Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Đề bài: Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân Bài làm "Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về quê mình thì bắt lên câu hát Người ta đến hát khi trèo đò vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi" (Đất nước – Nguyễn Khoa ...
Đề bài: Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân Bài làm "Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về quê mình thì bắt lên câu hát Người ta đến hát khi trèo đò vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi" (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm). Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ tới dòng sông Đà trong thiên tùy bút "Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân. Bằng tình yêu ...
Đề bài:
Bài làm
"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về quê mình thì bắt lên câu hát
Người ta đến hát khi trèo đò vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"
(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm).
Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ tới dòng sông Đà trong thiên tùy bút "Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân. Bằng tình yêu sông núi của con người tài hoa, Sông Đà được nhà văn phác họa độc đáo với hai nét tính cách hung bạo, trữ tình để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.
Mỗi nơi trên lãnh thổ của Tổ quốc đều có tên những dòng sông. Cuồn cuộn đỏ nặng phù sa như sông Hồng, nhẹ nhàng thơ mộng như sông Hương. Sông Đà trong trang văn Nguyễn Tuân hiện lên như một nhân vật có nguồn gốc, có tính cách. Nguyễn Tuân luôn viết hoa hai chữ "Sông Đà". Theo tác giả, Sông Đà khai sinh từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc qua nhiều núi ác đến nửa đường xin nhập quốc tịch Việt Nam. Mở đầu tùy bút, tác giả đã có hai câu thơ đề từ giới thiệu hai đặc điểm của con sông "Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông" và "Chúng thủy giai đông tẩu-Đà giang độc bắc lưu". Câu thứ nhất gợi vẻ đẹp thơ mộng, kiều diễm của dòng sông. Câu thứ hai giới thiệu cá tính khác biệt của sông Đà, mọi con sông đều chảy theo hướng Đông riêng sông Đà chảy ngược về hướng Bắc. Cái "bắc lưu" cưỡng lại cái "đông khẩu" khiến dòng sông trở nên ngỗ ngược dữ tợn nhiều guồng xoáy guồng chết sóng thác đá ghềnh. Vậy dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là một vật vô giác mà là một thân thể có hành động, tâm trạng, tính cách. Và nổi bật là hung bạo và trữ tình.
Lúc hung bạo, sông Đà có diện mạo và tâm địa như kẻ thù số một của con người. Dòng sông như một con quái thú khổng lồ khôn ngoan mưu trí, nham hiểm và hung ác luôn khiêu khích, thách thức, chế nhạo con người. Tác giả như một nhà thám hiểm kể cho ta nghe về dòng sông. Ở vùng thượng nguồn cạnh bờ sông dựng đứng vách thành, đúng ngọ mới có mặt trời. Chỗ vách đá chẹn lòng sông như một cái yết hầu có thể ném nhẹ hòn đá sang bờ bên kia có chỗ con nai con hổ có thể nhảy vọt từ bên này sang bên kia một cách dễ dàng. Cảnh ghềnh đá và sóng gió thật mênh mang. Ở ghềnh Hát Lóng "dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn ùm ghè suốt năm như đòi nợ xuýt". Hút nước sông Đà mới ghê sợ làm sao, có những cái hút nước sâu thẳm như giếng bê tông. Nước thở và kêu như một cái cống bị sặc, ở phía trên lừ lừ những cái quạt đàn. Có những cái hút nước thuyền vô ý đi vào trồng ngay cây chuối rồi vụt biến đi mươi phút sau tan xác ở khuỷu sông. Trên sông Đà có 73 cái thác, âm thanh tiếng thác mới ghê rợn lạ lùng. Khi thì nghe như oán trách, khi thì lại van xin có lúc khiêu khích giọng gằn chế nhạo thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa đang phá tuông rừng lửa. Rừng lửa càng gào thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Nguyễn Tuân khiến người đọc phải kinh ngạc thán phục khi lấy rừng lửa để tả nước. Nhà văn đã liên tưởng rất đắt vừa tạo nên nét riêng vừa thấy được óc quan sát, cách nghĩ tài tình. Tác giả đã thức dậy cả một thế giới thuên nhiên man dại đang ở đỉnh điểm của sự dữ dội. Không chỉ thế, sông Đà còn hung hãn nham hiểm xảo quyệt độc ác với bao thạch trận của đá "bọt tung trắng xóa cả một châm trời đá". Đá bầy thạch trận trên sông với những ng đá tướng dữ tợn lạnh lùng chỉ huy và đứng trấn giữa lớp lớp cửa sinh. Dưới con mắt tác giả đá sống động như một nhân vật "mặt đứa nào cũng nhăn nhúm, méo mó đứng ngồi tùy sở thích". Phối hợp với đá là sóng nước cũng sẵn sàng nhấn chìm, bẻ gãy những con thuyền trên sông.
Không chỉ dữ dằn hung bạo, sông Đà còn là một dòng sông trữ tình thơ mộng. Nhà văn đã dùng hết tâm huyết tìm tòi mang đến cho người đọc về một con sông, mọt vùng đất với dạt dào cảm xúc. Từ trên cao nhìn xuống "con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện giữa mây trời Tây Bắc bùng nở hoa ban hoa gạo tháng 2, cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân. Nước sông Đà thay đổi theo mùa. Mùa xuân dòng sông xanh màu ngọc bích. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Sông Đà được miêu tả bằng cách quan sát của nhiều ngành nghệ thuật từ thi ca, hội họa. Dòng sông hiện lên mềm mại như một mái tóc của người mĩ nữ. Con sông Đà gợi cảm với mỗi người, với Nguyễn Tuân sông Đà như một cố nhân để rồi gặp lại với những niềm vui " như cái nắng giòn tan sau kì mưa dầm", vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Bờ bãi sông Đà chuồn chuồn bươm bướm bay lượn, nắng sông Đà đẹp như sắc nắng vàng hoe của yên hoa tam nguyệt há dương châu trong thơ Đường. Có những đoạn miêu tả sông Đà với nét đẹp hoang sơ đầy kì thú. Ven sông êm ả lặng tờ , một vẻ đẹp thấm đẫm chất thơ. "Thuyền tôi trôi trên sông Đà, cảnh ven sông ở đây lặng tờ, bờ sông hoang dại như một thời tuền sử và hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích. Con sông mang trong mình nét cổ kính thiêng liêng của hồn thiêmg sông núi. Cảnh đôi bờ cũng thật kì thú, thiên nhiên trong trẻo nguyên sơ "nương ngô núi lá non, cỏ gianh đổ núi đang ra những nõn búp, đàn hươu cúi đầu ăn cỏ". Một vẻ đẹp tinh khôi mơn mởn căng tràn nhựa sống! Dưới sông những đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên lòng sông bụng trắng như vạc. Hình ảnh sông Đà được nhìn nhận ở nhiều chiều nhiều góc đọ khác nhau với ngòi bút tài hoa, với sự am hiểu của nhiều ngành nghệ thuật, nhà văn đã phát hiện, miêu tả sông Đà một cách đa dạng, biến hóa bằng cả đôi mắt và tâm hồn của người nghệ sĩ.
Bằng trí tưởng tượng phong phú, tài năng uyên bác và tâm hồn nghệ sĩ tài năng nặng lòng với quê hương, Nguyễn Tuân đã tạo nên một thiên tùy bút kì thú về vẻ đẹp của dòng sông Đà mà tạo hóa đã ban tặng. Tùy bút này đã thể hiện rõ phong cách và trình độ nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Tuân.
Kim Oanh