Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Văn mẫu lớp 10
Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Văn mẫu lớp 10 Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài số 1 Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là một truyền thuyết đặc sắc vể chủ đề giữ nước của dân tộc ta. Nội dung kể về cha con An ...
Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Văn mẫu lớp 10
Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài số 1
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là một truyền thuyết đặc sắc vể chủ đề giữ nước của dân tộc ta. Nội dung kể về cha con An Dương Vương vì chủ quan, nhẹ dạ cả tin nên đã bị cha con Triệu Đà, Trọng Thuỷ lấy cắp lẫy thần, dẫn đến cảnh nhà tan, nước mất.
Thông qua thất bại đau đớn của An Dương Vương, sự tan vỡ của tình cha con và kết cục bi thảm của đôi lứa Mị Châu – Trọng Thuỷ, nhân dân ta đã biểu lộ tư tưởng phản kháng chiến tranh xậm lược và rút ra bài học giữ nước sâu sắc: không nên chủ quan, tự mãn, ỷ lại vào vũ khí, phải luôn sáng suốt phân biệt rõ bạn thù, mài sắc cảnh giác trước mọi âm mưu thâm độc của kẻ địch.
Truyện có thể chia làm hai phần. Phần một (từ đầu đến… không dám đốc chiến bèn xin hoà): An Dương vương xây thành, chế nỏ giữ nước. Phần còn lại: Bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ gắn liền với thất bại của nước Âu Lạc. Cả hai phần của truyện đều thể hiện rõ nhận thức và thái độ của nhân dân đối với vai trò và trách nhiệm của cha con An Dương Vương trước lịch sử.
An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của mười tám đời Hùng Vương. Thời ấy, Văn Lang đã cố bờ cõi và nền văn hiến riêng. Vì vậy, việc chống giặc giữ nước là vấn để sống còn của dân tộc. An Dương vương đã tiến hành dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu (Phú Thọ) vể vùng đổng bằng Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay) để phát triển sản xuất và mò rộng lưu thông rồi bắt tay ngay vào việc xây thành. Đó là quyết sách đúng đắn chứng tỏ trí tuệ sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của An Dương Vương.
Việc xây thành bằng đất gặp nhiều khó khăn. Chuyện kể rằng thành cứ đắp ban ngày thì ban đêm lại đổ, xây mãi không xong. Người xưa giải thích hiện tượng ấy là do sự phá hoại của ma quỷ. Lược bỏ yếu tố hoang đường, ta có thể thấy những khó khăn trong thực tế mà An Dương vương gặp phải khi tiến hành công việc xây thành. Đó là do ông chưa nắm được đặc điểm của đất đồng bằng, do kĩ thuật còn hạn chế và chưa biết dựa vào sức dân.
Sau này, dược sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng giúp đỡ, An Dương Vương xây thành chi trong vòng nửa tháng là xong. Hành động lập đàn trai giới, đón mời cụ già vào điện hỏi kế xây thành, ra cửa Đông đợi sứ Thanh Giang, nghe lời Rùa Vàng diệt trừ yêu quái,… thể hiện thái độ trân trọng hiền tài của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự giúp đỡ của Rùa Vàng chứng tỏ việc xây Loa Thành của An Dương vứơng là hợp ý trời, hợp lòng người, cho nên được dân chủng ủng hộ.
An Dương Vương trước hết là một nhà quân sự xuất sắc. Ông đã biết xây thành cao, đào hào sâu để bảo vệ kinh đô. An Dương Vương được Cao Lỗ hỗ trợ trong việc chế tạo ra cung nỏ để chống quân xâm lược. Sức mạnh của thứ vũ khí ấy đã được các tác giả dân gian kì diệu hoá, thần thánh hoá bằng hình tượng nỏ thần.
Hình tượng then chốt của truyện là chiếc lẫy thần. Rùa Vàng giúp vua xây xong Loa Thành và cho nhà vua vũ khí để bảo vệ đất nước. Nỏ thắn tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc, tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh và khát vọng chiến thắng ngoại xâm của tổ tiên ta thuở ấy.
Chiếc nỏ thẩn có khả năng bắn một phát giết hàng vạn giặc vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng, vừa phản ánh trình độ chế tạo và sủ dụng vũ khí chiến đấu của người Âu Lạc. Quân ta đã chế tạo ra cung nỏ và đúc được mũi tôn bằng đồng. Vũ khí ấy tuy thô sơ nhưng không kém phần lợi hại trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.
Khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược, vì An Dương Vương có nỏ thần trong tay nên quân Triệu Đà thua to, không dám đối đầu, bèn xin hoà. Chiến thắng của An Dương vương chứng tỏ sức mạnh quân sự của nhá nước Âu Lạc lúc bấy giờ, đồng thời khẳng định ý chí, tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Đây là bài học tích cực trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Sau chiến thắng, An Dương vương sinh ra chủ quan, quên rằng nguy cơ xâm lược của kẻ thù phương Bắc luôn luôn tồn tại.
Chúng ta đau xót cho cha con An Dương vương vì sai lầm tai hại nên dẫn đến thảm hoạ mất nước. Nhà vua không phân tích được hành động cầu hoà rồi cầu hôn cho con trai của Triệu Đà thực chất là âm mưu thâm độc, chuẩn bị cho cuộc xâm lược tiếp theo. Thất bại của An Dương vương không phải chờ tới khi quân giặc tiến đến chân thành mới bộc lộ, mà bộc lộ ngay từ Khi nhà vua mất cảnh giác, đồng ý cho Trọng Thuỷ vào thành.
Ông đã bằng lòng gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ, lại còn cho ở rể, việc đó có khác chi “Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”?! Đây là sự hoà hiếu thiếu cảnh giác, tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù phá từ trong phá ra. Mầm mống mất nước khởi nguồn từ đây.
Sau chiến thắng, An Dương Vương không quan tâm đến việc củng cố lực lượng, không dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân để chống giặc mà lại ỷ vào vũ khí, vào sự hỗ trợ của thần linh, Những nhược điểm ấy khi kẻ thù nắm được tất dẫn đến thất bại không thể tránh khỏi.
Nghe tin báo Triệu Đà lại cất quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương cậy có nỏ thần vẫn điểm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?". Thái độ chủ quan khinh địch đó đã dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại thảm hại. Tới khi giặc đã tiến sát chân thành, An Dường Vương mới cẩm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy; Trong cơn cùng quẫn, An Dương Vương chi còn cách đem theo con gái lên ngựa, bỏ thành mà chạy về phương Nam.
