Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình
Đề bài: Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình Bài làm Tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân trong trang văn Nguyễn Thi là nhân vật Việt trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình". Việt xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước ...
Đề bài: Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình Bài làm Tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân trong trang văn Nguyễn Thi là nhân vật Việt trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình". Việt xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Có thể nói Việt là người tiếp nối truyền thống ấy. Việt có vai trò rất quan trọng trong truyện ngắn này. Không chỉ là một nhân vật ...
Đề bài:
Bài làm
Tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân trong trang văn Nguyễn Thi là nhân vật Việt trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình".
Việt xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Có thể nói Việt là người tiếp nối truyền thống ấy. Việt có vai trò rất quan trọng trong truyện ngắn này. Không chỉ là một nhân vật chính của truyện, Việt còn chính là người kể chuyện. Nguyễn Thi đã trao ngòi bút của mình cho Việt để Việt tự kể về gia đình mình.
Bàn về nhân vật Việt, anh không chỉ mang vẻ đẹp truyền thống của gia đình mà còn mang vẻ đẹp riêng đặc trưng cho con người anh. Ở anh trước hết là tâm hồn trong sáng hồn nhiên yêu đời. Việt là em ruột của chị Chiến, là con trai thứ hai của má Tư Năng. Anh là cậu con trai mới lớn lên vì vậy mà trong anh vẫn có tính cách trẻ con. Việt luôn giành phần hơn với chị Chiến, từ chuyện đi bắt ếch, bắt tàu trên sông cho đến việc tòng quân. Dù chưa đủ tuổi nhưng Việt vẫn giành đi tòng quân với chị Chiến. Chị Chiến không cho Việt đi, Việt "đá trái dừa rựng dưới chân xuống mương cái đùng: Bộ mình chị biết đi trả thù à?". Cuộc đời của Việt gắn liền với chiếc ná thun. Thuở nhỏ, ná thun được vắt gọn sau lưng, lúc nào cũng mang bên mình. Chiếc ná thun không chỉ là kỉ vật của tuổi thơ mà còn là phần đời thân thiết với Việt. Việt không chỉ dùng nó để bắn chim mà còn để gác cho các cô chú cán bộ. Mỗi khi giặc đi nùng, Việt bắn "chóp bịch" báo cho các cô chú biết xuống hầm. Vào bộ đội rồi, Việt vẫn mang chiếc ná thun trong túi áo. Sự trẻ con của Việt còn thể hiện ở cách hành xử với anh em đồng đội. Việt tin yêu lắm, yêu anh Tánh, anh Công nhưng không cho ai biết mình có chị gái là tiểu đội trưởng bộ đội nữ địa phương Bến Tre. Việt giấu chị như giấu của riêng, sợ mất chị trước lời tếu táo của đồng đội. Không chỉ thế, trải qua nhiều trận đánh ác liệt, nhưng Việt không sợ giặc Mỹ. Bị thương nằm lại giữa rừng, Việt chỉ sợ "con ma thụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông". Đặc biệt, đêm trước ngày lên đường, Việt không hề lo lắng mà mọi việc phó thác cho chị. Việt nằm vừa nghe chị nói vừa chụp đom đóm vào lòng bàn tay rồi ngủ lúc nào không biết.
Trẻ con, hồn nhiên là thế, Việt còn là người có trái tim giàu lòng yêu thương. Bị thương nằm lại chiến trường, Việt ngất đi mê man tỉnh ngất đến ba bốn lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt lại nhớ đến những thành viên trong gia đình, nhớ tới những kỉ niệm. Việt nhớ tới má, nhớ tới ánh mắt sắc lên của má khi đứng trước mũi súng của quân giặc. Việt nhớ tới kỉ niệm đau thương khi mấy chị em theo má lên quận đòi đầu ba. Hình ảnh má Việt một tay bồng con, một tay cắp rổ đi theo giặc đòi đầu chồng, hiên ngang đối đáp với kẻ thù, hai bàn tay to phủ lên đầu đàn con đứng nép dưới chân. Mỗi lần bọn lính bắn dọa, mắt má lại sắc lên nhìn bọn chúng. Đó là đôi mắt "vượt sông vượt biển". Việt nhớ tới cái gáy đo đỏ cùng đôi vai lực lưỡng của má lúc chèo xuồng. Việt nhớ tiếng gọi đầy yêu thương "Việt à, ra phụ má nghe con". Có những đêm má đi làm thuê đến canh hai mới về, Việt tỉnh giấc ngửi thấy mùi của lúa gạo, mùi mồ hôi của má ngay trên đầu mình. Sau những ngày má mất, nhất là đêm cuối cùng trước ngày tòng quân, đom đóm kéo đầy nhà, Việt cảm nhận được má đang hiện về. Việt nhớ tới khi cùng chị Chiến khiêng bàn thờ sang gửi chú Năm, Việt hứa với má "chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về". Tuy lúc nào cũng giành phần hơn với chị nhưng khi nghe thấy tiếng chân lịch bịch của chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt thấy rõ như thế. Không chỉ thương má thương chị, Việt còn thương chú Năm. Việt nhớ đến cuốn sổ gia đình mà chú Năm ghi chép. Chú là người thương Việt, bao giờ Việt cũng giành phần hơn, chú luôn bênh vực Việt. Việt nhớ câu hò của chú. Lúc thì trong trẻo cất lên buổi sáng, lúc lại đục như tiếng gà gáy. Đặc biệt trước ngày lên đường, câu hò vang lên như một lời hiệu triệu.
Là một chiến sĩ giải phóng quân, Việt chững trạc trong tư thế người chiến sĩ. Hồi còn bé tí khi cùng má đi đòi đầu ba, Việt dám xông thẳng vào thằng Mĩ đã giết hại ba mình, dám cùng má đến đồn bốt giặc đòi đầu ba. Việt còn nhớ lời dạy của má: "tao ráng nuôi mày lớn lên để xem mày có làm được gì cho ba mày không". Ý nghĩa được trả thù luôn thôi thúc vì thế lên Việt nhất quyết đòi tòng quân dù chưa đủ tuổi. Việt đã chiến đấu dũng cảm lập chiến công dùng thủ pháo tiêu diệt một xe bọc thép của giặc. Khi bị trọng thương nằm giữa rừng, "mắt sưng húp không nhìn thấy gì, toàn thân như rỉ máu" nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. "Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao, tao sẽ chờ mày, mày bắn tao tao cũng bắn mày, mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn với tao mày là thằng chạy". Trong tư thế ấy nên suýt chút nữa anh Tánh đã ăn đạn của cậu Tư. Được đồng đội tìm thấy mang về dưỡng thương. Đến khi tỉnh dậy, câu hỏi đầu tiên của Việt là tình hình chiến sự. Lòng Việt luôn hướng về cuộc chiến đấu, luôn mong muốn dốc hết sức mình trong sự nghiệp dành lại độc lập cho dân tộc.
Việt là đứa con kế tục truyền thống của gia đình, đi tiếp con đường cách mạng của ba má là con đường đi trả thù mà không sợ dài lâu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Việt còn tiến xa hơn, lập nhiều công. Việt là tiêu biểu cho những chàng trai trẻ, tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam : "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận chiến với quân thù".
Kim Oanh