16/01/2018, 13:27

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Văn mẫu lớp 11

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Văn mẫu lớp 11 Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Bài số 1 Một trong những hoạt động không thể thiếu được của con người hiện nay là tham gia giao thông. Xã hội đang ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu đi lại của mọi ...

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Văn mẫu lớp 11

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Bài số 1

Một trong những hoạt động không thể thiếu được của con người hiện nay là tham gia giao thông. Xã hội đang ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu đi lại của mọi người trở nên vô cùng thiết yếu. Chính vì thế, giao thông trở nên ùn tắc khủng khiếp và đang là một trong những vấn đề thời sự nóng hổi của toàn thế giới, nhất là ở Việt Nam.

Trước tiên phải hiểu: Giao thông là gì? Giao thông là những con đường, những ngã tư, ngã năm, những cột đèn xanh, đèn đỏ… và những con người đang ngày ngày điều khiển các phương tiện đi lại như xe máy, xe đạp, ô tô… trên đường là những người trực tiếp tham gia'giao thông. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mọi người cứ đi lại và tuân thủ đúng quy định về an toàn giao thông Thế nhưng lại nảy sinh một vấn đề nguy hiểm: lượng người tham gia giao thông ngày một đông và quan trọng là hầu hết đều không tuân thủ đúng quy định tiên dĩ nhiên sẽ gây ra hậu quả ùn tắc giao thông – một vấn đề gây nhiều tranh cãi và bức xúc trong dư luận.

Đối với xã hội Việt Nam hiện nay, hẳn chẳng ai xa lạ với hiện trạng ùn tắc giao thông. Lâu dần nó trở nên một hình ảnh quen thuộc, mà ngày nào cũng có là chuyện đương nhiên, không tránh khỏi và cũng chưa có ai đưa ra giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề này. Vào giờ cao điểm tầm 4-5h chiều, khi ra ngoài đường, bạn sẽ đinh tai nhức óc khủng khiếp vì những tiếng còi phát ra từ hàng ngàn chiếc xe máy, hàng trăm chiếc ô tô và rất nhiều những phương tiện khác. Lòng đường rộng thênh thang dường như trở nên quá tải, không đủ sức chứa con người và các loại phương tiện tham gia giao thông, nên người và xe cứ thế điềm nhiên phi thẳng lên vỉa hè, rồi nối đuôi nhau phi xuống mà không hề hay biết, cũng chẳng cần quan tâm rằng việc mình vừa làm lại khơi nguồn cho một luồng ùn tắc giao thông mới. Trên mọi ngã tư, mọi ngã rẽ, đèn giao thông như bị vô hiệu hóa, thậm chí ngay cả khi có công an đứng chỉ đường, điều khiển phương tiện để giải quyết tình trạng ùn tắc vẫn có những chiếc xe máy phóng đánh vèo từ bên nọ sang bên kia, thật là hành vi vô văn hóa và thiếu ý thức? Xe đi ngang, xe đi dọc, xe đi xuôi, xe đi ngược, xe nào cũng phát ra tiếng còi inh ỏi, cảm giác ngoài đường lúc bấy giờ là một chiến trường của những con thú.hung dữ, sẵn sàng lao vào nhau, bất chấp tất cả mọi quy định luật lệ an toàn giao thông chỉ mục đích được việc mình.

