cơ bản ấy.

Cũng chính vì thế mà hệ thống đạo đức xã hội có vai trò quan trọng trong cộng đồng, tuy nhiên bản thân nó và nhận thức luân lý lại không phải là yếu tố duy nhất quyết định những ứng xử của mỗi cá nhân. Đạo đức như đã thấy, một mặt nó xuất hiện từ nhận thức luân lý của cá nhân về đời sống xã hội và đến khi nó hình thành thì nó quay trở lại tác động lên từng cá nhân, do đó mà mặt khác chúng ta thực hành nó cũng như nó hướng dẫn chúng ta trong ứng xử. Nhận thức luân lý biểu hiện cho chúng ta thấy khi những thuật ngữ thuộc về đạo đức xuất hiện.

* Đạo đức đến từ những cá nhân trong xã hội mà vốn quý nhất của cá nhân là sự sinh tồn nên cái cao cả tối thượng là sự hy sinh mạng sống của bản thân cho cộng đồng.
3.Quan sát tự nhiên, chúng ta nhận thấy rằng kiểu sống rấtđa dạng: Có kiểu sống cá thểở loài nai, phần lớn thời gian chúng sốngđơn độc và kếtđôi vào mùa sinh sản, trong khi loài hổ lại sống kếtđôi lâu dài và có lãnh thổ riêng. Hay kiểu sống bày đàn ở loài sư tử, chúng sống thành một nhóm[gia đình] gồm một con sư tử đực và nhiều con sư tử cái, trong khi loài voi cũng sống thành nhóm nhưng lại chỉ toàn những con cái trưởng thành[cùng các con non] hoặc con đực trưởng thành.

Thế nhưng ở loài tinh tinh, chúng sống thành bầyđàn với rất nhiều con đực và rất nhiều con cái. Vậyđâu là nguyên nhân tổng quát hình thành các kiểu sốngđa dạng trong tự nhiên này ?Câu trả lờibắt đầu từ phát hiện của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin về khả năng sinh sản vô cùng lớnở tất cả các loài. Thực vậy “Voi là một động vật sinh sản chậm nhất trong tất cả các động vậtđã biết và tôi đã gặp khó khăn để ước lượng tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất của nó; an toàn nhất là giảđịnh rằng nó bắt đầu sinh sản khi 30 tuổi và tiếp tục sinh sản sinh sản đến 90 tuổi; nếu như thế sau một thời kỳ 740 đến 750 năm sẽ có khoảng 19 triệu con voi con cháu của cặp ban đầu này. Sau khoảng 1200 năm, quần thể voi giả thiết này có thể vai kề vai, nốiđuôi nhau bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất”.

Như vậy với chính khả năng sinh sản vô cùng lớn này mà số lượng cá thể tăng lên nhanh chóng tạo thành quần thể loài. Tuy nhiên trong khi số lượng cá thể tăng lên vô hạn thìđiều kiện tự nhiên lại hữu hạnđã dẫn đến cuộc cạnh tranh để sinh tồn. Dưới tác động và đồng thời với cuộc cạnh tranh khốc liệtấy các cá thể có xu hướng tách ra khỏi quần thể và di trú tới những không gian khác.Cuộc cạnh tranh sinh tồn chủ yếu là vềđiều kiện sinh sống[bao gồm thứcăn, nước uống, chỗở] vàđiều kiện sinh sản[mà như A.V Espinas trình bày trong tác phẩm Về xã hội các loài động vật thì “Khi quan hệ gia đình là gần gũi và gần như duy nhất, thì bầyđàn chỉ hình thành trong các trường hợp ngoại lệ. Mặt khác, khi mà quan hệ tính giao tự do hay kiểu sống nhiều vợđang thịnh hành thì bầy được hình thành gần như là tự nhiên”].

Thế nhưng những gì chúng ta xem xétở trên sẽđưa đến kết luận làở tất cả các loài nhấtđịnh phải hình thành kiểu sống cá thể, trong khi thực tế tự nhiên lại không diễn ra như vậy. Cho thấy, rõ ràng ngoài yếu tố cạnh tranh sinh tồn còn có các nguyên nhân khác tác động đến sự hình thành kiểu sống. Chúng ta đã thấy sự tác động của cạnh tranh sinh tồn có vai trò làm tan rã quần thể loài, tuy nhiên đó là chúng ta xem xét trong loài, bây giờ chúng ta mở rộng hơn, xem xéttrong mối quan hệ giữa các loài. Bản thân giữa các loài với nhau cũng có sự cạnh tranh để sinh tồn do đó các cá thể trong cùng loài có xu hướng tập hợp và tương trợ để tạo lợi thế bầyđàn trong cạnh tranh sinh tồn với loài khác. Xu hướng này không những ngăn quần thể loài không bị tan rã mà ngược lại còn khiến các cá thể trong quần thể hình thành và phát triển những mối quan hệ, do đó tạo ra quần thể loài gắn bó và có tổ chức.Ngoài ra, tính chất của môi trường cũng tác động đến sự hình thành kiểu sống, nếu như môi trường tương đối đồng đều thì loài có xu hướng hình thành kiểu sống cá thể và ngược lại khi môi trường không đồng đều thì loài có xu hướng hình thành kiểu sống bầyđàn. Thêm nữa, các đặcđiểm, tập tính của bản thân loài cũng là yếu tố quan trọng tác động đến sự hình thành kiểu sống. Ở mỗi loài có những đặcđiểm, tập tính rất riêng biệt, những yếu tố rất riêng biệt này tác động rất lớn tới kiểu sống.