Cha con An Dương Vương đã cùng đường mà quân thù thì cứ theo dấu lông ngỗng của Mị Châu rắc dọc đường truy đuổi sát sau lưng. Quả là cha con An Dương Vương đã mất thế trời che, đất chở.
Khi Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó thì An Dương Vương mới tỉnh ngộ. Đây là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị châu. Nhà vua tự tay chém chết cô con gái yêu dấu, cũng là tự xử một cách nghiêm khắc, quyết liệt đối với sai lầm của bản thân. Nhưng tất cả đểu đã quá muộn màng. Câu chuyện kết thúc thật bi thảm!
Hành động rút gươm chém Mị Châu thể hiện lập trường dứt khoát của An Dương Vương lá đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án, đổng thời thể hiện sự tĩnh ngộ muộn màng trước lỗi lầm nghiêm trọng của mình.
Đây là cái giá mà ông phải trả cho sai lầm không thể sửa chữa, liên quan đến vận mệnh đất nước và dân tộc.
Hai cha con An Đương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác nên đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đẩy Âu Lạc vhò thảm hoạ mất nước. Đó là bài học xương máu về thái độ mất cảnh giác dối với kẻ thù dành cho những người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự tổn vong của quốc gia.
Hình ảnh An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng xuống thuỷ phủ là yếu tố kì ảo phản ánh thải độ và tìm cảm cuá nhân dân đối với ông. Nhân dân thương tiếc vị vua tài ba, ann dũng nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung đón người anh hùng bất tử thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của người xưa.
Sai lầm của An Dương Vươrg là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của Mị Châu. Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ là mối tình éo le, nó không phải là sản phẩm của tình yêu tự nhiên mà là sân phẩm của một âm mưu thâm hiểm trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Mị Châu sai lầm ờ tình yêu mù quáng nên vô tình đã tự biến mình thành tòng phạm với giặc. Nàng ngây thơ chân thật đến mức nhạ dạ cả tin. Nàng dám giấu cha cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần mà quên rằng đó là con trai của kẻ thú. Từ đó, Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật vũ khí lợi hại của quốc gia, dẫn tới thảm hoạ đất nước rơi vào tay giặc. Trên đường trốn chạy, nàng lại tiếp tục rắc lông ngỗng chĩ đường cho giặc truy đuổi vua cha. Hai hành động ấy của Mị Châu là trọng tội. Nhiều người cho rằng những hành động trên là vô tình nhưng xét cho cùng thì vl Mị Châu quá tin yêu Trọng Thuỷ nên đã mù quáng nghe theo lời chồng. Rùa Vàng gọi đích danh nàng là giặc quả không sai vì nàng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Triệu Đà, chúa đất Nam Hải mang quân sang cướp đất Âu Lạc nhưng thất bại vì An Dương Vương cỏ nỏ thần. Biết dùng sức không được, hắn chuyển sang đùng kế. Triệụ Đà xin giảng hoà, sau đó cầu thân rồi cầu hôn cho con trai. (Ngày xưa, trong quan hệ bang giao, các quốc gia hay dùng con tin hoặc cầu hôn để giữ hoà hiếu)
Đây là âm mưu hết sức thâm độc. Người giúp Triệu Đà phá nỏ thần và chiếm được Âu Lạc chính là Trọng Thuỷ. Trọng Thuỷ là nhân vật đáng thương nhưng cũng thật đáng ghét. Chàng chấp nhận làm công cụ thực hiện ý đồ xâm lược của cha. Tuy là con rể An Dương vương nhưng thực chất Trọng Thuỷ là tên gián điệp lợi hại cài vào đất Âu Lạc, Bằng mọi thủ đoạn xảo quyệt, Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để đánh tráo lẫy thần, sau đó nói dối là về thăm cha để mang lẫy thần về nước. Triệu Đà có được lẫy thần, cả mừng liền cất binh sang đánh chiếm Âu Lạc một lần nữa.
Trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng tin chổng thì Trọng Thuỷ lại lừa dối nàng và rắp tâm chiếm đoạt lẫy thần. Tuy vậy, những ngày ở Loa Thành, sống bên người vợ đẹp người, ngoan nết, Trọng Thuỷ đã nảy sinh tình yêu thật sự với Mị Châu. Mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ là tham vọng chiếm được Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp cũng bắt đầu nảy sinh. Nhưng hai tham vọng đó không thể dung hoà. Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thuỷ phải vui hưởng vinh quang thì chàng lại đau khổ đến mức tự tử vì ân hận và thương tiếc Mị Châu. Trọng Thuỷ tự tử vì hiểu ra rằng không thể giải quyết mâu thuẫn gay gắt trong con người mình. Cái chết của chàng đã gợi chút xót xa, tội nghiệp trong lòng mọi người.
Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ éo le là do luôn bị âm mưu xâm lược của Triệu Đà chi phối. Vì vậy, kết thúc bi thảm của mối tình đó thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
Tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ thắm thiết nhưng bi thầm. Nhân dân ta không ca ngợi, mà chỉ dành cho họ một niềm thương xót vì hạnh phúc lứa đôi của họ bị chiến tranh làm cho tan vỡ. Mối oan tình ấy đã được đển bù bằng hình ảnh ngọc trai, giếng nước. Đây là hình ảnh thể hiện thái độ phản kháng chiến tranh xâm lược, là tiếng nói nhân đạo và cũng là cách kết thúc có hậu của truyện cổ.
Người Việt vốn trọng đạo lí và giàu lòng nhân ái nên mới giảm nhẹ tính bi thương của truyện bằng những hình ảnh có tính chất kì ảo: An Dương Vương được Rùa Vàng đưa xuống thuỷ cung ; lời khấn nguyện của Mị Châu ứng nghiêm máu nàng chảy xuống biển, một loài trai ăn phải hoá thành ngọc; ngọc Mị Châu đem rửa bằng nước giếng nơi Trọng Thuỷ trầm mình thì sẽ sáng ngời.