Đó mới chỉ là một trong vô văn những biểu hiện thường thấy gây nên tình trạng ùn tắc giao thông. Còn rất nhiều những hình ảnh, những hành động vô cùng xấu khác mà chỉ cần bước chân ra đường, nhất là vào giờ cao điểm, bạn sẽ được tận mắt “chiêm ngưỡng”. Thật khủng khiếp. Vậy nguyên nhân ùn tắc giao thông thông là do đâu? Điều này quả thực tế và tôi tin là cũng có thể kể ra hàng loạt. Đầu tiên, đó là có người dân đổ ra đường quá nhiều dẫn đến ùn tắc và khi ùn tắc thì người ta chẳng cần biết đến các quy định hiệu lệnh giao thông là gì. Mọi người cứ mặc ai nấy đi, mạnh ai người nấy về nhà trước. Như đã nói ở trên, họ sẵn sàng lao xe lên vỉa hè – một mình một đường để đi cho nhanh, cho được việc, kịp giờ, nhanh chóng về nhà mà không cần quan tâm đến người khác. Mặc ai nói gì thì nói, ai. Còi cứ còi, đường ta ta đi, việc ta ta làm. Đó là phương châm và cũng là tâm lí chung của mọi người dân tham gia giao thông trong tình trạng ùn tắc. Đây là nguyên nhân thường thấy, phổ biến nhất gây ùn tắc giao thông. Nguyên nhân tiếp theo cũng góp phần không nhỏ trong “công cuộc phá hoại xã hội” này chính là các cột đèn giao thông ở các ngã tư, ngã năm đã hỏng nhiều ngày mà chẳng ai thèm sửa chữa. Đó là điều kiện thuận lợi và thậm chí cũng là lí do để mọi người tự tiện đi lại theo ý của riêng mình. Hãy thử tưởng tượng, chỉ trong một ngã tư thôi mà cả bốn phía cùng đồng loạt đi tới người thì đi thẳng, trong một ngã tư thôi mà cả bốn phía cùng đồng loạt đi tới người thì đi thẳng, người rẽ trái, người lại rẽ phải, cứ thể lao về phía nhau cùng một lúc thì không ùn tắc giao thông mới là chuyện lạ. Không có đèn giao thông thì mọi người không tuân thủ đã đành, vậy mà những ngã tư lớn sáng đèn đầy đủ, người ta ủng chả thèm tuân thủ nốt. Đúng là một dây chuyền hỗn loạn. Con người hỗn loạn khiến cho việc tham gia giao thông cũng trở nên hỗn loạn một cách khủng khiếp. Thế nhưng không thể không nói rằng nguyên nhân gây ùn tắc giao thông cũng là do các cơ quan chức năng góp một phần không nhỏ. Thỉnh thoảng vào giờ cao điểm thì mới thấy sự xuất hiện “đáng quý” của những chiến sĩ công an “giải phóng mặt trận”, rồi những cột đèn hỏng, những công trình thi công dang dở đang thực hiện bỗng dưng bị bỏ bê vài tháng vì những nguyên do vô cùng vô lí đến vài tháng sau mới được sửa chữa, thì công tiếp. Nhưng phần lớn vẫn là do ý thức của người dân và những con người trực tiếp tham gia giao thông. Có một nguyên nhân sâu xa hơn, đó là những năm gần đây, người dân nông thôn để ra thành thị quá đông để sinh sống, kiếm việc làm cũng gây nhiều phiền toái, bức xúc cho xã hội và điển hình là gây nên tình trạng ùn tắc giao thông.

Như đã nói, ùn tắc giao thông hiện đang là một vấn nạn của xã hội nên những tác hại mà nó gây ra là không nhỏ và không ít. Ùn tắc giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất và góp phần nhiều nhất vào ô nhiễm, phá hủy môi trường. Giờ cao điểm, không chỉ bị đinh tai nhức óc bởi những tiếng còi xe. inh ỏi mà kinh khủng hơn, hai lá phổi quý báu của mỗi con người lại đứng trước nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao, bởi dù có khẩu trang che kín mặt đi chăng nữa thì ta vẫn cần phải hít thở và như thế thì làm sao tránh khỏi việc hít hàng bao nhiêu khói bụi độc hại từ các ống bô xe máy, ô tô và nhiều phương tiện khác? Như vậy là một vòng tuần hoàn dễ thấy, ta càng thải ra nhiều thì chính ta lại là người hít phải chứng nhiều và cứ thế, ta tự hủy hoại cuộc sống của ta. Dẫu biết rằng giờ cao điểm là lúc mọi người tan làm, tan học để trở về nhà sau một ngày làm việc lao động mệt mỏi, vì thế ai cũng căng thẳng và để cáu kỉnh. Thế rồi ra đường lại gặp phải tình trạng ùn tắc giao thông nên người ta dễ có những hành động thiếu suy nghĩ chỉ để nhanh chóng được về nhà, thoát khỏi con đường đầy rẫy xe cộ, khói bụi và những tiếng còi khó chịu. Nhưng không phải ai cũng biết rằng hậu quả của những việc làm ấy là khôn lường, nó dễ dàng gây ra tai nạn giao thông cho rất nhiều người, trong đó có bạn và còn có thể cướp đi mạng sống nữa. Vì thế, dừng ngụy biện rằng bạn đang mệt, đang cáu kỉnh một chuyện gì đó, chỉ mong mau chóng được về nhà mà bất chấp luật lệ giao thông để gây ra những hành động, việc làm thiếu suy nghĩ dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Hãy nhớ rằng: Cuộc sống là vô giá. Thà chậm một phút chứ đừng đánh mất cả cuộc đời mình chỉ trong một phút!

