28/05/2017, 19:46

Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Thành công nổi bật nhất của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương chính là việc Nguyễn Dữ xây dựng thành công hình tượng của các nhân vật chính, tiêu biểu nhất có thể kể đến, đó chính là ...

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Thành công nổi bật nhất của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương chính là việc Nguyễn Dữ xây dựng thành công hình tượng của các nhân vật chính, tiêu biểu nhất có thể kể đến, đó chính là nhân vật Vũ Nương. Ở nhân vật Vũ Nương, tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng được nhân vật điển hình. Đều này được thể hiện trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình. Nguyễn Dữ ...

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

 

Thành công nổi bật nhất của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương chính là việc Nguyễn Dữ xây dựng thành công hình tượng của các nhân vật chính, tiêu biểu nhất có thể kể đến, đó chính là nhân vật Vũ Nương.

Ở nhân vật Vũ Nương, tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng được nhân vật điển hình. Đều này được thể hiện trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình. Nguyễn Dữ đã miêu tả trực tiếp nhan sắc của Vũ Nương thông qua những nhận xét, đánh giá có tính khái quát “tư dung tốt đẹp”. Trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng: khác với nhân vật Vũ Nương trong truyện cổ dân gian, Vũ Nương dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ hiện lên với nhiều tâm trạng.

Khi tiễn Trương Sinh ra trận, Vũ Nương lòng đầy tâm trạng. Không cầu vinh hiển, nàng mong chồng trở về mang theo hai chữ bình yên. Nàng e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường…Đó là tâm trạng rất thực của người vợ trẻ thương chồng trong giây phút lìa xa. Nguyễn Dữ thấu hiểu nỗi lòng Vũ Nương và thể hiện được tâm trạng của nàng khi chồng đi xa.

Khi bị chồng nghi oan, không thanh minh, giải thích được, nàng vừa thất vọng, vừa đau đớn. Nàng đã giãi bày với Trương Sinh: “Thấp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia, nghi thất. Nay đã bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan,sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn để lại trên núi Vọng phu kia nữa”.

Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Vũ Nương không chỉ được thể hiện qua những lời than kêu rỡm máu mà còn biểu hiện bằng hành động: khó lóc kêu oan và sau đó là trẫm mình xuống sông mà tự vẫn.

Không chỉ dựng lên được điển hình nhân vật Vũ Nương mà Nguyễn Dữ còn thành công trong việc xây dưng nhân vật Trương Sinh. Không được miêu tả ở diện mạo, tâm trạng, Trương Sinh hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ có đặc điểm về số phận. Bên cạnh đó, Trương Sinh còn có đặc điểm về tính cách. Tính cách của nhân vật được Nguyễn Dữ vừa trực tiếp giới thiệu vừa khắc họa qua hành động của nhân vật.

Nhưng số phận ấy, tính cách ấy không là điển ình của loại người, tầng lớp nòa trong xã hội, càng không phải là đặc điểm chung của nam nhi trong xã hội phong kiến. Nhà văn xây dựng nhân vật này để khẳng định sự tồn tại của một tư tưởng, một ý thức trong xã hội- ở đây là sự tồn tại của tư tưởng trọng nam khinh nữ gây đau khổ, bi kịch cho con người. Do vậy mà Trương Sinh là nhân vật tư tưởng, không phải nhân vật điển hình.

Như vậy, Nguyễn Dữ đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Qua đó nhà văn phơi bày thực trạng đen tối của xã hội phong kiến thế kỉ XVI, lên án chiến tranh phi nghĩa, đồng cảm với số phận của con người.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

VŨ NƯƠNG

VU NUONG

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

VỢ CHÀNG TRƯƠNG

CHI TIẾT KÌ ẢO

 

0