Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
Đề bài: Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân Bài làm Một trong những nhà văn tùy bút nổi tiếng của Việt Nam là Nguyễn Tuân. Với nhiều tác phẩm văn xuôi hiện đại nổi tiếng, ông được coi là cây bút xuất sắc. Và tác phẩm thể hiện rõ trình độ nghệ thuật bậc thầy của ông là ...
Đề bài: Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân Bài làm Một trong những nhà văn tùy bút nổi tiếng của Việt Nam là Nguyễn Tuân. Với nhiều tác phẩm văn xuôi hiện đại nổi tiếng, ông được coi là cây bút xuất sắc. Và tác phẩm thể hiện rõ trình độ nghệ thuật bậc thầy của ông là tùy bút "Sông Đà". "Sông Đà" được viết ở thể tùy bút. Tùy bút là bút kí ghi chép về người thật việc thật, in đậm cảm xúc chủ quan của ...
Đề bài:
Bài làm
Một trong những nhà văn tùy bút nổi tiếng của Việt Nam là Nguyễn Tuân. Với nhiều tác phẩm văn xuôi hiện đại nổi tiếng, ông được coi là cây bút xuất sắc. Và tác phẩm thể hiện rõ trình độ nghệ thuật bậc thầy của ông là tùy bút "Sông Đà".
"Sông Đà" được viết ở thể tùy bút. Tùy bút là bút kí ghi chép về người thật việc thật, in đậm cảm xúc chủ quan của người viết và đậm chất trữ tình. Cách phóng bút bộc lộ cảm xúc một cách tự do, phóng túng, biến hóa linh hoạt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, nhiều cách so sánh liên tưởng. Tùy bút "Sông Đà" được viết năm 1958 trong thời kỳ miền Bắc đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với mục đích kiếm tìm chất vàng trong thiên nhiên và chất vàng mười qua thử lửa trong tâm hồn con người lao động, tùy bút là sự kết tinh của nhiều truyện ngắn độc đáo. Và "người lái đò sông Đà" là một trong số ấy.
"Người lái đò Sông Đà" được viết năm 1960. Với nội dung miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc, hình ảnh con sông Đà và người lái đò trên sông được tác giả tập trung khai thác.
Nội dung chính của tác phẩm "người lái đò sông Đà" là hình tượng sông Đà và hình tượng người lái đò. Hình tượng sông Đà nổi bật và xuyên suốt tác phẩm. Được miêu tả như một nhân vật thực thụ trong trang văn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên vừa hung bạo, vừa trữ tình, có lai lịch rõ ràng. Ngay từ hai câu thơ đề từ, tác giả đã cho người đọc thấy được điều đó. Tác giqr miêu tả sông Đà rất kĩ càng. Từ vách đá bờ sông, đoạn ghềnh Hát Lóng, hút nước sông Đà, đá sông Đà rồi đến cảnh sắc sông Đà ở nhiều phương diện cùng với quang cảnh hai bên bờ sông. Tất cả những chi tiết liên tưởng ấy đã tạo nên nhân vật Sông Đà hung hãn nhưng trữ tình, hoang sơ lại thơ mộng. Một dòng sông nham hiểm như kẻ thù số một của con người nhưng lại đẹp như một bức tranh thủy mặc. Ngoài sự dữ dội hung ác của cửa sông là cảnh đi thuyền hoang sơ thơ mộng mang nét cổ kính thiêng liêng. Sông Đà mang một vẻ đẹp của hồn thiêng sông núi mà thiên nhiên ban tặng.
Bên nền của hình tượng Sông Đà là ông lái đò Lai Châu. Ông hiện lên là một con người được tôi luyện qua lao động, đúng chất "vàng mười qua thử lửa". Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò, ông hiện lên như một ngưòi anh hùng bản lĩnh cao cường. Điều này được thể hiện rõ qua những đoạn văn miêu tả cuộc vượt thác của ông. Với ba thạch trận của đá, của thác, của thiên nhiên sông Đà hung hãn dữ tợn, ông lái đò Lai Châu vẫn bình tĩnh vượt qua và thành thục bẻ lái.
Cả hai hình tượng nổi bật của tác phẩm đều được miêu tả một cách cụ thể và chi tiết. Nghệ thuật của tác phẩm này cũng đạt tới trình độ đỉnh cao. Không chỉ miêu tả, so sánh đơn thuần, Nguyễn Tuân còn sử dụng ngôn ngữ tạo hình, động từ mạnh, vận dụng tri thức điện ảnh của mình để kể và tả hình tượng Sông Đà. Cách sử dụng ngôn ngữ cũng chọn lọc mà không đơn thuần chỉ là cảm hứng. Sự tinh tế và tài hoa trong miêu tả cũng là một lợi thế trong các trang văn này. Đặc biệt là khi miêu tả những hòn đá, Nguyễn Tuân đã có sự liên tưởng tưởng tượng phong phú khiến những hòn đá mang sinh khí, tư thế, dáng vẻ của con người. Cách viết phóng túng, vốn ngôn ngữ giàu có, tài quan sát và trí tưởng tượng độc đáo đã giúp tác giả thành công trong xây dựng hình tượng người lái đò trên sông. Mang đến một hơi thở mới cho văn học Việt.
Tóm lại, tác phẩm "Người lái đò Sông Đà" là một tác phẩm hết sức độc đáo. Thiên tùy bút này đã khẳng định phong cách và tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Tuân. Ông viết văn không chỉ bằng con mắt mà còn là trái tim và tâm hồn của người nghệ sĩ.
Kim Oanh