Ùn tắc giao thông là một vấn đề cấp bách, cần phải đưa ra những giải pháp nhanh chóng để kịp thời giải quyết triệt để vấn nạn này. Chúng ta đừng vội trách móc chỉ trích các cơ quan chức năng mà trước tiên hãy nhìn vào chính mình. Mỗi người tham gia giao thông cần phải có ý thức tự giác chấp hành mọi quy định, luật lệ về an toàn giao thông cho đúng, cho tốt; những người không trực tiếp điều khiển các phương tiện giao thông thì cần phải nhắc nhở người điều khiển chấp hành luật lệ, đừng thấy người ta vượt mình cũng vượt, hay mượn cớ muộn giờ… để bất chấp tất cả muốn làm gì thì làm ở nơi cần ý thức tự giác của người dân như vậy. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống thực tế của người dân, đừng “bỏ quên” các cột đèn hỏng, các lễ đường bị phá vỡ hay các công trình đang thi công dang dở bị đứt đoạn để rồi vật liệu xây dựng cứ thế thản nhiên chễm chệ ngay dưới lòng đường. Thêm nữa các nước nên có một quy định rất hay và thực tế: cứ người nào vi phạm, bất kể là vi phạm gì, lớn hay nhỏ cũng đều đánh vào tài chính. Ở nước ta cũng nên như vậy. Phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm kể cả vô tình. Giờ cao điểm, các cơ quan chức năng cũng cần huy động thêm chiến sĩ công an đứng ở các ngã tư nhiều hơn nữa để điều khiển và giải quyết nhanh chóng tình trạng ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, không thể không kể đến một việc làm đáng được hoan nghênh của người Việt Nam, một quy định được áp dụng bắt buộc đối với những người điều khiển xe máy – phương tiện di chuyển chủ yếu ở Việt Nam, từ tháng 12/2007: cứ ra đường, tham gia giao thông là phải đội mũ bảo hiểm. Người Việt Nam hầu hết đã chấp hành quy định này và nhờ đó, giao thông được cải thiện phần nào, tai nạn giao thông hai năm vừa qua cũng giảm đáng kể. Quả là một thành tích!

Xã hội đang phát triển, đi cùng với nó là một loạt các vấn đề tiêu cực vẫn chưa được giải quyết triệt để, trong đó có tình trạng ùn tắc giao thông. Bởi vậy, cần hơn tất cả là ý thức tự giác chấp hành mọi quy định về an toàn giao thông của mọi người dân. Tất cả chúng ta hãy cùng chung tay góp sức đẩy lùi và xóa bỏ những vấn nạn này của xã hội, giúp cho đất nước ngày một phát triển và giàu đẹp hơn. Đừng để những vấn nạn ấy cướp đi mạng sống của bạn hay những người bạn yêu quý. Hãy có ý thức và biết bảo vệ cuộc sống của chính mình!

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Bài số 2

Ùn tắc giao thông ùn ứ giao thông đang trở thành quốc nạn của Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện tượng đặc biệt trầm trọng ở TP HCM và Hà Nội. Chúng ta có thể nói rằng đây là hệ lụy của việc phát triển đô thị thiếu sự bền vững kéo dài. Trong số những bức xúc của người dân thì tình trạng ùn tắc giao thông là số một.