Truyện An Dương Vương, Mị,Châu – Trọng Thuỷ được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích bởi giá trị nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo của nó. Thông qua truyện, chúng ta có thể hình dung được phần nào về bi kịch mất nước của dân tộc ta thời kì Âu Lạc và càng thấm thía hơn bài học giữ nước mà tổ tiên ta đã đúc kết. Câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta bài học về bạn và thù; mối quan hệ giữa nước và nhà… Những bài học lớn rút ra từ truyền thuyết này luôn luôn nóng hổi ý nghĩa giáo dục trong mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài số 2
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là một truyền thuyết đặc sắc vể chủ đề giữ nước của dân tộc ta. Nội dung kể về cha con An Dương Vương vì chủ quan, nhẹ dạ cả tin nên đã bị cha con Triệu Đà, Trọng Thuỷ lấy cắp lẫy thần, dẫn đến cảnh nhà tan, nước mất.
Thông qua thất bại đau đớn của An Dương Vương, sự tan vỡ của tình cha con và kết cục bi thảm của đôi lứa Mị Châu – Trọng Thuỷ, nhân dân ta đã biểu lộ tư tưởng phản kháng chiến tranh xậm lược và rút ra bài học giữ nước sâu sắc: không nên chủ quan, tự mãn, ỷ lại vào vũ khí, phải luôn sáng suốt phân biệt rõ bạn thù, mài sắc cảnh giác trước mọi âm mưu thâm độc của kẻ địch.
Truyện có thể chia làm hai phần. Phần một (từ đầu đến… không dám đốc chiến bèn xin hoà): An Dương vương xây thành, chế nỏ giữ nước. Phần còn lại: Bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ gắn liền với thất bại của nước Âu Lạc. Cả hai phần của truyện đều thể hiện rõ nhận thức và thái độ của nhân dân đối với vai trò và trách nhiệm của cha con An Dương Vương trước lịch sử.
An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của mười tám đời Hùng Vương. Thời ấy, Văn Lang đã cố bờ cõi và nền văn hiến riêng. Vì vậy, việc chống giặc giữ nước là vấn để sống còn của dân tộc. An Dương vương đã tiến hành dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu (Phú Thọ) vể vùng đổng bằng Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay) để phát triển sản xuất và mò rộng lưu thông rồi bắt tay ngay vào việc xây thành. Đó là quyết sách đúng đắn chứng tỏ trí tuệ sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của An Dương Vương.
Việc xây thành bằng đất gặp nhiều khó khăn. Chuyện kể rằng thành cứ đắp ban ngày thì ban đêm lại đổ, xây mãi không xong. Người xưa giải thích hiện tượng ấy là do sự phá hoại của ma quỷ. Lược bỏ yếu tố hoang đường, ta có thể thấy những khó khăn trong thực tế mà An Dương vương gặp phải khi tiến hành công việc xây thành. Đó là do ông chưa nắm được đặc điểm của đất đồng bằng, do kĩ thuật còn hạn chế và chưa biết dựa vào sức dân.
Sau này, được sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng giúp đỡ, An Dương Vương xây thành chi trong vòng nửa tháng là xong. Hành động lập đàn trai giới, đón mời cụ già vào điện hỏi kế xây thành, ra cửa Đông đợi sứ Thanh Giang, nghe lời Rùa Vàng diệt trừ yêu quái,… thể hiện thái độ trân trọng hiền tài của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự giúp đỡ của Rùa Vàng chứng tỏ việc xây Loa Thành của An Dương vứơng là hợp ý trời, hợp lòng người, cho nên được dân chủng ủng hộ.
An Dương Vương trước hết là một nhà quân sự xuất sắc. Ông đã biết xây thành cao, đào hào sâu để bảo vệ kinh đô. An Dương Vương được Cao Lỗ hỗ trợ trong việc chế tạo ra cung nỏ để chống quân xâm lược. Sức mạnh của thứ vũ khí ấy đã được các tác giả dân gian kì diệu hoá, thần thánh hoá bằng hình tượng nỏ thần.
Hình tượng then chốt của truyện là chiếc lẫy thần. Rùa Vàng giúp vua xây xong Loa Thành và cho nhà vua vũ khí để bảo vệ đất nước. Nỏ thắn tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc, tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh và khát vọng chiến thắng ngoại xâm của tổ tiên ta thuở ấy.
Chiếc nỏ thần có khả năng bắn một phát giết hàng vạn giặc vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng, vừa phản ánh trình độ chế tạo và sử dụng vũ khí chiến đấu của người Âu Lạc. Quân ta đã chế tạo ra cung nỏ và đúc được mũi tôn bằng đồng. Vũ khí ấy tuy thô sơ nhưng không kém phần lợi hại trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.
Khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược, vì An Dương Vương có nỏ thần trong tay nên quân Triệu Đà thua to, không dám đối đầu, bèn xin hoà. Chiến thắng của An Dương vương chứng tỏ sức mạnh quân sự của nhá nước Âu Lạc lúc bấy giờ, đồng thời khẳng định ý chí, tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Đây là bài học tích cực trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Sau chiến thắng, An Dương Vương sinh ra chủ quan, quên rằng nguy cơ xâm lược của kẻ thù phương Bắc luôn luôn tồn tại.
Chúng ta đau xót cho cha con An Dương Vương vì sai lầm tai hại nên dẫn đến thảm hoạ mất nước. Nhà vua không phân tích được hành động cầu hoà rồi cầu hôn cho con trai của Triệu Đà thực chất là âm mưu thâm độc, chuẩn bị cho cuộc xâm lược tiếp theo. Thất bại của An Dương Vương không phải chờ tới khi quân giặc tiến đến chân thành mới bộc lộ, mà bộc lộ ngay từ khi nhà vua mất cảnh giác, đồng ý cho Trọng Thuỷ vào thành.
Ông đã bằng lòng gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ, lại còn cho ở rể, việc đó có khác chi "Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà"?! Đây là sự hoà hiếu thiếu cảnh giác, tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù phá từ trong phá ra. Mầm mống mất nước khởi nguồn từ đây.
Sau chiến thắng, An Dương Vương không quan tâm đến việc củng cố lực lượng, không dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân để chống giặc mà lại ỷ vào vũ khí, vào sự hỗ trợ của thần linh, Những nhược điểm ấy khi kẻ thù nắm được tất dẫn đến thất bại không thể tránh khỏi.
