Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Bài làm Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Bằng lời văn chân thật xúc động khi miêu tả đời sống, cảnh ngộ và tâm lý của họ. Truyện ngắn "vợ nhặt: là tác ...
Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Bài làm Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Bằng lời văn chân thật xúc động khi miêu tả đời sống, cảnh ngộ và tâm lý của họ. Truyện ngắn "vợ nhặt: là tác phẩm xuất sắc in trong tập "con chó xấu xí"(1962). Bối cảnh của truyện là nạn đói thê thảm khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Nhưng ...
Đề bài:
Bài làm
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Bằng lời văn chân thật xúc động khi miêu tả đời sống, cảnh ngộ và tâm lý của họ. Truyện ngắn "vợ nhặt: là tác phẩm xuất sắc in trong tập "con chó xấu xí"(1962). Bối cảnh của truyện là nạn đói thê thảm khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào ngay cả khi cận kề bên cái chết họ vẫn yêu thương cưu mang đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc và có niềm tin bất diệt vào tương lai. Những phẩm chất tốt đẹp ấy được nhà văn thể hiện qua nhân vật Tràng.
Nhà văn xây dựng nhân vật Tràng là người có ngoại hình xấu xí, thô, to lớn, cái đầu trọc lốc, lưng to như lưng gấu, đôi mắt nhỏ gà gà đắm vào bóng chiều, ngửa cổ lên trời cười hềnh hệch, lại thêm cái tật vừa đi vừa lẩm bẩm những điều mình nghĩ. Tràng nhà nghèo, làm nghề kéo xe bò thuê, là dân ngụ cư. Ở Tràng hội tụ đầy đủ yếu tố để ế vợ. Nhưng trong cái thời buổi đói khát, Tràng nhặt được vợ khiến mọi người ngạc nhiên. Đám trẻ con trong xóm "cong cổ gào chông vợ hài", người trong xóm "đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán". Họ vừa mừng vừa lo cho Tràng.
Tràng là một người hiền lành tốt bụng. Thấy người đàn bà đói rách, Tràng sẵn sàng cho ăn. Mặc dù Thị cong cớn, cư xử xuồng xã nhưng vẫn chấp nhận đem về làm vợ. Từ khi quyết định đưa người đàn bà về làm vợ, diễn biến tâm trạng Tràng được miêu tả mộc mạc, tinh tế và sâu sắc. Trên đường về, lúc đầu Tràng thấy "chợn, nghĩ thóc gạo thân mình còn không nuôi nổi lại còn đèo bòng". Nhưng rồi sau cái "chậc, kệ", anh chấp nhận đương đầu với những khó khăn hiện tại và cả sắp tới. Hơn nữa đó là niềm khát khao mái ấm gia đình. Kim Lân đã diễn tả thật chính xác và cảm động niềm hạnh phúc đang diễn ra trong tâm lý của Tràng "Trong một lúc, Tràng quên hết tất cả cuộc sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên, một cái gì lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn bà nghèo khổ ấy. Nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng". Những câu văn tinh tế của tác giả đã gieo vào lòng người đọc niềm cảm xúc sâu xa. Phải chăng sự đói khát đã làm giảm đi giá trị tình người? Không! Dù thế nào đi chăng nữa niềm hạnh phúc được yêu thương là quí hơn tất cả. Ngay cả khi người ta tưởng cuộc sống không còn gì ngoài bát cơm manh áo.
Lần đầu tiên Tràng được đi bên một người đàn bà mà cả cuộc đời nghèo khổ của anh chưa bao giờ dám mơ tới. Vốn là người thô kệch, vụng về, Tràng lại càng vụng về, ngượng nghịu hơn "tay nọ xoa vào tay kia lúng ta lúng túng". Tràng muốn nói một câu gì đó với người đàn bà nơi vắng vẻ mà không sao nói nổi vì ngượng ngùng. Cuộc đối thoại giữa hai người thật rời rạc, cộc lốc. Hạnh phúc đơn sơ nhưng Tràng tự hào hãnh diện. "Hắn cười tủm tỉm, đôi mắ ánh lên lấp lánh". Tràng khoe với người đàn bà chai dầu mới mua hai hào. Tràng muốn đêm tân hôn của mình sáng lên một chút trong cái thảm cảnh tối tăm ấy phần nào để người đàn bà đêm đầu tiên về nhà chồng đỡ tủi.
Khi về nhà, vừa vui vừa lo âu. Tràng vui vì hạnh phúc quá lớn, nhìn người đàn bà ngồi ngay giữa nhà mà anh còn ngờ ngợ như không phải thế . "Hắn đã có vợ rồi đấy ư?". Nhưng rồi hắn cũng lo. Vì Tràng còn có mẹ già. Tràng ra tận ngõ để đón mẹ. Tràng giới thiệu với mẹ, "kìa nhà tôi nó chào u". Lời nói tuy giản đơn nhưng đầy yêu thương trân trọng, đón người đàn bà về làm vợ, không cưới xin, không rước dâu, con đường đón dâu không thảm đỏ và trải hoa hồng, cô dâu trong bộ áo rách bươm như tổ đỉa. Nhưng mấy tiếng "nhà tôi nó chào u" nghe sao gần gũi thân thương. Thế là họ nên vợ nên chồng. Kim Lân chỉ bằng vài câu đơn giản mộc mạc nhưng đã giới thiệu được một cuộc đại lễ trịnh trọng nghiêm túc của những con người khốn khổ đến với nhau trong ngày đói.
Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn, một cảm giác lạ đang ngập tràn trong anh. Tràng thấy "trong người êm ái như từ giấc mơ đi ra". Việc có vợ vẫn hình như không phải. Tràng bước ra sân và nhận thấy xung quanh mình có cái gì đổi mới. Nhà cửa, sân vườn, lối đi được quét don sạch sẽ. Thấy bà mẹ rẫy cỏ, nàng dâu quét tướ nấu nướng, cảnh tượng diễn ra thật bình thường đối với Tràng nó thật cảm động thấm thía biết bao. Có lẽ giờ đây, nhân vật Tràng mới hiểu được giá trị của một gia đình đầy đủ. Tràng bỗng thấy yêu, gắn bó với ngôi nhà dù nghèo khó nhưng nó vẫn là nơi che mưa che nắng cho cả gia đình anh. Tràng thấy có trách nhiệm với mẹ già cả cuộc đời dằng dặc đau khổ, với người vợ và các con sau này. Trong khung cảnh đói khát chết chóc những người dân đói khổ như Tràng biết vượt lên trong hoàn cảnh trong niềm vui nương tựa lẫn nhau. Chỉ có tình người, tình yêu thương chân thực mới giúp họ có sức mạnh vượt qua thật nghiệt ngã của cuộc đời khẳng định bên bờ vực thẳm của cái chết con người ta không nghĩ đến chết, vẫn yêu thương đùm bọc, vẫn khát khao hạnh phúc và vẫn muốn sống cho ra một con người.
Để nhân vật của mình thực sự vượt lên những hoàn cảnh và được sống hạnh phúc nhà văn đã để cái đầu ngờ nghệch của Tràng phút chốc vụt lên ý nghĩa "cảnh những người nghèo đói ầm ập kéo nhau trên đê sộp cùng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới" đi phá kho thóc như hé mở Tràng vào bước ngoạt mới trong nhận thức và con đường đi lên cách mạng. Kết thúc truyện, nhân vật Tràng đã để lại nhiều suy ngẫm trong lòng người đọc, một nhân vật chính thể hiện tư tưởng tác phẩm.
Kim Oanh