* Như vậy với khả năng sinh sản vô hạn, tất yếu xuất hiện quần thể loài, nhưng dưới tác động của cạnh tranh sinh tồn, môi trường và bản thân loài, các kiểu sống được hình thành. Kiểu sống không phải là yếu tố bất biến.

Dưới tác động của cạnh tranh sinh tồn, các cá thể trong quần thể loài thiết lập các mối quan hệ, từđó hình thành nên bầyđàn, mà chính những mối quan hệ giữa các cá thể trong cùng loài là cơ sở cho những cấu trúc của bầyđàn, mỗi một dạng mối quan hệ hình thành nên một kiểu cấu trúc, vì thế trong bầyđàn các lớp cấu trúc chồng lên nhau. Trong bầyđàn có thểxuất hiệnmối quan hệ tự nhiên cơ bản thiết lập trên tất cả các cá thể tạo nên một cấu trúc tổng thể có tính hệ thống. Nếu như sựđa dạng của bầyđàn như thế nào thì cấu trúc tổng thể có tính hệ thống của nó cũng phong phú không kém, với mức độ từ giản đơn đến phức tạpở từng loài khác nhau. Chẳng hạn như ở loài linh dương, cấu trúc tổng thể có tính hệ thống của bầyđàn gồm con đầuđàn và các cá thể còn lại, trong khi ở loài linh cẩu, cấu trúc này phức tạp hơn, ngoài sự tồn tại của con đầuđàn, trong bầy còn có cả một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ.Trong tự nhiên, ghi nhận không nhiều con đường hình thành vị trí đầuđàn. Trường hợp của loài côn trùng như kiến, mối vị trí đầuđàn hình thành trên cơ sởưu thế về sinh sản. Đối với những loài như linh cẩu, trâu vị trí đầuđàn hình thành trên cơ sở cạnh tranh trực tiếp[thường là về sức mạnh và sự dũng cảm] Trong khi một số loài như voi, kinh nghiệm và sự kế thừa lại là cơ sở hình thành nên vị trí đầu đàn.

Tinh tinh là họ hàng gần gũi nhất với loài người, giả thuyết cho rằng khoảng 1.5 – 2 triệu năm trước, sông Congo hình thành, chia cắt tổ tiên của loài tinh tinh, phía bắc tinh tinh thông thường xuất hiện trong khi phía nam tinh tinh lùn hình thành. Trong khi tinh tinh thông thường là loàiăn tạp, săn mồi bằng đội quân gồm các con đực dưới sự chỉ huy của con đực đầuđàn thì tinh tinh lùn là loài ăn thực vật, theo chế độ mẫu hệ, con cái có xu hướng chung thống trị con đực bằng cách hình thành các liên minh và sử dụng tình dục để kiểm soát, trong bầyđàn cấp bậc của con đực được quyếtđịnh bởi thứ bậc của mẹ nó. Đời sống loài tinh tinh lùn giúp chúng ta phần nào hình dung về buổi bình minh của loài người được mô tả là sống trên cây trong những khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới,ăn những thứ quả vỏ và củ.

