Bức tranh chiều xuân được hiện lên như thế nào trong bài thơ cùng tên của Anh Thơ?
Sông trong không khí buồn tẻ bao bọc, Anh Thơ tìm đến thơ ca là biện pháp tự giải thoát. Tác giả để cho cái tôi của mình rung động trước cảnh vật quen thuộc bình dị. Đó là dòng sông, bến nước, con đò, rặng tre, bờ cỏ tất cả thấm một tình quê. Nói khác đi tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm tất ...
Sông trong không khí buồn tẻ bao bọc, Anh Thơ tìm đến thơ ca là biện pháp tự giải thoát. Tác giả để cho cái tôi của mình rung động trước cảnh vật quen thuộc bình dị. Đó là dòng sông, bến nước, con đò, rặng tre, bờ cỏ tất cả thấm một tình quê. Nói khác đi tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm tất cả lên bức tranh quê buổi chiều xuân này.
Gợi ý:
a) Đó là không gian của buổi chiều mùa xuân trên quê hương đồng bằng Bắc Bộ. Buổi chiều thường gợi cảm giác buồn. Nó phù hợp với ý thức thẩm mĩ của thơ mới lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945. Bởi vì văn học lãng mạn coi cái buồn, nỗi đau là một phạm trù thẩm mĩ.
Những hình ảnh quen thuộc: mưa bụi mưa xuân (mưa nhỏ), dòng sông, bến nước, con đò, quán bán hàng (quán tranh), hoa xoan tím rụng, con đê cỏnon mọc xanh biếc, con vật (trâu, sáo, bướm, cò), cánh đồng lúa, và con người xuất hiện.
Hình ảnh không xa lạ, gắn bó thân thiết với con người, có nhiều hình ảnh tiêu biểu cho:
- Sắc xuân: "chòm xoan hoa tím rụng tơi bời" "cỏ non tràn biếc cỏ".
- Khí xuân: "Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng".
- Nhịp sống lặng lẽ: "Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”. Thưa vắng người qua lại. Vì thế " Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng".
Hoa rụng, mưa bụi bay, không gian tĩnh lặng tất cả gợi nỗi buồn man mácbuổi chiều quê. Nỗi buồn ấy từ lòng người nhuốm sang cảnh vật.
b)
Cảnh vật trong thơ cũng làm cho người đọc, người nghe thêm yêu, thêm quý quê hương đất nước mình. Bài thơ chắc hẳn làm sụt sùi những ai xa quê.
Vài nét về nghệ thuật trong bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ.
Gợi ý:
a) Sử dụng trí tưởng tượng, dựng lên không gian cảnh vật lặng lẽ buổi chiều xuân.
- Mưa bụi trên bến vắng
- Quán tranh nghèo trong vắng lặng
Tuy vậy, cảnh vật vẫn có hồn, có sắc khi nhà thơ khoác lên cảnh vật linh hồn con người:
- Đò biếng người nằm mặc nước sông trôi.
- Quán tranh đứng.
b) Sử dụng từ láy vừa có sắc thái gợi hình, gợi âm thanh: êm êm, im lìm, vắng lặng, vu vơ, rập ròn.
c) Miêu tả cái động để nói về cái tĩnh:
" Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra/ Làm giật mình một cô nàng yếm thắm". Con người đứng cảnh chiều xuân, trước đồng lúa xanh rờn thấm mưa xuân ướt lặng, cảm xúc cũng lắng xuống. Lúc cò con vô tình bay lên làm giật mình " cô nàng yếm thắm". Rõ ràng nhà thơ miêu tả cái động để nói về cái tĩnh.
Cái động ấy cũng một chút làm lòng người đang bâng khuâng bừng tỉnh.