Nghe tin báo Triệu Đà lại cất quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương cậy có nỏ thần vẫn điểm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Thái độ chủ quan khinh địch đó đã dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại thảm hại. Tới khi giặc đã tiến sát chân thành, An Dường Vương mới cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy. Trong cơn cùng quẫn, An Dương Vương chi còn cách đem theo con gái lên ngựa, bỏ thành mà chạy về phương Nam.
Cha con An Dương Vương đã cùng đường mà quân thù thì cứ theo dấu lông ngỗng của Mị Châu rắc dọc đường truy đuổi sát sau lưng. Quả là cha con An Dương Vương đã mất thế trời che, đất chở.
Khi Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó" thì An Dương Vương mới tỉnh ngộ. Đây là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị Châu. Nhà vua tự tay chém chết cô con gái yêu dấu, cũng là tự xử một cách nghiêm khắc, quyết liệt đối với sai lầm của bản thân. Nhưng tất cả đểu đã quá muộn màng. Câu chuyện kết thúc thật bi thảm!
Hành động rút gươm chém Mị Châu thể hiện lập trường dứt khoát của An Dương Vương lá đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án, đổng thời thể hiện sự tĩnh ngộ muộn màng trước lỗi lầm nghiêm trọng của mình.
Đây là cái giá mà ông phải trả cho sai lầm không thể sửa chữa, liên quan đến vận mệnh đất nước và dân tộc.
Hai cha con An Đương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác nên đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đẩy Âu Lạc vhò thảm hoạ mất nước. Đó là bài học xương máu về thái độ mất cảnh giác dối với kẻ thù dành cho những người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự tổn vong của quốc gia.
Hình ảnh An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng xuống thuỷ phủ là yếu tố kì ảo phản ánh thải độ và tìm cảm của nhân dân đối với ông. Nhân dân thương tiếc vị vua tài ba, ann dũng nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung đón người anh hùng bất tử thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của người xưa.
Sai lầm của An Dương Vươrg là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của Mị Châu. Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ là mối tình éo le, nó không phải là sản phẩm của tình yêu tự nhiên mà là sân phẩm của một âm mưu thâm hiểm trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Mị Châu sai lầm ở tình yêu mù quáng nên vô tình đã tự biến mình thành tòng phạm với giặc. Nàng ngây thơ chân thật đến mức nhạ dạ cả tin. Nàng dám giấu cha cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần mà quên rằng đó là con trai của kẻ thù. Từ đó, Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật vũ khí lợi hại của quốc gia, dẫn tới thảm hoạ đất nước rơi vào tay giặc. Trên đường trốn chạy, nàng lại tiếp tục rắc lông ngỗng chỉ đường cho giặc truy đuổi vua cha. Hai hành động ấy của Mị Châu là trọng tội. Nhiều người cho rằng những hành động trên là vô tình nhưng xét cho cùng thì vì Mị Châu quá tin yêu Trọng Thuỷ nên đã mù quáng nghe theo lời chồng. Rùa Vàng gọi đích danh nàng là giặc quả không sai vì nàng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Triệu Đà, chúa đất Nam Hải mang quân sang cướp đất Âu Lạc nhưng thất bại vì An Dương Vương có nỏ thần. Biết dùng sức không được, hắn chuyển sang đùng kế. Triệụ Đà xin giảng hoà, sau đó cầu thân rồi cầu hôn cho con trai. (Ngày xưa, trong quan hệ bang giao, các quốc gia hay dùng con tin hoặc cầu hôn để giữ hoà hiếu).
Đây là âm mưu hết sức thâm độc. Người giúp Triệu Đà phá nỏ thần và chiếm được Âu Lạc chính là Trọng Thuỷ. Trọng Thuỷ là nhân vật đáng thương nhưng cũng thật đáng ghét. Chàng chấp nhận làm công cụ thực hiện ý đồ xâm lược của cha. Tuy là con rể An Dương vương nhưng thực chất Trọng Thuỷ là tên gián điệp lợi hại cài vào đất Âu Lạc. Bằng mọi thủ đoạn xảo quyệt, Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để đánh tráo lẫy thần, sau đó nói dối là về thăm cha để mang lẫy thần về nước. Triệu Đà có được lẫy thần, cả mừng liền cất binh sang đánh chiếm Âu Lạc một lần nữa.
Trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng tin chổng thì Trọng Thuỷ lại lừa dối nàng và rắp tâm chiếm đoạt lẫy thần. Tuy vậy, những ngày ở Loa Thành, sống bên người vợ đẹp người, ngoan nết, Trọng Thuỷ đã nảy sinh tình yêu thật sự với Mị Châu. Mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ là tham vọng chiếm được Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp cũng bắt đầu nảy sinh. Nhưng hai tham vọng đó không thể dung hoà. Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thuỷ phải vui hưởng vinh quang thì chàng lại đau khổ đến mức tự tử vì ân hận và thương tiếc Mị Châu. Trọng Thuỷ tự tử vì hiểu ra rằng không thể giải quyết mâu thuẫn gay gắt trong con người mình. Cái chết của chàng đã gợi chút xót xa, tội nghiệp trong lòng mọi người.
Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ éo le là do luôn bị âm mưu xâm lược của Triệu Đà chi phối. Vì vậy, kết thúc bi thảm của mối tình đó thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
Tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ thắm thiết nhưng bi thảm. Nhân dân ta không ca ngợi, mà chỉ dành cho họ một niềm thương xót vì hạnh phúc lứa đôi của họ bị chiến tranh làm cho tan vỡ. Mối oan tình ấy đã được đển bù bằng hình ảnh ngọc trai, giếng nước. Đây là hình ảnh thể hiện thái độ phản kháng chiến tranh xâm lược, là tiếng nói nhân đạo và cũng là cách kết thúc có hậu của truyện cổ.
Người Việt vốn trọng đạo lí và giàu lòng nhân ái nên mới giảm nhẹ tính bi thương của truyện bằng những hình ảnh có tính chất kì ảo: An Dương Vương được Rùa Vàng đưa xuống thuỷ cung ; lời khấn nguyện của Mị Châu ứng nghiêm máu nàng chảy xuống biển, một loài trai ăn phải hoá thành ngọc; ngọc Mị Châu đem rửa bằng nước giếng nơi Trọng Thuỷ trầm mình thì sẽ sáng ngời.
Truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thuỷ được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích bởi giá trị nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo của nó. Thông qua truyện, chúng ta có thể hình dung được phần nào về bi kịch mất nước của dân tộc ta thời kì Âu Lạc và càng thấm thía hơn bài học giữ nước mà tổ tiên ta đã đúc kết. Câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta bài học về bạn và thù; mối quan hệ giữa nước và nhà… Những bài học lớn rút ra từ truyền thuyết này luôn luôn nóng hổi ý nghĩa giáo dục trong mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài số 3
Hẳn là mỗi lần nhắc đến cái nỏ thần chúng ta đêu nhớ đến câu chuyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy. Câu chuyện ấy như một câu chuyện lịch sử và cũng có những yếu tố hư cấu thể hiện được những buổi đầu dựng nước của ông cha ta. Không những thế thì ta còn thấy được tình nước, tình cha con tình vợ chồng sắt son bị cuộc chiến giữa các nước làm cho rơi vào bi kịch.
Năm ấy những vua An Dương Vương đánh giặc Triệu Đà thế nhưng quân trong thành không thể đánh lại chúng. Mấy ngày trước khi xảy ra trận chiến này có một ông già đã đến đây và nói với vua là sẽ phải cậy nhờ thần Kim Quy nói xong ông già lại đi. Vua An Dương Vương nửa tin nửa ngờ thì sáng hôm sau quân Triệu Đà kéo đến tấn công thành của nhà vua. Quân của An Dương Vương đã chống cự quyết liệt phần vì bị động phần vì chủ quan trước những lời dặn dò của ông già hôm trước. Vua An Dương Vương chạy chốn đến bờ biển. Trong cuộc chiến ấy thì quân của vua đã thua. Ở ngay trên bãi biển ấy làn nước dưới biển bỗng tẽ làm đôi và hiện lên thần rùa kim quy có lấy một cái vuốt vàng của mình cho nhà vua và dặn nhà vua về chế tác thành nỏ thần thì sẽ lấy lại được thành và không sợ bất cứ một quân xâm lược nào cả. Ở đây ta thấy được đời sống tâm linh của nhân dân người Việt. Thần Kim Quy đã mang đến sự giải cứu cho nhà vua. Không ở câu chuyện lịch sử này mà ngay cả đến thời vua Lê Lợi cũng thế. Nhà vua cũng được thần kim quy cho mượn thanh kiếm vàng để đánh tan quân giặc. Và chính vì thế vua An Dương Vương đã chiếm lại được thành và cứ mỗi lần có quân xâm lược thì vua lại đem nỏ thần ra bắn. Vậy nên không có bất cứ một tên giặc nào có thể lọt vào thành chiếm thành được.
Cuộc sống tưởng chừng bình yên từ đấy nhưng lại không. Đó chỉ là sự khởi đầu tốt đẹp mà thôi. Triệu Đà như đoán được nhà vua có bảo bối gì cho nên hắn có nhiều quân tốt đến đâu cũng không thể nào đánh lại An Dương Vương. Thế rồi hắn bày trò câu hòa để thám thính. Trọng Thủy con trai của hắn chính là người có nhiệm vụ tìm ra vũ khí bí mất ấy. Trọng Thủy được lấy con gái của An Dương Vương tên là Mị Châu. Tuy họ là người của hai bên vua cha đối đầu với nhau nhưng khi gặp gỡ và trở thành vợ chồng họ đã yêu thương nhau thật lòng. Về phần vua An Dương Vương lại không hề đề phòng gì trước sự cầu hòa của đối phương. Đó cũng chính là một sai lầm dẫn tới bi kịch. Thế rồi cô con gái của ông cũng ngây thơ mà không đề phòng gì người chồng của mình. Hai người sống hạnh phúc và cô đã đem cái chuyện bí mật về nỏ thần kia cho Trọng Thủy nghe. Vậy là bi kịch bắt đầu từ hành động dại dột ấy. Trong Thủy lén lấy chiêc nỏ thần và dặn người vợ của mình là khi nào đi nhớ làm dấu xong chuyện chàng sẽ đuổi theo nàng.
Vậy là Triệu Đà sau khi đoạn được mục đích đã mang quần đến xâm chiếm thành. An Dương Vương vẫn không biết chuyện bèn sai người đi tìm nỏ thần ra nhưng khổ nỗi không thấy đâu cả. Ngay cả nhà vua vẫn không nghĩ rằng Trọng Thủy lấy. Vì thế cũng đành nghinh chiến đánh Triệu Đà. Quân vua không có nỏ thần yểm trợ thì tan tác thua trận. Vua An Dương Vương đã đưa Mị Châu lên ngựa và chạy ra phía biển để cầu cứu Long hải. Trên đường đi nàng vẫn không hề hay biết Trọng Thủy lừa dối mình vẫn làm theo lời chàng dặn. Nàng dứt những chiếc lông ngỗng để làm dấu cho chàng chạy theo. Có thể nói Mị Châu là một cô gái hết sức ngây thơ không biết đến mưu hại người khác. Đồng thời ta cũng thấy được tình cảm mà hai người dành cho nhau là một tình cảm vợ chồng thật sự.
Đến bên bờ biển, rùa thần hiện ra nói rằng chính người ngồi sau ngựa là kẻ đã làm nên những chuyện này. Người cha An Dương Vương không ngần ngại do dự gì mà rút kiếm chiếm đầu con gái mình ngay tức khắc. Sau đó cùng với rùa kim quy rẽ nước xuống long cung. Bi kịch ấy cho thấy người con gái ngây thơ kia đã làm mất nước của cha mình. Nhưng cũng thật đáng thương cho cô khi chết đi mà không hiểu tại sao mình bị chết. Một điều khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về hành động của người cha. Vua An Dương Vương không phải là không thương con nhưng trước những lời nói của thần kim quy ông như tức giận trước người con gái của mình. Chính vì sự ngây thơ tin người của cô đã làm ông mất nước. Bi kịch tình cha con là như vậy đấy. Chỉ khổ cho người con gái nhu mì nết na kia chết một cách oan ức không biết mình đã làm nên tội tình gì. Cô gái thánh thiện ấy chỉ biết rằng mình nghe lời vua cha và có một tấm lòng vàng son với người chồng của mình mà thôi. Chết đi cô biến thành ngọc trai thể hiện sự ngây thơ trong trắng trong tâm hồn mình.