Tiếp đóviệc tìm ra lửa, có thêm thịt thú rừng và cá làm tăng vai trò của nam giới, bầyđàn được tách thành các nhóm nhỏ hình thành các thị tộc mẫu hệ. Cuối cùng khi công cụ được sử dụng thường xuyên, bên cạnh thứcăn động vật là chủ yếu thì xuất hiện việc thuần dưỡng, chăn nuôi và trồng trọt, làng xã xuất hiện xã hội thị tộc mẫu hệ chuyển dần sang xã hội thị tộc phụ hệ, quyền lực của nữ giới mất dần vào tay nam giới, thị tộc được tổ chức phức tạp hơn, như thời kỳ trước ngoài sự tồn tại người đứng đầu quản lý vàđại diện cho thị tộc, nay xuất hiện thêm thầy tu phụ trách về đời sống tôn giáo hay thủ lĩnh quân sự khi có chiến tranh hoặc thị tộc nằm trong bộ lạc, được quản lý bởi hội đồng tộc trưởng và cũng có một thủ lĩnh tối cao.Thờiđiểm này nền dân chủ vẫn được duy trì cho đến khi nó biến mất, mà ngay sau đó nền quân chủ xuất hiện khi xã hội thị tộc biến chuyển thành xã hội phong kiến, cái cấu trúctổng thể có tính hệ thống bây giờ là một bộ máyđược thiết lập bởi người đứng đầu bộ máyấy thông qua sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, từ sau cuộc cách mạng tư sản, bộ máy nhà nước được thiết kế bởi tất cả các cá nhân trong xã hội, nền dân chủ lại được hình thành.

* Như vậy cuộc đấu tranh sinh tồn tác động đến quá trình hình thành kiểu sống, làm xuất hiện bầyđàn có cấu trúc tổng thể mang tính hệ thống, mà nhà nước là giai đoạn cụ thể.

Tiến trình của hôn nhân và gia đình được phác hoạ rất rõ trong các tác phẩm của Lewis H. Morgan và Friedrich Engels. Cùng mục đích, lý thuyết của Claude Lévi-Strauss dựa trên nguyên lý tặng quà của người nguyên thuỷ do Marcel Mauss đề xuất, nhằm giải thích cho sự ra đời của hiện tượng cấm loạn luân.

Xã hội loài người thời kỳ đầu vẫn sinh tồn trong những khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới với thứcăn là thực vật, quan hệ tính giao bừa bãi, tuy nhiên [và do đó] con cái có xu hướng chung, thống trị con đực bằng cách hình thành các liên minh và sử dụng tình dục để kiểm soát, nên chế độ mẫu hệ và hệ thống thứ bậc trong bầyđàn được thiết lập, việc này tác động đến trạng thái quan hệ tính giao bừa bãi, tạo ra xu hướng hôn nhân theo nhóm đẳng cấp, thứ bậc.Trong cộng đồng, thứ bậc được xácđịnh rất rõ ràng và được tôn trọng, vị trí của con có cơ sở từ cấp bậc của mẹ. Để giữ được vị trí thứ bậc, các liên minh được thiết lập và không khó hiểu khi những liên minh này đến từ những cá nhân có mối quan hệ thân tộc như chị em và mẹ con. Cũng bởi thế mà quan hệ thân tộc được nhận thức và cóý nghĩa quan trọng trong đời sống của người nguyên thuỷ.

Việc hình thành các nhóm đẳng cấp, thứ bậc[chủ yếu là nhóm thân tộc]ở giới nữ tạo ra xu hướng hình thành các nhóm đối xứng về hôn nhân ở giới còn lại, như vậy là trong cộng đồng các nhóm hôn nhân được hình thành. Tạiđây có rất nhiều biến cố có thể xảy ra, hôn nhân là một yếu tố thực sự năng động, ở mỗi một xã hội cụ thể là một kịch bản cụ thể.Trường hợp mà tôi cho rằng diễn ra phổ biến là xu hướng quan hệ tính giao theo thế hệ trong cùng nhóm hôn nhân cũngđã xuất hiện. Đồng thời với việc hình thành các nhóm hôn nhân cũng khiến cho hệ thống thứ bậc trong cộng đồng biển đổi, vì thể đểđảm bảo lợiích của các nhóm, thì hệ thống thứ bậc phải được giữ nguyên, đòi hỏi này đượcđápứng khi các mối liên kết giữa các nhóm được thiết lập. Hôn nhân sẽ là liên kết được chọn. Do đó mà các nhóm thân tộc bây giờ liên kết với nhau bởi hôn nhân, nghĩa là những ngườiđànông của nhóm thân tộc này kết hôn với những ngườiđàn bà của nhóm thân tộc kia và ngược lại, tất nhiên không phải mọi cuộc hôn nhân trong cộng đồng đều là vì đảm bảo thứ bậc, nhưng về cơ bản thì là đúng.

Khi các nhóm thân tộcđủ lớn, cộng đồngđạt đến giới hạn, thì thị tộc mẫu hệ xuất hiện[trong bộ lạc] trên những nền tảngấy, khi đó thứ bậc vẫn còný nghĩa trực tiếp trong thị tộc và không những bước đầuđạt được hôn nhân giữa các thế hệ cũng như hôn nhân ngoài thân tộc mà những việcấy còn trở nên phổ biến. Nhưng đó là những giải thích bước đầu cho hiện tượng cấm loạn luân, bản thân hiện tượng này hay còn gọi với tên khác là hôn nhân ngoài thân tộc cũng có lịch sử, nó cũng rất khác trong các nền văn hoá vàở những thờiđại khác nhau.Tạiđây hôn nhân có nhiều hình thức và nó thực sựđạt được một hình thái mới, cũng như trở nên phổ biến khi tất cả những ngườiđàn bàđánh mất vai trò quyếtđịnh vào giới còn lại. Khi việc thừa kế tài sản của những ngườiđànông đặt ra thì hôn nhân cá thể tất yếu xuất hiện. Và với những hình thức hôn nhân mà chúng ta có thể ghi nhận được cũngđủ để chứng minh sựđa dạng cũng như tính năng động của nó.

