28/05/2017, 13:13

Phân tích tác phẩm Đàn ghita của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo

Đề bài: Phân tích tác phẩm Đàn ghita của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo Bài làm Người có phong cách thơ là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư chăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại không ai khác ngoài Thanh Thảo. Nhà thơ luôn muốn cuộc sống được cảm nhận ở nhiều chiều, có bề sâu nên ...

Đề bài: Phân tích tác phẩm Đàn ghita của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo Bài làm Người có phong cách thơ là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư chăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại không ai khác ngoài Thanh Thảo. Nhà thơ luôn muốn cuộc sống được cảm nhận ở nhiều chiều, có bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi. Ông là một trong những cây bút đi đầu trong việc cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, kiếm tìm những cách thức biểu ...

Đề bài:

Bài làm

Người có phong cách thơ là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư chăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại không ai khác ngoài Thanh Thảo. Nhà thơ luôn muốn cuộc sống được cảm nhận ở nhiều chiều, có bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi. Ông là một trong những cây bút đi đầu trong việc cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, kiếm tìm những cách thức biểu đạt mới.

"Đàn ghita của Lorca" là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo. Một bài thơ giàu suy tư, phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực. Tác phẩm được rút trong tập "khối vuông ru bích"(1985) với nội dung viết về cái chết của Lorca. Lorca là một nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tài Tây Ban Nha. Thanh Thảo với tấm lòng tri ân và xót thương ngưỡng mộ muốn tái hiện lại thời khắc bi tráng lúc bấy giờ.

Nhan đề và lời đề từ của đã hé lộ những nét độc đáo của tác phẩm. "Đàn ghita" hay còn gọi là Tây Ban Cầm là một biểu tượng nghệ thuật của đất nước Tây Ban Nha. Mở đầu tác phẩm là lời đề từ: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Đây chính là lời di chúc nổi tiếng của Lorca. Thanh Thảo đã lấy lời di chúc của Lorca để làm lời đề từ cho tác phẩm của mình. Lời di chúc chứa đựng cả tình yêu nghệ thuật và tình yêu đối với đất nước Tây Ban Nha. Bởi "cây đàn" được nhắc tới trong lời di chúc chính là Tây Ban Cầm – biểu tượng nghệ thuật của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp. Nhưng lời di chúc ấy ý tứ không dừng lại ở đó. Với tư cách là một nhà cách tân nghệ thuật, Lorca nghĩ rằng một ngày nào đó, thơ ca của ông cũng sẽ án ngữ, ngăn cản sự sáng tạo nghệ thuật của những người đến sau. Vì thế nhà thơ đã căn dặn các thế hệ sau hãy "chôn" nghệ thuật của ông cùng với ông để bước tiếp trên con đường đổi mới, sáng tạo. Chỉ bằng một lời đề từ, Thanh Thảo đã cho người đọc thấy được toàn bộ phẩm chất tốt đẹp cũng như con người của Lorca.

Đi vào bài thơ, đầu tiên Thanh Thảo miêu tả hình tượng Lorca trên nền văn hóa Tây Ban Nha qua hình tượng tiếng đàn. "Tiếng đàn bọt nước". Những tiếng đàn tròn , mong manh, dễ vỡ như những bọt nước. Hình ảnh "áo choàng đỏ gắt" đã gợi khung cảnh của đấu trường với những võ sĩ đấu bò tót nổi tiếng dũng cảm của Tây Ban Nha. Hình ảnh này còn khắc họa cuộc chiến đấu giữa khát vọng dân chủ của Lorca. Đứng dưới cương vị là một công dân, Lorca luôn chiến đấu với nền chính trị độc tài của Tây Ban Nha. Ông đấu tranh với nền nghệ thuật già nua bằng khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ. Chỉ bằng hai câu thơ đầu, Thanh Thảo đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp hào hùng của Lorca. Lorca hiện lên như một dũng sĩ đấu tranh cho quyền tự do và cách tân nghệ thuật. Âm thanh "lila lila lila" vang lên như một cú vê đàn. Âm thanh ấy không chỉ là tiếng đàn mà còn là tên của loài hoa đinh tử hương sắc tím. Nghệ sĩ Lorca đang bay bổng với những giai điệu mới với khát vọng cách tân nghệ thuật. Đây là một hình tượng đẹp và cao cả của người nghệ sĩ với khát vọng tự do. Đặc biệt chuỗi âm thanh luyến láy sau hai câu thơ đầu còn giống như một bài ca về người nghệ sĩ tài danh, về một con người đang đấu tranh cho những lí tưởng cao đẹp. Ba câu thơ sau vẽ ra một Lorca đơn độc, mệt mỏi: "đi lang thang về miền đơn độc – với vầng trăng chếnh choáng – trên yên ngựa mỏi mòn". Sáu câu thơ đầu là khúc tiền tấu của bản độc tấu ghi ta mqng tên Lorca. Là những giai điệu đầu tiên vút lên mạnh mẽ, hào hùng. Những câu dưới khoảnh khắc lắng xuống day dứt mong manh.