Hiện tượng ùn tắc giao thông thì bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều mắc phải. Việc này đã tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Hàng loạt các phương án được đưa ra những chưa có lời kết cho câu chuyện về giao thông. Điều mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng ở các nước phát triển thì hệ thống giao thông của họ thuận tiện và hạn chế được tình trạng tắc đường ở mức tối đa. Ngược lại ở các nước đang phát triển và đông dân số như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn độ thì tình trạng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Vậy nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông ở nước ta là do đâu? Trước hết chúng ta có thể kể đến vị trí địa lý của hai thành phố lớn ở Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn. Sau giải phóng chúng ta bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và việc đầu tiên là tập trung phát triển kinh tế để xóa đói, giảm nghèo chúng ta dồn toàn lực phát triển kinh tế mà không chú trọng đến việc quy hoạch phát triển nội đô vì vậy dẫn đến hiện tượng hàng nghìn các căn nhà được xây lên, kinh tế được phát triển, hàng nghìn con người đổ lên các thành phố để học tập và làm việc thoát nghèo cũng chính từ đây tình trạng tắc đường diễn ra tràn lan và phổ biến.

Trong phát triển kinh thế thì giao thông và điện lực phải đi trước một bước nhưng ở Việt Nam việc này dường như không được chú trọng. Có những con đường quốc lộ xây dựng kéo dài hàng chục năm khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng ùn ứ kéo dài. Đến khi làm xong thì các đoạn làm trước đã xuống cấp hư hại vậy là lại tiếp tục công cuộc sữa chữa gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống nhân dân.

Cùng với sự phát triển kinh tế thì đời sống nhân dân được nâng lên vì vậy việc sở hữ xe cá nhân đã tăng cao. Hầu hết các gia đình đều sở hữu ít nhất một chiếc xe máy. Điều này dẫn đến hiện tượng gia tăng đột biến phương tiện giao thông dẫn đến hiện tượng ùn tắc vào giờ cao điểm. Trong vài năm trở lại, nhờ các chính sách phát triển kinh tế mà xe ô tô đã trở thành một phương tiện cá nhân phổ biến trong khi hệ thống giao thông không chịu tải được vậy là tắc chồng tắc.

Các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện… vẫn chưa được quan tâm và phát triển đúng mức dẫn đến việc di chuyển của người dân không thuận tiện bắt buộc họ phải sử dụng phương tiện cá nhân.  Kết hợp với ý thức tham gia giao thông của người Việt còn kém, thường xuyên đi ngược chiều , lần làn, vượt đèn đỏ,xe đi ngang, xe đi dọc, xe đi xuôi, xe đi ngược, xe nào cũng phát ra tiếng còi inh ỏi, cảm giác ngoài đường lúc bấy giờ là một chiến trường.

Ùn tắc giao thông còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường và phát sinh bệnh tật. Vào giờ cao điểm, không chỉ đinh tai nhức óc, cùng khói bụi ô nhiễm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Vậy giải pháp nào cho công cuộc trên? Điều đầu tiên cần kể đến chính là việc quy hoạch lại các vùng trọng điểm kinh tế. Di dời các trọng điểm kinh tế phần đều khắp cả nước để tránh tình trạng độ tập trung vào hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn.

Không ngừng nâng cấp hệ thống giao thông ở Hà Nội và Sài Gòn để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Đồng thời phát triển mạnh hơn nữa các phương tiện giao thông công cộng nhắm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như giảm thiểu được lượng phương tiện cá nhân tham gia giao thông.

Nâng cao ý thức của người tham ra giao thông. Tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia đúng luật và sử dụng các phương tiện công cộng để bảo vệ môi trường cũng như giảm tình trạng ùn tắc giao thông.  Trong những năm trở lại đây ở Việt Nam hệt thống xe buýt đã được nâng cấp, hàng loạt các cầu vượt cùng hệ thống tàu trên cao đã và đang được xây dựng hoàn thành để giảm bớt tình trạng ùn tắc.

Ùn tắc giao thông là vấn đề không phải của riêng ai vì vậy chúng tác chung tay cùng nhau đẩy lùi tệ này của xã hội. Để đất nước ta ngày càng phát triển dân tộc ta ngày càng vững mạnh.