* Như vậy hôn nhân là một yếu tố năng động, đa dạng chịu tác động của nhiều yếu tố trong đóđịnh chế thứ bậc có vai trò quan trọng.

Chúng ta xem xét khái niệm tôn giáo được giới hạn trong tư duy của E.B Tylor về nguồn gốc qua nghi vấn bằng cách nào và tại sao người ta tin tưởng rằng các vị thần thực sự tồn tại, cũng như tiếp nhận và đồngý vớiÉmile Durkheim về loại hình mang màu sắc tôn giáo đầu tiên làđạo thờ vật tổ.Khi trong cộng đồng người nguyên thuỷ, quan hệ thân tộcra đời, đã cung cấp cho người nguyên thuỷ nhận thức mới, khái niệm họ hàng bao trùm lên và giữ vị trí quan trọng, thường trực trong tâm trí của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng.

Trong khi đó nhận thức của người nguyên thuỷ về thế giới quan hoàn toàn mang tính trực giác, họ kết nối các sự vật sự việc với nhau trên phương diện hình thức. Nên không có gì khó hiểu khi người nguyên thuỷ phủ lên những kết nối trong thế giới quan theo nhận thức của họ bằng các khái niệm của quan hệ thân tộc, do đó mà người nguyên thuỷ thực sự tin tưởng họ có kết nối với thế giới xung quanh và kết nốiấy không gì khác hơn là quan hệ họ hàng.Xã hội của họ có cấu trúc thứ bậc rõ ràng và được thể hiện dưới các hình thức quan hệ thân tộc như thị tộc, bộ tộc. Mỗi cá nhân có vị trí thứ bậc nhấtđịnh trong cộng đồng, do đó những gì của thế giới tự nhiên có kết nối với họ dưới quan hệ họ hàng thì cũng nằm trong cấu trúc tổng thể của xã hội. Nên toàn bộ thế giới đều nằm trong tổng thể cấu trúc thân tộc của người nguyên thuỷ.

Thị tộc xuất hiện nghĩa là tư hữu cùng ra đời, toàn bộ thế giời được phân chia và sở hữu riêng từng phần, tuy nhiên người nguyên thuỷ không nhận thức về sở hữu theo đúng nguyên hình của nó, mà nhìn nhận dưới hình thức khác là quan hệ họ hàng. Sở hữu được thể hiện dưới hình thức quan hệ thân tộc, tất nhiên không phải mọi quan hệ họ hàng đều là quan hệ sở hữu.Mọi thị tộc, bộ lạc đều có ngườiở vị trí thức bậc cao nhất, sự vật trong tự nhiên có mối quan hệ họ hàng với ngườiấy, trở thành vật tổ của thị tộc, bộ lạcấy. Trong những không gian văn hoá khác nhau, từ nhận thức của người nguyên thuỷ về vật tổ mà hình thành nên các quan niệmứng xử khác nhau, từđóđạo thờ cúng, nghi lễ xuất hiện mang những đặc trưng riêng có.Ngay từ đầu tôn giáođã xuất hiện với bản chất là nhận thức của con người đối với thế giới và chúng ta gặp lại Auguste Comte. Trong những phát kiến quan trọng của nhận thức tôn giáo thì sự ra đời của khái niệm linh hồn cóý nghĩa quan trọng bậc nhất.

4. Tại sao lại có cái gìđó mà không phải là không có cái gìđó ? Chúng ta thấy rằng“không có cái gìđó” là khái niệm được hình thành từ việc truy vấn khái niệm “có cái gìđó” nên ngay cả khi không có cái gìđó thì vẫn có cái gìđó và cáiđó chính là cái “không có cái gìđó”, “không có cái gìđó’ là thực thể tồn tại nên “không có cái gìđó” nằm trong “có cái gìđó” mà nhận thức không thể vượt ra ngoài cái “có cái gìđó” để quan sát về cái “có cái gìđó” nên không thể nhận thức được về cái “có cái gìđó”,màchỉ có thể nhận thức được về cái “không có cái gìđó” và cái “có cái gìđó” cụ thể.

Sài Gòn 2017. 

0