Mười hai dòng tiếp theo là hình ảnh bi tráng của Lorca trên pháp trường. Chế độ độc tài hoảng sợ trước sức mạnh tinh thần phản kháng của Lorca đã vội bẻ gãy ngọn cờ tự do và biểu tượng văn học mới của dân tộc Tây Ban Nha bằng cách sát hại Lorca. Lorca không ngờ rằng cái chết đến với mình quá nhanh và phũ phàng: "Tây Ban Nha – hát nghê ngao – bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ – Lorca bị điệu về bãi bắn – chàng đi như người mộng du". "Áo choàng bê bết đỏ" gợi cái chết thê thảm của Lorca bê bết máu trên pháp trường. Giọng thơ như trầm lắng xuống: "tiếng ghita nâu – bầu trời cô gái ấy – tiếng ghi ta lá xanh biết mấy – tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan – tiếng ghita ròng ròng máu chảy". Những âm thanh của tiếng đàn được tác giả miêu tả độc đáo. "Tiếng ghita" được lặp lại bốn lần gợi cảm xúc mãnh liệt. Mỗi âm thanh của tiếng ghita được gắn với một hình ảnh. "Tiếng ghita nâu" với màu "nâu" là màu của cây đàn, màu của đất, màu của nỗi bi thương. "Tiếng ghita lá xanh biết mấy" với màu xanh là nỗi thiết tha hi vọng. Hay "tròn bọt nước vỡ tan" thể hiện sự bàng hoàng khi tình yêu tan vỡ, "ròng ròng máu chảy" là sự đau đớn đến tột cùng của tiếng đàn, của lòng người trước tội ác của bọn phát xít. Sự tan biến hóa thân của tiếng đàn hay cũng chính là sự tan biến lìa giã cõi đời của thiên tài Lorca dù thảm khốc nhưng đẹp và bi tráng.

Nỗi niềm dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật được thể hiện ở những câu tiếp theo:

"Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang"

Cây đàn là biểu tượng nghệ thuật của Lorca, biểu tượng cho khát vọng cách tân. Khi Lorca chết, sự sống của cây đàn, những sáng tạo nghệ thuật không còn nữa. Tiếng đàn "như cỏ mọc hoang" tức là nghệ thuật thiếu vắng người chỉ đường. Hành trình dẫn đường của Lorca không có người tiếp tục. Ý thơ cho thấy sự xót tiếc của nhà thơ không chỉ đối với Lorca mà còn với cả nền nghệ thuật Tây Ban Nha. Gắn với di chúc của Lorca, câu thơ "không ai chôn cất tiếng đàn" thể hiện một nỗi thất vọng lớn. Dường như không ai hiểu thật sự Lorca, hiểu những suy nghĩ của bậc thiên tài gửi cho hậu thế. Vì vậy mà "không ai chôn cất tiếng đàn". Không ai dám chôn nghệ thuật của Lorca để đi tới. Lorca mất đi nhưng sáng tạo nghệ thuật mãi mãi trường tồn, phát triển mạnh mẽ "như cỏ mọc hoang". Hai câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và biểu tượng trong bài chính là điểm nhấn quan trọng: "Giọt nước mắt vầng trăng – Long lanh trong đáy giếng". Vầng trăng vừa là hình ảnh thật vừa là hình ảnh tượng trưng cho nghê thuật. "Giọt nước mắt" và "đáy giếng" là hình ảnh hoán dụ chỉ Lorca. Hai câu thơ là nỗi buồn nhưng trong sáng và đẹp về người nghệ sĩ chân chính luôn day dứt khắc khoải những giá trị nghệ thuật đích thực và những sáng tạo không bao giờ ngừng nghỉ. Lorca bị kẻ thù sát hại dã man nhưng lí tưởng của người nghệ sĩ đấu tranh cho dân chủ, cho nghệ thuật chân chính không bao giờ lụi tắt mà trái lại càng tỏa sáng long lanh. Vầng trăng của thiên nhiên; vầng trăng của nghệ thuật như đang giao thoa ánh sáng với nhau gợi sự suy tư đa chiều niềm tiếc thương cho Lorca.

Từ cái chết của Lorca, Thanh Thảo đã có những dòng thơ suy tư về nó. "Đường chỉ tay đã đứt" chỉ số mệnh mỏng manh, nhỏ bé mà "dòng sông" – dòng đời thì rộng lớn vô cùng. Lorca đi vào cõi vĩnh hằng như "bơi sang sông" bằng chiếc ghi ta màu bạc. Cái chết nhẹ nhàng thanh thản. Chàng từ biệt cuộc đời bằng hành động dứt khoát qua các động từ "ném lá bùa", "ném trái tim". Lorca đã đoạn tuyệt thật sự với những ràng buộc, hệ lụy trần gian. Nhà thơ đã diễn tả sự ra đi của Lorca thảm khốc nhưng cũng nhẹ nhàng. Phải là người hiểu, trân trọng, ngưỡng mộ người nghệ sĩ thiên tài, tác giả mới có những hình ảnh sáng tạo sâu sắc đến với. Đặc biệt, kết thúc bài thơ âm thanh "lila li la" một lần nữa lại cất lên như bài ca bất tử của con người.

Khép lại bài thơ, Thanh Thảo đã để lại nhiều suy ngẫm trong lòng người đọc. Không chỉ là hình tượng Lorca mà còn cả bài học về sáng tạo nghệ thuật. "Đàn ghita của Lorca" xứng đáng là tác phẩm xuất sắc của nhà thơ.

Kim Oanh

0