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Bài số 3

Vấn đề tai nạn giao thông (TNGT) là chuyện gây nhiều chết chóc và cũng gây nhiều tranh cãi nhất tại Việt Nam, sau khi nhà cầm quyền đã ban hành rất nhiều luật lệ để giảm bớt số người chết, nhưng việc thi hành thì vẫn trì trệ vì nạn tham nhũng hối lộ lan tràn.Hơn đâu hết, là con người, không vì bất cứ lý do gì mà chúng ta tự hủy họai bản thân cũng như hủy họai kẻ khác bằng bất cứ phương tiện gì. Tham gia giao thông an toàn, không tai nạn, là mơ ước của nhiều người trong cuộc sống đầy biến động như hôm nay.

Một trong những mối lo ngại thường trực của người dân trong nước, nhất là người nước ngoài, Việt kiều, khi bước chân ra đường, là nạn ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Hàng chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm ở nước ta, trong thời gian gần đây, là một con số đầy nhức nhối. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 7.936 vụ, làm chết 7.122 người, bị thương 6.048 người. Như vậy, so với 6 tháng đầu năm trước, số tai nạn giao thông tăng 3,9%, số người bị thương tăng 1,8% và điều đáng quan ngại là số người chết tăng đến 9,9%, có nghĩa là số vụ tai nạn giao thông ngày càng đặc biệt nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây nên căn bệnh trầm kha này đã được chẩn đoán. Đó là tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông vẫn rất phổ biến và không có chiều hướng thuyên giảm: nạn đua xe gắn máy trái phép, xe khách chở quá số người quy định với số lượng lớn, gây tai nạn giao thông, làm chết và bị thương nhiều người vẫn chưa được triệt để ngăn chặn… Tai nạn giao thông ở Việt Nam có thể nói đã thành đại dịch. Nhưng sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề này còn hạn chế. Phải chăng do chúng ta không nhìn thấy hơn 11.000 người chết do TNGT một lúc mà chúng ta còn thờ ơ với vấn đề này. Tai nạn giao thông đang ngày ngày gặm nhấm tài lực và vật lực của nước ta.

Theo một ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Á, thiệt hại về người và vật chất do tai nạn giao thông ở Việt Nam một năm là vào khoảng 885 triệu đô la. Như vậy mỗi năm chúng ta đã tự làm mất đi khoảng 1 tỷ đô la, trong khi nhà nước ta còn nghèo và phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước láng giềng nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên sự mất mát về kinh tế mới chỉ phản ánh được một phần của vấn đề. Tai nạn giao thông còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến một hình ảnh Việt Nam an toàn mà chúng ta vẫn quảng bá với thế giới. Ngành du lịch đang được nước ta rất chú trọng phát triển thành ngành ‘công nghiệp không khói’, và thực tế nó đã và đang đóng góp rất đáng kể vào nguồn thu của quốc gia. Ngoài các tiềm năng du lịch khác, một hình ảnh Việt Nam an toàn đang là một yếu tố thu hút khách du lịch đến với nước ta, nhưng nếu mỗi con đường của Việt Nam trở nên trật tự và an toàn hơn, chắc chắn hình ảnh đất nước ta còn hấp dẫn hơn đối với du khách.

Thực tế, bên cạnh đó,ý thức công dân của một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn quá kém (đặc biệt là giới trẻ, tính tự do, coi thường kỷ cương pháp luật,đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận công dân, lối sống đua đòi, thiếu trách nhiệm với cộng đồng đang trở thành phổ biến trong giới trẻ, trung niên…) Chúng ta đã buông lỏng về giáo dục ý thức công dân cho nhân dân, nhất là giới trẻ và trong học đường. Các biện pháp về giáo dục kiến thức pháp luật trong cộng đồng của chúng ta chưa đủ tầm, chưa thường xuyên để tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức. Các biện pháp chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn sự bùng phát TNGT. Nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn do TNGT của các cấp chính quyền chưa thực sự đầy đủ nên các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa TNGT chưa được quan tâm đúng tầm; thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông hiệu quả, chất lượng kém.Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các phương tiện giao thông.

