28/05/2017, 13:13

Bình giảng bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Đề bài: Bình giảng bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng Bài làm Nhắc đến hình tượng người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp không ai không nhớ đến Tây Tiến của Quang Dũng. Với tạo hình vừa chân thực vừa lãng mạn, diễn tả đặc sắc điều kiện thiếu thốn của cuốc đấu tranh và cảnh vật thiên ...

Đề bài: Bình giảng bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng Bài làm Nhắc đến hình tượng người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp không ai không nhớ đến Tây Tiến của Quang Dũng. Với tạo hình vừa chân thực vừa lãng mạn, diễn tả đặc sắc điều kiện thiếu thốn của cuốc đấu tranh và cảnh vật thiên nhiên nơi miền Tây hoang sơ kì vĩ, "Tây Tiến" đã trở thành tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ này và còn giá trị đến mãi ngày nay. Bước vào bài thơ ...

Đề bài:

Bài làm

Nhắc đến hình tượng người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp không ai không nhớ đến Tây Tiến của Quang Dũng. Với tạo hình vừa chân thực vừa lãng mạn, diễn tả đặc sắc điều kiện thiếu thốn của cuốc đấu tranh và cảnh vật thiên nhiên nơi miền Tây hoang sơ kì vĩ, "Tây Tiến" đã trở thành tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ này và còn giá trị đến mãi ngày nay.

Bước vào bài thơ là sự nhớ thương, nỗi vất vả của người lính. Cái hay của tác giả đó chính là mượn hình ảnh "Sông Mã" để diễn tả nỗi nhớ của mình. "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi – Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi". Từ láy "chơi vơi" vừa tạo âm hưởng cho câu thơ, vừa tạo sự ám ảnh vang vọng trong lòng người đọc. Nhà thơ đã tạo ngay được ấn tượng đối với người đọc. Chặng đường hành quân đầy gian khổ được tác giả gắn liền với các địa danh, những vùng đất xa xôi hẻo lánh, sự hoanh sơ bí hiểm của rừng thiêng nước độc. Nhưng vượt lên trên cuộc hành quân khó khăn gian khổ ấy vẫn là tư thế người chiến sĩ mang quyết tâm cao. Một hình ảnh đẹp về người lính được viết thêm: "súng ngửi trời". Tiếp xúc với hình ảnh nhân hóa mới này ta liên tưởng đến Chính Hữu với "đầu súng trăng treo".

Cái độc đáo của bài thơ này còn thể hiện ở cái nhìn của Quang Dũng. Ông dám nhìn thẳng vào sự thật mà không né tránh, đó là sự hi sinh trên chiến trường. Trong bài thơ cũng rất nhiều lần, tác giả nói về vấn đề này. Nhưng ông không lấy đó để làm nhụt chí chiến đấu của chiến sĩ đồng bào ta mà lấy đó để khẳng định lòng quyết tử chi Tổ quốc quyết sinh của họ. Từ "gục lên súng mũ bỏ quên đời" đến "rải rác biên cương mồ viễn xứ" hay "áo bào thay chiếu anh về đất". Tất cả chỉ nhằm chỉ thẳng vào hiện thực đó là cái chết luôn cận kề. Nhưng cái chết ấy không làm cho chiến sĩ của ta run sợ, họ vẫn "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Không những thế họ còn lạc quan, yêu đời, hào hoa. Trong điệu múa tiếng khèn cùng với các cô gái Thái xinh đẹp trong xiêm áo, nguồ lính vẫn vui hết mình, vẫn rung động trước những vẻ đẹp mà thiên nhiên, tạo hóa đã ban tặng. Họ vẫn rung động trước vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng của núi rừng, sông nước miền Tây.

Lòng quyết tâm của người lính Tây Tiến cũng là điểm mấu chốt của tác phẩm. Trước muôn vàn khó khăn thiếu thốn, trong cả bệnh tật lẫn cái chết liền kề, người lính vẫn toát lên vẻ oai hùng, quyết tâm của họ. Họ sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho quê hương đất nước. Họ dám chết và coi thường cái chết. Với lời hẹn ước: "Tây Tiến người đi không hẹn ước" sẽ không có ngày trở lại nếu sự nghiệp không thành một lần nữa khẳng định lại quyết tâm cao độ của người lính.

Tây Tiến giờ đã xa cả về không gian và thời gian, nhưng nhà thơ, hồn thơ ấy vẫn vương vẫn mảnh đất Tây Tiến vào xuân. "Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy – Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi".

Khép lại bài thơ, "Tây Tiến" vẫn đọng lại trong lòng nhiều ấn tượng, nhiều cảm xúc. Không chỉ đơn thuần là miêu tả chân dung người lính Tây Tiến, thiên nhiên cảnh vật nơi đây mà tác phẩm còn đong đầy cảm xúc của tác giả. Một nỗi nhớ về đồng đội, về thiên nhiên con người, nỗi nhớ ấy cứ "chơi vơi" lửng lơ tring lòng cũng khiến người đọc dư âm vang vọng mãi.

Kim Oanh

0