Về phần trọng Thủy thì sau khi hoàn thành nhiệm vụ chàng đuổi theo nàng nhưng đó lại cũng là dấu hiệu để cho cha chàng đuổi theo để giết vua An Dương Vương. Khi đến nơi Trọng Thủy thấy xác của vợ mình đã vô cùng đau xót. Suy cho cùng Trọng Thủy cũng vì vâng lời cha mình chứ bản thân chàng không hề độc ác. Chàng yêu thương mị Châu thật lòng chứ không phải lừa dối. Chàng chỉ làm theo lời của cha mình mà thôi. Ở đây ta thấy sự trung hiếu của người con trai dành cho cha mình chứ bản thân chàng cũng không ý thức được việc làm của mình sẽ gây ra cái chết thương tâm của nhiều người như vậy. Và Trọng thủy mỗi lần tắm nhìn xuống giếng lại thấy hình bóng của Mị Châu dưới đó. Anh quá đau đớn vì thế cho nên anh quyết định nhảy xuống giếng ấy để tử tự.
Câu chuyện kết thúc với một tấn bi kịch về mất nước, tình cha con, tình nghĩa vợ chồng. Họ đều nhận lấy một kết cục cho việc làm của mình. An Dương Vương vì không đề phòng mà thành ra như thế. Mị Châu quá đỗi ngây thơ tin người, Trọng Thủy vì tình nghĩa cha con không ý thức việc làm của mình. Tất cả những việc làm ấy đã dẫn đến bi kịch nhưng ta vẫn thấy được những vẻ đẹp của họ. An Dương Vương thẳng tay chém con thể hiện lòng yêu nước, Mị Châu yêu thương cha, yêu thương son sắt người chồng. Trong Thủy là một người con có hiếu và yêu thương vợ mình.
Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài số 4
Mỗi một địa danh, một ngôi đình làng, một lễ hội thường gắn với một truyền thuyết, một câu ca. Xưa kia lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng vô cùng quen thuộc của nhân dân. Người dân đến với lễ hội được thoả mãn cả phần tâm linh (cầu mong những điều tốt đẹp cho dân làng, cho gia đình) và cả phần giao lưu, cộng cảm với cộng đồng. Thái độ, quan niệm thành kính, ngưỡng vọng của nhân dân cũng thể hiện rất rõ qua các nghi lễ thờ cúng, vật phẩm dâng tiến, các hành động lễ hội, các tục, hèm (đặc điểm riêng liên quan đến nguồn gốc, thân thế, chiến công hay sự hoá thân của nhân vật được thờ phụng). Đây cũng chính là mặt quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường.
1. Đặc điểm về nội dung
Với truyền thuyết này, kết cấu cốt truyện được xây dựng thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhân dân khá rõ. Nội dung của tác phẩm được phân thành hai phần, có thể tồn tại độc lập nhưng vẫn nằm trong chỉnh thể. Ta sẽ phân tích hình tượng các nhân vật trong sự phát triển của kết cấu cốt truyện để tìm hiểu chủ đề. Kết cấu hai phần của truyền thuyết thể hiện rõ nét chủ đề tư tưởng mà nhân dân muốn trao gửi cho thế hệ sau. Phần thứ nhất là bài học dựng nước và chiến thắng của An Dương Vương và nhân dân Âu Lạc. Phần thứ hai là bài học rút ra từ việc mất nước, do lỗi lầm của cha con An Dương Vương. Đó là sự thật lịch sự nhưng cũng là dụng ý nghệ thuật được tác giả dân gian khắc họa.
a) Phần 1 : Bài học dựng nước và chiến thắng của An Dương Vương và nhân dân Âu Lạc
Theo chúng tôi, cuộc tranh chấp Hùng – Thục thực ra là một tất yếu lịch sử phù họp với thời đại sử thi. Đó là thòi kì liên minh bộ tộc để mở rộng địa bàn, lãnh thổ. Bộ tộc nào mạnh, bộ tộc ấy sẽ chiến thắng. Người anh hùng nào tài giỏi, đủ sức mạnh chiến thắng, người anh hùng ấy được tôn vinh. An Dương Vương đã có công sáp nhập nhà nước Văn Lang với nhà nước Âu Việt để trở thành quốc gia Âu Lạc lớn mạnh, văn minh hơn. Là một thủ lĩnh bộ tộc vùng cao, An Dương Vương đã có cái nhìn chiến lược, tài quân sự khi quyết định rời kinh đô từ vùng núi Phong Châu của vua Hùng về định đô ở đồng bằng ven sông Hồng thuộc cổ loa, Đông Anh, Hà Nội (rất gần với cố đô Thăng Long của các vua nhà Lí hơn một ngàn năm sau, nghĩa là rất gần với trung tâm Thủ đô Hà Nội bây giờ). Chi tiết An Dương Vương xây thành Ốc (Loa Thành) mãi không xong, sau phải "lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần", được sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp cho kế sách diệt trừ yêu quái để xây Thành, cho vuốt làm nỏ thần,… là những chi tiết đậm yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Có thành cao (Thành rộng hon ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành), vũ khí linh diệu [nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc), nên khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược nước ta, chúng đã thua lớn, không dám đối chiến, bèn xin hoà. Yếu tố thần thoại đan xen với yếu tố lịch sử khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng tính khái quát, ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết chiến thắng yêu quái thể hiện những khó khăn và quyết tâm của cha ông ta trong buổi đầu dựng nước. Chi tiết vuốt của thần Kim Quy là sự lí tưởng hoá, khái quát hoá kĩ thuật chế tác đồ đồng, mũi tên đồng của cha ông ta thời Âu Lạc mà tiêu biểu là tài năng của tướng quân Cao Lỗ – người sau này được nhân dân một số địa phương thờ phụng. Khoa học khảo cổ với các công trình khai quật lòng đất Loa Thành vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX đã tìm được rất nhiều mũi tên đồng, những công cụ bằng đồng,… đã chứng minh sự gắn kết giữa huyền thoại và lịch sử. (Người Hi Lạp cũng đã khai quật và tìm được dấu tích thành Tơ-roa chìm khuất trong lòng đất nhờ những chỉ dẫn trong sử thi huyền thoại I-li-át, Ô-đi-xê). Hình tượng nỏ thần nằm trong môtíp vũ khí thần kì không thể thiếu trong các truyền thuyết và cổ tích về người anh hùng chống ngoại xâm : roi sắt, ngựa sắt của người anh hùng Thánh Gióng, vuốt rùa của Triệu Quang Phục, gươm thần của Lê Lợi, thanh gươm ông Tú trong truyền thuyết Tây Nguyên,… Nguyên nhân tạo nên chiến thắng là do An Dương Vương có ý chí, quyết tâm, có tinh thần bền bỉ trong sự nghiệp dựng nước, được tổ tiên, trời đất phù trợ, nhân dân giúp sức, biết sử dụng tài năng của các tướng giỏi như Cao Lỗ,… Có được các yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hoà ấy, người cầm quân giành chiến thắng là tất yếu.