Để giải quyết trọn vẹn một vấn đề, lẽ dĩ nhiên phải bắt nguồn từ gốc, rễ. Căn nguyên của thực trạng giao thông hiện nay, trách nhiệm đứng đầu vẫn là nhà chức trách. Vẫn biết rằng, với thực trạng giao thông như hiện nay, các nhà chức trách hữu quan phải hao tổn rất nhiều tâm huyết, sinh lực. Trong khuôn khổ bài viết, để giảm thiểu tai nạn giao thông, nhà chức trách cần phải thực hiện một số động thái sau:

* Thứ nhất, khảo sát toàn bộ các tuyến giao thông trọng điểm, nơi thường xảy ra tai nạn, tìm nguyên nhân chính xác và đưa ra giải pháp phòng ngừa. Phải có chiến lược cụ thể đối với việc phát triển và hoàn thiện hạ tầng hệ thống giao thông. Phải xem sự chậm trễ, gian dối trong công trình giao thông là một hành vi gắn liền với tội ác.

* Thứ hai, phải xây dựng được ý thức đạo đức của mọi người dân trong việc tham gia giao thông. Ý thức đạo đức trong tham gia giao thông sẽ là cánh tay đắc lực cùng với luật pháp, chấn chỉnh và hoàn thiện nếp sống văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông.

* Thứ ba, khảo sát những phương tiện vận chuyển hành khách và những con người làm công tác đó. Phải có một qui chuẩn khắt khe đối với người điều khiển phương tiện cũng như phương tiện vận chuyển công cộng.

* Thứ tư, tăng cường đội ngũ công an giao thông, tuần tra. Nếu như lực lượng công an giao thông, thanh tra giao thông chưa đáp ứng, có thể tạm thời vận dụng những lực lượng khác hỗ trợ như quân đội, công an vào những cung đoạn giao thông nguy hiểm vào thời điểm cần thiết như ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ…Phải ý thức rằng, an toàn giao thông như là một mục tiêu chiến lược quan trọng của thời bình.

* Thứ năm, thiết lập lại cơ chế lương bổng đặc biệt phù hợp với điều kiện sống thực tế của công an giao thông, khen thưởng kịp thời và trong sạch hóa, thanh lọc hóa đội ngũ những người làm công tác điều phối giao thông. Với con số thương vong do tai nạn giao thông đang ngày càng tăng lên như hiện nay, có thể xem vấn đề an toàn giao thông là sách lược cần kíp trước mắt, là cuộc chiến lâu dài mà chúng ta cần phải chiến thắng để xây dựng con người và phát triển đất nước.

Thời gian qua các bạn đã được chứng kiến những chính sách mạnh mẽ của đảng và nhà nước trong việc giảm số vụ số tai nạn giao thông. Một trong những hành động của chiến dịch đó là vận động đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới cùng với luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên một số tuyến đường. Nhưng hiện nay, sự chấp hành cũng như ý thức thực hiện đúng mức. Lí do sau được đưa ra để biện minh: “Đội mũ bảo hiểm làm tóc của tôi rối tung lên hết. Nó khiến tôi trông thật ngố. Nó vừa nóng lại vừa nặng nề, nó làm hạn chế tầm nhìn và thính giác của tôi.Tôi chỉ chạy xe trong thành phố thôi thì cần gì phải đội mũ bảo hiểm nhỉ!Tôi chưa bao giờ bị tai nạn trước đây nên không có lý do gì để phải đội mũ bảo hiểm.”

Nhưng hãy xem những con số dưới đây: Trong tháng 7 cả nước xảy ra 1.032 vụ TNGT, làm 923 người chết và 624 người bị thương. Tính chung 7 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 7.494 vụ TNGT, làm 6.844 người chết và 4.902 người bị thương; giảm 15,44% số vụ, 14,01% số người chết và 28,53% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2007. Theo số liệu của Bệnh viện Việt – Đức, từ đầu tháng 8 đến nay, ngày nào Bệnh viện cũng phải tiếp nhân khoảng 40 bệnh nhân bị tai nạn giao thông (TNGT). Cụ thể là ngày 22/8 có 51 người; ngày 23/8 có 42 người. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.Đó là một con số đáng suy nghĩ. Và trên thực tế mỗi chúng ta, đều có thể ý thức được rằng nguy hiểm luôn luôn ở xung quanh chúng ta nhưng nhiều người vẫn không chịu mang mũ bảo hiểm bên mình để bảo vệ bản thân. Thậm chí, những người từng bị tai nạn giao thông cũng tỏ ra coi thường lợi ích của việc mang mũ bảo hiểm.

