28/05/2017, 13:13

Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Bài làm Một trong những ông hoàng của truyện ngắn đề tài nông thôn Việt Nam là nhà văn Kim Lân. Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm xuất sắc của ông thời kì hòa bình lập lại là "Vợ nhặt". "Vợ nhặt" được ...

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Bài làm Một trong những ông hoàng của truyện ngắn đề tài nông thôn Việt Nam là nhà văn Kim Lân. Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm xuất sắc của ông thời kì hòa bình lập lại là "Vợ nhặt". "Vợ nhặt" được viết năm 1955, được in trong tập "Con chó xấu xí"(1962). Truyện có tiền thân từ tiểu thuyết "xóm ngụ cư"- viết sau cách mạng thánh tám ...

Đề bài:

Bài làm

Một trong những ông hoàng của truyện ngắn đề tài nông thôn Việt Nam là nhà văn Kim Lân. Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm xuất sắc của ông thời kì hòa bình lập lại là "Vợ nhặt".

"Vợ nhặt" được viết năm 1955, được in trong tập "Con chó xấu xí"(1962). Truyện có tiền thân từ tiểu thuyết "xóm ngụ cư"- viết sau cách mạng thánh tám còn dang dở. Tuy nhiên đã bị mất bản thảo nên hòa bình lập lại, Kim Lân đã dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Kim Lân đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện. Nhà văn đã sáng tạo ra một tình huống độc nhất vô nhị: anh cu Tràng nhặt được vợ giữa những ngày tối sầm vì đói khát. Chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy câu tầm phơ tầm phào. Truyện ngắn được lấy bối cảnh của nạn đói năm 1945. Từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Do phát xít Nhật bắt nhân dân ta thu thóc nhổ lúa chồng đay. Thực dân Pháp vơ vét tài nguyên tăng thuế. Một bối cảnh tang thương đầy bi kịch:

"Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

Mẹ đợ con đống thóc cầm hơi

Kiếp người cơm vãi cơm rơi

Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi".

Ấn tươngh với người đọc đầu tiên là nhan đề tác phẩm. Có thể nói nhan đề đã thâu tóm được giá trị nội dung và tư tưởng của tác phẩm: "Vợ nhặt". Ai cũng biết "vợ" là một trí quan trọng trong gia đình, " vợ là bạn, là mẹ các con ta". Muốn lấy vợ phải tìm hiểu, phải hỏi cưới. Lấy vợ là việc hệ trọng trong cuộc đời. Nhưng vợ lại đi kèm với "nhặt". Nếu nói theo ngôn ngữ của Kim Lân, "nhặt" nghĩa là nhặt nhạnh vu vơ. Hai từ này kết hợp với nhau tạo thành nhan đề của tác phẩm đã thể hiện thân phận dẻ dúng của con người. Nhan đề này đã thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 qua đó tố cáo tội ác của bọn phát xít Nhật và thực dân Pháp. Không chỉ thế nó còn thể hiện sự đùm bọc yêu thương, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời cũng hé lộ tình huống truyện độc đáo của tác phẩm.

Truyện kể về nhân vật Tràng nghèo, xấu trai, nhặt được vợ trên thảm cảnh của cái đói, bên bờ vực cái chết. "Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người". Trong cái hoàn cảnh tăm tối ấy, việc Tràng có vợ không biết nên vui hay nên buồn. Ai nấy đều ngạc nhiên. Bọn trẻ con trong xóm trêu chọc, "cong cổ gào lên lần nữa – chông vợ hài". "Người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ". Nhưng ngay sau đó họ lại lo cho anh với tiếng thở dài ngao ngán: "ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này không?". Người dân trong xóm là vậy, còn bà cụ Tứ – mẹ Tràng thì ngạc nhiên sững sờ, buồn vui lẫn lộn. Lòng người mẹ nghèo khổ đã hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự. Bà vui mừng vì con trai mình đã có vợ. Bà buồn tủi vì con mình có vợ giữa buổi nghèo nàn đói khát. "Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Còn mình thì….". Rồi bà lại lo lắng thở dài… Tất cả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ đã được Kim Lân miêu tả hết sức sâu sắc. Bà cụ Tứ là tiêu biểu cho những bà mẹ nghèo Việt Nam thời kỳ lúc bấy giờ. Các tuyến nhân vật trong tác phẩm còn có Thị. Thị là vợ anh cu Tràng. Thị không có tên, xuất hiện trong tác phẩm không quá khứ hiện tại và tương lai. Nhưng vai trò của Thị là rất lớn. Vừa là nhân vật tố cáo thẳng thắn tối ác của bọn phát xít, thực dân vừa làm tăng thêm tư tưởng tác phẩm. Chính nhân vật Thị là người đưa tư tưởng cách mạng vào tác phẩm.

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm này chính là khả năng xây dựng tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, tài năng miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế tự nhiên; cách kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn cùng với ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị. Với đặc sắc nghệ thuật này, truyện ngắn "Vợ nhặt" đã trở thành ngọn lửa tình người thắp giữa đêm đen giá lạnh của cuộc sống, là lời khích lệ động viên con người hướng tới tương lai.

Kim Oanh

0