b) Phần 2 : Bài học rút ra từ việc mất nước, do lỗi lầm của cha con An Dương Vương
Nội dung của phần này tập trung phản ánh và khắc hoạ sâu sắc nguyên nhân thất hại của cha con An Dương Vương. Có thành cao, hào sâu, vũ khí thần kì nhưng yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định. Do chủ quan, khinh địch An Dương Vương đã cho Triệu Đà cầu hoà rồi "vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ". Do chủ quan, ỷ vào vũ khí nên khi quân Triệu Đà đã kéo sát đến chân thành, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung chơi cờ, cười mà nói rằng "Đà không sợ nỏ thần sao ?". Loa Thành thất thủ, vua chỉ còn biết đặt người con gái yêu duy nhất của mình lên ngựa chạy trốn về phương Nam.
– An Dương Vương là nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, là người có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước nhưng cũng mắc sai lầm nghiêm trọng, lịch sử không thể tha thứ. Đất nước Âu Lạc roi vào thảm kịch ngàn năm Bắc thuộc cũng từ lỗi lầm đau xót đó của cha con An Dương Vương. An Dương Vương đã phải chịu thất bại, nỗi đớn đau vô cùng to lớn : là một nhà vua có công dựng nước mà tự mình làm mất nước, là một người cha rất mực yêu con mà phải tự tay chém đầu người con gái yêu quý nhất của mình. Hành động chém con gái của An Dương Vương vừa thể hiện bi kịch của An Dương Vương vừa là cách khắc hoạ thêm tính cách của nhà vua. Khi tỉnh ngộ, nhận rõ lỗi lầm, An Dương Vương đã kiên quyết đặt lợi ích quốc gia lên trên tình nhà.
Nhân dân rất công bằng khi thể hiện thái độ về luận công và tội của nhà vua. Khi kết thúc truyền thuyết, dân gian không để An Dương Vương tự tử ở biển Đông khi cùng đường như lịch sử ghi lại mà để thần Kim Quy hiện lên trao sừng tê bảy tấc cho An Dương Vương rẽ nước đi xuống biển Đông, hoà thành khí thiêng, bất tử cùng sông núi (theo quan niệm dân gian, người anh hùng có công với đất nước không bao giờ chết). Ta lại gặp ở đây môtíp hoá thân kì ảo rất quen thuộc trong các truyền thuyết về người anh hùng dân tộc. Nếu như hình tượng Thánh Gióng bay lên trời có âm hưởng hào hùng, kì vĩ thì hình tượng An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ nước dẫn đi xuống biển có âm hưởng bi tráng hon. An Dương Vương được thờ ở nhiều nơi ưên đất nước ta, đền thờ lớn nhất ở Cổ Loa (Hà Nội).
– Nhân vật Mị Châu chỉ xuất hiện ở phần sau của câu chuyện, là nguyên nhân trực tiếp gây nên hoạ mất nước. Có nhiều ý kiến đánh giá về nhân vật Mị Châu, người lên án, kẻ bênh vực, song cần phải bám vào chi tiết nghệ thuật để hiểu thái độ của nhân dân. Nếu quap điểm đạo đức phong kiến đánh giá người phụ nữ theo tiêu chí "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) thì MỊ Châu nặng phần đáng thương mà nhẹ phần tội lỗi. Nàng là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được ? Nhân dân đã đánh giá về hành động của nàng như thế nào ? Nhân dân đứng trên quan điểm nào để xem xét ? Mị Châu tin yêu chồng nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc "bí mật quốc gia" của một người dân đối với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dẫu chỉ vì nhẹ dạ, vô tình cho Trọng Thuỷ "xem trộm nỏ thần". Nếu sự mất cảnh giác của vua cha là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực tiếp gây nên hoạ mất nước. Nàng tin yêu chồng bằng tình yêu mù quáng. Nhân dân đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện sáng rõ sự mù quáng đáng trách của Mị Châu. Trọng Thuỷ đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi MỊ Châu : "Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?". Mị Châu đáp : "Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu". Trọng Thuỷ vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, thế mà Mị Châu nhẹ dạ, mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn ngồi trên lưng ngựa sau vua cha rắc lông ngỗng cho quân Triệu Đà lần theo dấu vết. Phải chăng áo lông ngỗng càng lúc càng đẩy cha con nàng đến con đường cùng không lối thoát ? Nhân dân đã thể hiện quan niệm của mình rất rõ ràng khi để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí nhân dân) kết tội Mị Châu thật đanh thép, không khoan nhượng : "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó !".
Cần chú ý, nhân dân gọi Mị Châu là giặc. Nhân dân không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức ịihong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Nàng phạm phải lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối vói đất nước. Nhân dân đã để cho MỊ Châu phải chết dưới lưỡi gươm nghiêm khắc của vua cha. Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu lí vừa đạt tình. Có tội thì phải đền tội nhưng oan tình cần được hoá giải. Hãy nghe lời khấn của Mị Châu trước khi bị chém đầu. Theo Đỗ Bình Trị, "Nếu cho rằng Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là câu chuyện tình yêu chung thuỷ, đẹp đẽ thì đó là lời nhục mạ vong linh nàng Mị Châu tội nghiệp, vì nếu thế nàng sẽ là kẻ si tình, mù quáng cho đến tận lúc chết". Nhưng nàng chỉ vô tình mà mắc tội. Khi nghe lời phán quyết của thần Kim Quy, biết mình bị lừa dối, nàng không một chút nào nhớ đến Trọng Thuỷ, không một lời nào xin tha tội chết mà chỉ còn duy nhất ước nguyện được minh oan cho lỗi lầm không thể tha thứ của mình : "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Lưỡi gươm oan nghiệt của vua cha vung lên, máu người con gái "chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu". Lời khấn của nàng công chúa vừa đáng giận vừa đáng thưong được ứng nghiệm, oan tình được hoá giải nhờ trí tưởng tượng và thái độ nghiêm khắc mà nhân hậu của nhân dân.
