24/05/2017, 14:27

Phân tích bài thơ Phản Chiêu Hồn của Nguyễn Du.

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Phản Chiêu Hồn của Nguyễn Du.    Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến thiên kiệt tác “Truyện Kiều”. Tuy nhiên, tài năng của Nguyễn Du không chỉ được thể hiện thông qua thiên kiệt tác này mà còn được bộc lộ ra trong rất nhiều những tác phẩm có giá ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Phản Chiêu Hồn của Nguyễn Du.    Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến thiên kiệt tác “Truyện Kiều”. Tuy nhiên, tài năng của Nguyễn Du không chỉ được thể hiện thông qua thiên kiệt tác này mà còn được bộc lộ ra trong rất nhiều những tác phẩm có giá trị khác. Một trong số đó có bài thơ “Phản chiêu hồn” viết về một nhà thơ tài ba, một nhà chính trị lỗi lạc của Trung Quốc, đó chính là Khuất Nguyên. Giá trị của tác phẩm này ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Phản Chiêu Hồn của Nguyễn Du.

 

 Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến thiên kiệt tác “Truyện Kiều”. Tuy nhiên, tài năng của Nguyễn Du không chỉ được thể hiện thông qua thiên kiệt tác này mà còn được bộc lộ ra trong rất nhiều những tác phẩm có giá trị khác. Một trong số đó có bài thơ “Phản chiêu hồn” viết về một nhà thơ tài ba, một nhà chính trị lỗi lạc của Trung Quốc, đó chính là Khuất Nguyên. Giá trị của tác phẩm này không chỉ nằm ở ngôn ngữ rành mạch, xúc tích mà còn bởi nó mang đậm giá trị nhân đạo, cả bức tranh hiện thực cũng được Nguyễn Du gợi ra rõ nét, chân thực.

“Phản chiêu hồn” là bài thơ mà Nguyễn Du sáng tác nhằm mục thể hiện sự đồng cảm với hồn của Khuất Nguyên, cũng từ đó đưa ra lời khuyên chân thành, đó là không nên chiêu hồn Khuất Nguyên, bởi sự mục ruỗng của xã hội hiện thời không có chỗ cho hồn tựa nương cho một tâm hồn khiết phích, trong sạch như ông. Khuất Nguyên là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị tài ba sống ở thời Chiến quốc. Do tài năng xuất chúng mà ông được Sở Hoài Vương trọng dụng. Tuy nhiên, do những cải cách tiến bộ của ông đụng chạm đến quyền lợi của bọn gian thần, nên Khuất Nguyên đã bị chúng hãm hại, đi lưu đầy xuống Phương Nam. Tuy phải chịu khổ sai song không lúc nào ông không hướng về về đất nước, quê hương. Cũng chính tình yêu sâu đậm dành cho quê hương ấy mà khi nước Sở đứng trước nguy cơ suy vong, Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông tự vẫn.

Để thể hiện sự tiếc thương của mình với người thầy, Tống Ngọc đã làm bài chiêu hồn, gọi thầy về. Bài thơ “Phản chiêu hồn” này của Nguyễn Du không phải phản biện lại Tống Ngọc, mà chỉ là thể hiện quan điểm của nhà thơ khi quan sát hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.

“Hồn ơi! Hồn ơi! Sao không về?

Đông, Tây, Nam, Bắc không có nơi nào nương tựa đâu!

Lên trời, xuống đất đều không được

Về đất Yên đất Dĩnh mà làm gì?

Thành quách vẫn như cũ, nhưng nhân dân đã khác rồi,

Bụi bay mù mịt bẩn cả quần áo.”

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Du dẫn ra lời chiêu hồn của Tống Ngọc dành cho Khuất Nguyên, sau đó là những lời khuyên chân thành của nhà thơ đối với hồn. Lí do mà nhà thơ đưa ra là dù có trở về thì hồn cũng không có nơi nương tựa. Dù là “Đông, Tây, Nam, Bắc”, hay “lên trời, xuống đất” thì cũng không phải nơi thích hợp để cho hồn nương tựa nữa. Vì tấm lòng của Khuất Nguyên đối với đất nước của mình vẫn vậy, tuy “thành quách vẫn như cũ”, nhưng “nhân dân đã khác rồi”, đói khổ, lầm than. Không khí của xã hội ngột ngạt, tù túng “bụi bay bẩn cả quần áo”, thật không thích hợp để cho linh hồn trong sạch như Khuất Nguyên nương tựa, ẩn náu.

“Họ đi ra ngựa ngựa xe xe, họ ở nhà vênh vênh váo váo

Đứng ngồi bàn tán tựa như ông Cao, ông Quỳ.

Hồn không thấy mấy trăm châu ở Hồ Nam đó sao?

Chỉ có những người gầy gò, không ai béo tốt.”

 Trong xã hội Trung Quốc bây giờ vô cùng lầm than, nhân dân khổ cực, một không khí đen tối, tù túng bủa vây khắp nơi. Bọn tham quan, ô lại, bọn cường quyền hách dịch, ra đường “vênh váo”, coi thường vương pháp, nghênh ngang  “ngựa xe” đi lại mà không coi ai ra gì “bàn tán tựa ông Cao, ông Quỳ”. Nguyễn Du nói với hồn bằng giọng điệu tâm tình đầy tha thiết, chân thành “Hồn không thấy mấy trăm châu ở Hồ Nam đó sao?”. Cuộc sống của người dân vô cùng bi thảm, tang thương. Vì bị bóc lột, đè nén của bọn tham quan mà “người gầy gò, không ai béo tốt”.

“Đời sau ai cũng là Thượng Quan

Mặt đất đâu đâu cũng là sông Mịch La”

Để làm rõ đến tận cùng bối cảnh thối nát của xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời, Nguyễn Du đã tiếp tục những nét phác thảo hiện thực đầy sống động. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng đến “Thượng Quan” và “Mịch La” để làm tăng sức thuyết phục của ý thơ. Thượng Quan là một viên quan sống cùng thời với Khuất Nguyên, quen thói xua nịnh, nhũng nhiễu. Còn sông Mịch La là con sông, nơi đã chôn vùi bao nhiêu người con trung nghĩa. Dùng đến hai khái niệm Thượng Quan và Mịch La là để nhấn mạnh đến tình trạng nhũng nhiễu, tham quan đang hoành hành, những người trung nghĩa, yêu nước thì lại phải chịu những kết cục bi thảm. Xã hội vô cùng rối ren, thối nát.

“Cá rồng không ăn, hùm sói cũng ăn

Hồn ai! Hồn ai! Hồn làm thế nào?

Xã hội thối nát đến mức, cuộc sống của nhân dân đâu đâu cũng là mối đe dọa, là những hiểm họa khôn lường “Cá rồng không ăn, sói cũng ăn”. Và sau những lời thuyết phục đầy chân thành, Nguyễn Du đã đặt cho hồn Khuất Nguyên một câu hỏi như muốn nghe được tiếng hồi đáp, về quyết định về hay ở của mình.

Như vậy, Nguyễn Du đã dùng sự đồng cảm của mình để đưa ra những lời khuyên đầy chân thành cho hồn của Khuất Nguyên. Đồng thời, qua đó bức tranh xã hội đen tối, thực trạng thối nát của xã hội Trung Quốc đương thời cũng được nhà thơ khắc họa đầy rõ nét, chân thực.

0