Hãy lắng nghe lời tâm sự của bạn 1 bạn trẻ dưới đây:

“Tên tôi là Huỳnh Thanh Trúc. Khi tôi lên 6 tuổi, cha tôi mất trong một tai nạn giao thông. Nỗi đau mất mát luôn ám ảnh tôi. Nó xảy ra quá bất ngờ, các vụ tai nạn giao thông bao giờ cũng xảy ra đột ngột như thế. Mất người thân do tai nạn giao thông là một nỗi đau mà bạn không thể quên trong suốt quãng đời còn lại. Nó huỷ hoại chính bạn. Bạn không cần gì cả, đối với bạn, điều quan trọng nhất là bạn muốn níu kéo người cha của mình sống lại, nhưng dĩ nhiên, đây chỉ là một ước mơ, một điều vọng tưởng, vốn dĩ sẽ không bao giờ xảy ra”.

Hi vọng sau khi đọc bài này bạn sẽ suy nghĩ về việc đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường. Điều đó hoàn toàn có lợi cho bạn chứ không phải ai khác.

Quyết tâm hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông gây ra, lập lại trật tự ATGT, góp phần nâng cao nhận thức cho tất cả người khi tham gia giao thông là mục tiêu trọng yếu mà các cấp, các ngành và toàn xã hội sẽ nỗ lực thực hiện trong thời gian tới. Mong rằng, những kết quả đã đạt được trong công tác đảm bảo trật tự ATGT sẽ không dừng lại ở việc thay đổi những con số mà sẽ tạo ra những chuyển biến lớn về nhận thức trong mỗi người.

Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông – Bài số 4

Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước.

Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Do sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo hiệu trên một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các nhà máy các khu công nghiệp cũng coi bám mặt đường là một lợi thế. Vì thế “trăm hoa đua nở” dẫn đến không kiểm soát được.

Thời gian qua, tất cả các địa phương ra quân triển khai mạnh mẽ Tháng ATGT nhưng tình hình TTATGT trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến rất phức tạp. Theo thống kê của Cục CSGT đường bộ- đường sắt và Uỷ ban ATGT Quốc gia, tính đến hết tháng 9, cả nước đã xảy ra tới 10.518 vụ TNGT làm 9.510 người chết và 10.700 người bị thương. Điều này dẫn đến hậu quả về kinh tế và gánh nặng cho xã hội là rất lớn.

Tình hình tai nạn giao thông hiện nay

Hiện nay, tai nạn giao thông đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội.Hằng năm,tai nạn làm chết và bị thương rất nhiếu người.trong đó có hàng trăm vụ liên quan đến học sinh .

Phần lớn,là do ý thức của người tham gia giao thông kém,coi thường pháp luật và không chấp hành tốt,dẫn đến những vụ tai nạn không cần thiết.Tai nạn xảy ra do:

Lòng đường hẹp,xấu 

Cố ý vượt các tín hiệu đèn, không biết các biển báo thể hiện điều gi 

Vào đêm, có những cuộc đua xe bán mạng để mua vui,….

Vì vậy,bản thân chúng ta cần thực hiện tót và tuyên truyền mọi người cùng tham gia thực hiện 

Khẩu hiệu: AN TOÀN LÀ BẠN,TAI NẠN LÀ THÙ.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • bài văn nghị luận về hiện tượng ùn tắc giao thôn
  • bài văn nghị luận xã hội về thực trạng ùn tắc giao thông
  • nghi luan ve tinh trang ùn tac giao thong
  • van nghi luan hien tuong un tac giao thong
  • suy nghĩ về hiện tượng ùn tắc giao thông
0