Một số bản kể trong dân gian còn có chi tiết, sau khi chết, máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn phải hoá thành ngọc, xác của nàng kết thành hòn đá hình người con gái không đầu trôi theo dòng sông về vùng đất cổ Loa thì dừng lại. Nhân dân trong vùng biết là đá thiêng, rước về lập am Mị Châu. Ngày nay nếu có dịp về thăm hoặc dự lễ hội cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), ta có thể vào thắp hương ở am Mị Châu, gần đền thờ An Dương Vương. Trong ngôi đền nhỏ, nghi ngút khói hương, pho tượng nàng công chúa không đầu, mặc áo hoàng bào, đeo nhiều châu ngọc là lời nhắc nhở vô cùng thấm thìa và sâu sắc cho bao thế hệ về bài học lịch sử mất nước đau xót và nỗi oan tình quá đỗi đau thương của công chúa Mị Châu. Hoá đá vì oan khuất, vì tuyệt vọng cũng là môtíp nghệ thuật quen thuộc trong truyện kể dân gian. Trong truyền thuyết Trầu cau, Lang – nhân vật người em bị người anh ngờ oan – buồn bã ra bờ sông ngồi khóc, kiệt sức mà hoá đá ; nàng Vọng Phu ôm con chờ chồng, hoá đá trong nỗi đau đớn tuyệt vọng khôn cùng. Những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời đó là những lời nhắn gửi vô cùng sâu sắc, lòng nhân hậu bao dung của nhân dân có sức trường tồn vẫn lung linh toả sáng.
Bài học giữ nước và câu chuyện tình bi thảm này là nguồn cảm hứng không voi cạn cho các tác giả đời sau:
+ Một đôi kẻ Việt, người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi móng,
Lông ngỗng thiếp đưa đường.
Thề nguyền phu phụ
Tinh nhi nữ, việc quân vương.
(Tản Đà)
+ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
(Tố Hữu)
– Nhân vật Trọng Thuỷ : Việc đánh giá nhân vật này có phần thống nhất hơn. Trọng Thuỷ là kẻ thực hiện âm muu đen tối của vua cha là thôn tính quốc gia Âu Lạc. Trọng Thuỷ hiển nhiên được coi là tên gián điệp không hơn không kém. Song, không thể nói rằng Trọng Thuỷ không phải là nhân vật chứa đựng mâu thuẫn. Khi đạt được ý nguyện của vua cha, thôn tính được đất nước Âu Lạc, lần theo dấu lông ngỗng tìm thấy xác Mị Châu, Trọng Thuỷ đem xác vợ về chôn cất, "thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết". Chính cái chết đã làm sáng lên chút nhân tính còn lại trong con người Trọng Thuỷ. Cái chết của Trọng Thuỷ, Mị Châu là lời tố cáo âm mưu và thực tế chiến tranh xâm lược, phản ánh mối quan hệ giữa nước và nhà, số phận quốc gia và hạnh phúc cá nhân. Có dị bản ở vùng Cổ Loa kể rằng, khi Triệu Đà thắng lọi mở tiệc khao quân, thuyền của Trọng Thuỷ đang dạo choi trên hồ thì oan hồn Mị Châu hiện lên túm cổ dìm Trọng Thuỷ chết tươi. Chúng ta thấy đây là bản kể không có tính hệ thống nếu đặt trong tương quan với hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Nếu oan hồn Mị Châu dìm chết Trọng Thuỷ thì làm sao có thể còn tồn tại hình tượng ngọc trai – giếng nước sâu sắc và giàu ý nghĩa như vậy. "Người đòi sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm". Hình tượng này đã hoá giải nỗi oan của Mị Châu và cả nỗi giày vò, ân hận của Trọng Thuỷ. Bài học cảnh giác cao độ và sự cảm thông sâu sắc với những nỗi oan tình. Tìm hiểu truyền thuyết fõ ràng phải kết họp cả việc khai thác hình tượng nghệ thuật, các môtíp nghệ thuật theo hướng thi pháp học, đồng thòi phải chú ý đến phưong pháp nghiên cứu liên ngành.
Nhân dân đã nghiêm khắc biết bao và cũng nhân hậu biết bao khi xử lí số phận ba nhân vật trung tâm của tác phẩm qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và có sức lay động lòng người.
2. Đặc điểm về nghệ thuật
Nghệ thuật xây dựng nhân vật vừa gắn với "cái lõi sự thật lịch sử" vừa lung linh yếu tố hoang đường, kì ảo tạo nên "chất thơ và mộng" tràn đầy trong tác phẩm. Các chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ và hành động được chọn lọc để khắc sâu hình tượng nhân vật: An Dương Vương tài giỏi nhưng mất cảnh giác, giặc đến vẫn điềm nhiên đánh cờ, rút kiếm chém con gái, lời của thần Kim Quy; Mị Châu ngồi trên lưng ngựa rắc lông ngỗng, lời khấn nguyền của nàng trước khi chết,…
Những hư cấu nghệ thuật (Rùa vàng, Mị Châu và chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái) được sáng tạo là để nhân dân gửi gắm lòng kính trọng đối vói thái độ dũng cảm của vị anh hùng, sự phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu là lời giải thích lí do mất nước và nỗi đau mất nước.
Kết cấu vừa theo công thức chung vừa có nét riêng độc đáo, khắc hoạ hai phần chính của cốt'truyện thể hiện chủ đề tư tưởng một cách nhất quán, đó là nguyên nhân tạo nên chiến thắng và thất bại đau xót của cha con An Dương Vương. Các tình tiết chặt chẽ, hấp dẫn, hình tượng ngọc trai – giếng nước có xu hướng cổ tích hoá và có ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc.
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- hành động chém rơi đầu của mị châu để lại chi em suy nghĩ gì
- phan thich eu ti ki ao lot loi lich su ADV MC TT
- suy nghĩ của em về đoạn mị châu bị Cha giết và rùa vàng đưa an dương vương xuống biển
- suy nghĩ của em về đoạn trích mị châu bị Cha giết rùa vàng đưa vua xuống biển xembaigiai