28/05/2017, 19:46

Phân tích cái hay của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn phân tích cái hay của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương xoay quanh cuộc đời và số phận đầy bi thảm của Vũ Nương, một người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện cả về hình dáng lẫn tâm hồn. Nhưng trớ trêu thay, cuộc đời vốn không bình ...

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn phân tích cái hay của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương xoay quanh cuộc đời và số phận đầy bi thảm của Vũ Nương, một người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện cả về hình dáng lẫn tâm hồn. Nhưng trớ trêu thay, cuộc đời vốn không bình lặng như vẻ ngoài của nó. Vì một sự hiểu lầm không đáng có mà người chồng đầu gối tay ấp của nàng đã nghi ngờ nàng thất tiết. Quá đau khổ và tuyệt vọng, Vũ Nương đã ...

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn phân tích cái hay của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

 

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương xoay quanh cuộc đời và số phận đầy bi thảm của Vũ Nương, một người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện cả về hình dáng lẫn tâm hồn. Nhưng trớ trêu thay, cuộc đời vốn không bình lặng như vẻ ngoài của nó. Vì một sự hiểu lầm không đáng có mà người chồng đầu gối tay ấp của nàng đã nghi ngờ nàng thất tiết. Quá đau khổ và tuyệt vọng, Vũ Nương đã tìm đến cái chết để có thể chứng minh được sự trong sạch.

Ở trong tác phẩm này, tác giả Nguyễn Dữ đã vô cùng khéo léo trong việc khắc họa nhân vật, xây dựng nội dung cũng như tạo ra những tình huống mang tính chất thắt nút, mở nút, đẩy câu chuyện kể lên cao trào. Cái hay của truyện ngắn này trước ết ở nội dung đầy tính nhân văn của tác phẩm.

Chuyện người con gái Nam Xương nói riêng, Truyền kì mạn lục nói chung được tác giả sáng tác trong thế kỉ XVI, một thế kỉ đầy biến động của xã hội phong kiến. Trong xã hội đầy rối ren ấy, thân phận của những người phụ nữ vốn không được coi trọng, họ bị đẩy vào những hoàn cảnh đầy bi kịch. Vũ Nương là một trong những người phụ nữ thủy chung nhưng chịu một kết cục bi thảm.

Hướng ngòi bút của mình vào những người phụ nữ, Nguyễn Dữ đã đề cao tinh thần nhân văn của truyện khi ủng hộ,đồng cảm với số phận của những người phụ nữ có đức hạnh nhưng phải chịu những số phận bất hạnh, hẩm hiu. Nếu đọc tác phẩm Truyền kì mạn lục, ta có thể thấy phần lớn các tác phẩm là viết về những người phụ nữ.

Cái hay thứ hai có thể kể đến đó chính là cách nhà văn tạo ra tình huống mang tính chất thắt nút, đẩy cốt truyện lên cao trào rồi gỡ nút bằng cách để cho người thắt nút hóa giải những hiểu lầm. Vũ Nương là vợ của Trương Sinh, trong thời gian chồng đi lính, Vũ Nương ở nhà một lòng thương nhớ chồng, chăm lo chu toàn công việc nhà chồng. Không chỉ vậy nàng còn chăm sóc, phụng dưỡng mẹ của Trương Sin như mẹ ruột của mình, chính người mẹ cũng đã ghi nhận tấm lòng hiếu thảo của nàng “xanh kia quyết chẳng phụ con, như con chẳng phụ mẹ”

Vì thương con, không muốn con phải thiếu thốn tình cảm khi không có sự chăm sóc của người cha, nàng đã chỉ vào bóng mình trên tường và nói đó là bố Đản. Hành động chứa đầy tình thương ấy qua lời nói ngây ngô của đứa trẻ cùng tính cả ghen, gia trưởng của Trương Sinh đã biến Vũ Nương thành người đàn bà hư hỏng, thất tiết. nàng bị chồng đối xử thô bạo, bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần, để rồi khi đã quá tuyệt vọng nàng đã trẫm mình xuống sông mà tự vẫn

Sau khi Vũ Nương trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang, buổi tối khi hai cha con đang ngồi thì bé Đản chỉ vào chiếc bóng của Trương Sinh trên tường và nói rằng bố lại đến. Lúc này Trương Sinh biết đã nghi oan cho vợ nhưng đã quá muộn màng.

Tình huống xảy đến tự nhiên, người thắt nút cũng chính là người gỡ nút. Đây chính là một trong những thành công về mặt nội dung cũng như nghệ thuật của tác giả Nguyễn Dữ.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

VŨ NƯƠNG

VU NUONG

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

VỢ CHÀNG TRƯƠNG

CHI TIẾT KÌ ẢO

0