Phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để thấy được tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. Thực tiễn lịch sử là một nguồn để tài vô cùng phong phú, hay nói cách khác, mọi đề tài của văn học đều bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh hiện thực ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để thấy được tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. Thực tiễn lịch sử là một nguồn để tài vô cùng phong phú, hay nói cách khác, mọi đề tài của văn học đều bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh hiện thực cuộc sống ấy. Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm vô cùng mạnh mẽ. Vì vậy mà tinh thần ấy, truyền thống ấy để lại những dấu ấn rất ...
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để thấy được tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
Thực tiễn lịch sử là một nguồn để tài vô cùng phong phú, hay nói cách khác, mọi đề tài của văn học đều bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh hiện thực cuộc sống ấy. Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm vô cùng mạnh mẽ. Vì vậy mà tinh thần ấy, truyền thống ấy để lại những dấu ấn rất rõ nét trong văn học. Mỗi khi có chiến tranh thì phong trào văn học yêu nước lại sôi nổi, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đầy gian khổ, cùng với sự đấu tranh mạnh mẽ trên chiến trường, thì những áng thơ văn cũng có sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ, đó không phải là đấu tranh trực tiếp nhưng lại có sức cổ vũ, động viên vô cùng lớn cho công cuộc đấu tranh đó. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là bài thơ như thế. Thông qua giọng điệu hóm hỉnh, vui tươi của những người lính lái xe thì những gian khổ dường như cũng bị xóa nhòa, tinh thần lạc quan, tự chủ ấy dường như được lan rộng, có sức cổ vũ mạnh mẽ cho kháng chiến.
Phạm Tiến Duật là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc, vì vậy mà những vần thơ của ông không chỉ xuất phát từ một tâm hồn đẹp, đầy tinh tế của người nghệ sĩ mà còn là những trải nghiệm thực tiễn của chính nhà thơ trong quá trình đấu tranh, bảo vệ tổ quốc ấy. Trong thơ của ông lúc nào cũng tràn ngập tự chủ, sự lạc quan và tin tưởng vào tương lai. Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng vậy, lời thơ cũng là lời của chính tác giả, của một người lính lái xe đầy hài hước, dí dỏm. Đó chính là sự lạc quan, yêu đời, dù xung quanh hiện thực có diễn ra tàn khốc, ác liệt đến đâu:
“Không có kính, không phải xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Nếu nhìn sâu bối cảnh của câu thơ, ta sẽ thấy một hiện thực vô cùng ác liệt, đó chính là các ác liệt của chiến tranh. Trước sức công phá của bom đạn, trước những cuộc tấn công của kẻ thù thì những chiếc xe vận chuyển quân lương, súng đạn…bị vỡ mất kính. Vì vậy và câu thơ “Không có kính không phải xe không có kính” như sự lí giải đầy hài hước của nhà thơ về hình dáng lạ lùng, có phần xơ xác của chiếc xe. Tuy khung cảnh dữ dội là vậy, điều kiện làm việc dữ dội là vậy nhưng những người lính lái xe vẫn rất ung dung, vô tư “Ung dung buồng lái ta ngồi”, đó là tinh thần đầy lạc quan, ẩn chứa vẻ quật cường đáng ngưỡng mộ. Lái xe nơi chiến trường đã là một công việc đầy hiểm nguy, nhưng ngay cả những vật dụng tối thiểu để bảo vệ cho chiếc xe ấy cũng không còn thì sự hiểm nguy của người lính được nhân lên gấp đôi. Tuy nhiên, với người lính trong bài thơ này thì đó chỉ là một tiểu tiết, không hề ảnh hưởng đến công việc cũng như quyết tâm của họ “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
Xe không kính nên những đợt gió lùa vào làm cho đôi mắt của người lính cay sè, nhưng trong cái gian khó, khắc nghiệt của hoàn cảnh đó chỉ càng làm cho những quyết tâm của họ thêm mạnh mẽ “Thấy con đường chạy thẳng vào tim”, hình ảnh con đường này rất độc đáo, bởi nó có thể là con đường của hiện thực, khi những đoàn xe đang chở quân lương chi viện cho miền Nam ruột thịt, nhưng “chạy thẳng vào tim” lại là con đường của lí tưởng, con đường của khát vọng. Đó là khát vọng đấu tranh thống nhất đất nước, giành lại độc lập tuyệt đối cho dân tộc. Trong cảm nhận của người lính, xe không có kính dường như lại là một cái “hay”, vì như vậy có thể nhìn thấy rõ những cánh chim chao liệng, thấy những ngôi sao trong đêm, hơn thế nữa chúng dường như trở thành những người đồng hành của người lính khi “như sa, như ùa vào buồng lái”.
Cái hay của bài thơ này là không lên gân, cường điệu một cách thái quá sức mạnh cũng như ý chí của người chiến sĩ cách mạng như những trang thơ văn cách mạng. Nhà thơ không hề phủ định những khó khăn của hiện thực khắc nghiệt, cũng không cường điệu sức mạnh của những người lính, nhà thơ miêu tả những người lính rất “con người”, họ cảm nhận được những gian khó, cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi, khó khăn như khi bụi bay “tóc trắng như người già”, mưa tuôn ướt áo, nắng chiếu cháy da. Nhưng họ lựa chọn cho mình cách vượt qua, đó chính là sự lạc quan, yêu đời, họ nhìn những khó khăn ấy như những niềm vui của cuộc sống người lính “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”, “mừa ngừng, gió lùa khô ngay thôi”.
Không chỉ thể hiện được tinh thần tự chủ, niềm lạc quan, yêu đời mà nhà thơ còn hướng tới khẳng định sức mạnh, sự đoàn kết, quyết tâm của những người lính, đó là những người có chung ý chí, sự quyết tâm, họ lái xe vượt qua mưa bom, bão đạn để tập hợp vì miền Nam phía trước: “Những chiếc xe từ trong bom rơi/ Đã về đây họp thành tiểu đội”, và không chỉ thế, họ còn là những người đồng đội, đồng chí thân thiết khi sẻ chia những khó khăn, vui vẻ cười đùa khi vô tình gặp trên đường “Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới/ bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”, hay cuộc sống gian khó được sẻ chia từ những bát, chiếc đũa. Và thiêng liêng hơn, họ coi nhau là gia đình, là những người thân thiết, ruột thịt “ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”.
Có lẽ, chính sự mạnh mẽ quyết tâm cùng với tinh thần lạc quan ấy đã tạo cho những người lính một sức mạnh phi thường, sức mạnh ấy có thể nối liền vết thương hai miền Nam- Bắc, đưa Việt Nam thống nhất về một thể. Tinh thần ấy, sức mạnh ấy mới thật đẹp, thật đáng quý trọng làm sao. Hơn thế nữa, những khó khăn gian khổ không thể làm cho họ chùn bước, mà càng thêm quyết tâm, chỉ cần còn sự sống thì họ sẽ hi sinh, dâng hiến hết mình “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.