Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
Đề bài: Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc Bài làm "Việt Bắc" là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu. Được biết đến như một tác phẩm nổi bật của thơ ca kháng chiến, Việt Bắc đã có một vị trí vững chắc trong lòng người đọc. Tác phẩm ra đời vào tháng mười ...
Đề bài: Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc Bài làm "Việt Bắc" là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu. Được biết đến như một tác phẩm nổi bật của thơ ca kháng chiến, Việt Bắc đã có một vị trí vững chắc trong lòng người đọc. Tác phẩm ra đời vào tháng mười năm 1954, nhân sự kiện cơ quan trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Bài thơ là nỗi lòng của người ra đi và kẻ ở ...
Đề bài:
Bài làm
"Việt Bắc" là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu. Được biết đến như một tác phẩm nổi bật của thơ ca kháng chiến, Việt Bắc đã có một vị trí vững chắc trong lòng người đọc.
Tác phẩm ra đời vào tháng mười năm 1954, nhân sự kiện cơ quan trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Bài thơ là nỗi lòng của người ra đi và kẻ ở lại trong phút chia tay đầy bâng khuâng lưu luyến và nỗi nhớ của người ra đi dành cho Việt Bắc. Trong hồi ức của người ra đi, cảnh vật thiên nhiên Việt Bắc thật đẹp, đẹp như một bức tranh tứ bình.
"Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."
Bức tranh tứ bình được miêu tả qua nhãn quan của người ra đi. Nó được tái hiện bằng hồi ức của tác giả về Việt Bắc. Một bức tranh nhiều màu sắc làm cho bài thơ thêm sống động. Mở đầu là lời khẳng định lòng mình ra đi nhưng vẫn nhớ "hoa cùng người". Bức tranh tứ bình được miêu tả cả bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Vào mùa đông giữa bạt ngàn sắc xanh của rừng núi là "hoa chuối đỏ tươi". Những bông hoa chuối đỏ rực nổi bật trên màu xanh của rừng xanh xanh đỏ đỏ, tạo nên màu sắc sống động cho câu thơ. Màu đỏ của hoa chuối như những đốm lửa xua tan đêm đông giá lạnh, sưởi ấm không gian xung quanh bao trùm lấy nó. Mùa đông là vậy, còn mùa xuân, thiên nhiên Việt Bắc lại được bừng sáng bởi sắc mơ thanh khiết "mơ nở trắng rừng". Khung cảnh thật tuyệt đẹp! Như chỉ chờ xuân sang, mơ đồng loạt nở rộ nhuộm cả cánh rừng một màu trắng tinh khiết khiến ai chứng kiến cũng phải xao xuyến. Sang mùa hạ, phù hợp với cái nắng chói chang là sắc vàng của rừng phách hòa vào tiếng ve râm ran: "ve kêu rừng phách đổ vàng". Đặc sắc nghệ thuật của câu thơ này là cách sử dụng từ "đổ". "Đổ" là ào ạt trút xuống nhanh chóng tràn ra. Từ "đổ" này đã làm tăng thêm tính gợi hình cho câu thơ. Nó khiến cả không gian trước mát người đọc giờ chỉ là một màu duy nhất đó là sắc vàng rực rỡ. Mùa thu, cảnh vật lại dịu lại và ảo diệu. Ánh trăng dịu hiền cùng tiếng hát ân tình làm cho câu thơ như lắng lại. Nhưng đặc biệt hơn ánh trăng ấy không phải là ánh trăng bình thường mà là ánh trăng của những ngày đầu độc lập. Ánh trăng ấy là ánh trăng của hòa bình độc lập. Một bức tranh thiên nhiên với đầy đủ bốn mùa đã hiện ra trước mắt người đọc một cách sống động. Nhưng cảnh sắc sẽ không hoàn hảo nếu thiếu đi hình ảnh con người. Trong bức tranh bốn mùa của Tố Hữu luôn có sự xuất hiện của bóng dáng con người. Tố Hữu đã sử dụng những hình ảnh gắn liền với công việc của họ để gợi nhớ. Những con người trong thơ Tố Hữu đều là những người lao động lên rẫy phát nương với "dao gài thắt lưng" hay người chăm chỉ "chuốt từng sợi giang", hay "cô gái hái măng một mình". Tất cả những nét đẹp nơi con người Việt Bắc đã được thể hiện một cách chân thực qua thơ Tố Hữu. Chắc hẳn phải là người yêu và dành nhiều tình cảm cho Việt Bắc lớn lắm thì mới có thể vẽ ra một bức tranh hoàn hảo đến vậy. Bức tranh ấy như tô điểm thêm nét đặc sắc cho bài thơ.
Khép lại bức tranh tứ bình, trong lòng người đọc vẫn còn nhiều bâng khuâng. Đoạn thơ đã đọng lại trong tâm trí độc giả là một cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, đẹp, màu sắc và tràn đầy sức sống. Không chỉ thế, đoạn thơ còn thể hiện những con người lao động ở Việt Bắc rất tuyệt. Tóm lại, đoạn thơ bức tranh tứ bình là một trong những đoạn hay nhất của bài. Nó vừa có đặc sắc nghệ thuật, vừa tạo điểm nhấn cho tác phẩm.
Kim Oanh