25/05/2017, 00:24

Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của nhà thơ Nguyễn Du để thấy được tài năng của ông được thể hiện trong tác phẩm của mình. Văn học trung đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn văn học lớn với những gương mặt nhà thơ tiêu biểu, cùng với ...

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của nhà thơ Nguyễn Du để thấy được tài năng của ông được thể hiện trong tác phẩm của mình. Văn học trung đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn văn học lớn với những gương mặt nhà thơ tiêu biểu, cùng với những tác phẩm văn học nổi tiếng, đã đi vào lịch sử của nền văn học dân tộc, có giá trị không chỉ trong giai đoạn bấy giờ mà đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được giá trị. Một trong ...

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của nhà thơ Nguyễn Du để thấy được tài năng của ông được thể hiện trong tác phẩm của mình.

Văn học trung đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn văn học lớn với những gương mặt nhà thơ tiêu biểu, cùng với những tác phẩm văn học nổi tiếng, đã đi vào lịch sử của nền văn học dân tộc, có giá trị không chỉ trong giai đoạn bấy giờ mà đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được giá trị. Một trong số tác phẩm tiêu biểu không thể không kể đến của giai đoạn này, đó là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đây là tác phẩm được xem là kiệt tác, bất hủ của văn học Việt Nam, đây cũng là tác phẩm được đông đảo độc giả trong nước mà độc giả của những khu vực lân cận yêu thích, lựa chọn. Không hề là ngẫu nhiên khi Truyện Kiều được đánh giá cao như vậy, đó là tác phẩm không chỉ có giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mà còn có nội dung sâu sắc, nghệ thuật độc đáo. Để hiểu phần nào những giá trị của truyện Kiều, ta xem xét qua trích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của Thúy Kiều, vì để cứu cha cùng cả gia đình thì Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh, đoạn trích này miêu tả lại cảnh mua bán đầy đau lòng ấy cùng với tâm trạng chua xót, đau khổ của Thúy Kiều. Mở đầu đoạn trích này, nhà thơ Nguyễn Du đã giới thiệu một cách cụ thể về khung cảnh diễn ra cuộc mua bán, cũng như những “nhân vật” chính của cuộc mua bán đó, đó chính là mụ mối “Gần miền có một mụ nào”, đây chính là người dẫn dắt mối cho Thúy Kiều, “Tìm người viễn khách tìm vào vấn danh”. Cuộc mua bán này ban đầu diễn ra như một cuộc dắt mối thông thường, cũng có đủ các hình thức, giới thiệu tên tuổi, quê quán.

“Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần
Quá niên trạc tuổi tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”.

Người được dắt mối ở đây là một “thư sinh” họ Mã, tên gọi Giám Sinh thường là dùng để chỉ những nho sinh của trường Quốc Tử Giám xưa, đi hỏi vợ nhưng lấy cái tên chung chung này, ta có thể thấy mục đích của Mã Giám Sinh là muốn phô trương, khoe khoang một cách lộ liễu. Hắn ta là người “Lâm Thanh”, địa danh đầy xa lạ nhưng được giới thiệu qua loa “rất gần”. Như vậy, ta có thể thấy ngay những lời giới thiệu đầu tiên đã có chút gì đó khiến ta hoài nghi. Không chỉ dừng lại ở đó, diện mạo “Quá niên trạc tuổi tứ tuần” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh của một người đàn ông trung niên, vì tứ tuần là ngoài bốn mươi, và trong quan niệm xưa thì tứ tuần có thể xếp vào độ tuổi trung niên.

Ở độ tuổi như vậy mà vẫn còn là nho sinh thì có chút khó tin, hơn nữa, bộ dạng “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” còn gợi ra sự lố lăng, trơ trẽn, đã chạc tuổi “tứ tuần” nhưng vẫn cố làm cho mình trẻ trung bằng những chải chuốt bề ngoài quá lố lắng khiến cho người đọc có ấn tượng không tốt về nhân vật này. Nhưng mọi sự cảm nhận ban đầu ấy hoàn toàn không chỉ là suy đoán, vì ở những câu thơ tiếp theo, miêu tả về đoàn tôi tớ theo sau Mã Giám Sinh cùng những hành động thô lỗ của họ thì ta càng thêm khẳng định Mã Giám Sinh là một kẻ giả dối, vô học:

“Trước thầy sau tớ lao sao
Nhà băng đưa lối tìm vào vấn danh
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng…”

Qua những mô tả của Nguyễn Du, ta có thể thấy bản chất của Mã Giám Sinh ngày càng được bộc lộ. Ngay cả đám tôi tớ theo sau hắn khi đi hỏi vợ, dường như chúng không hề có phép tắc, trên dưới mà “Trước thầy sau tớ lao xao”, nếu thực chất là người ở thì đã không có sự tình này, chỉ có sự lạ lẫm, không hề quen biết thì chúng mới không phân chủ tớ, tôn ti mà lao xao như vậy. Điều này làm cho người đọc liên tưởng chúng là đám người đi thuê, đi mượn hơn là đám tôi tớ có nề nếp. Không chỉ tôi tớ mà ngay cả người chủ của chúng, tức Mã Giám Sinh cũng bộc lộ bản chất của mình “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Ghế trên ở đây là ghế dành cho những người thuộc vai vế trên, cũng tức là các bậc phụ mẫu. Nhưng ngay những điều tối thiểu này hắn cũng không biết, hoặc cố tình không biết. “Tót sỗ sàng” chỉ hành động vô phép này thôi ta cũng có thể thấy được cả bản chất vô giáo dục của hắn.

“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”

Nếu như ở những câu thơ đầu, bản chất lố lăng, vô học của Mã Giám Sinh bộ lộ rõ thì đến những câu thơ sau, bản chất con buôn của hắn cũng bị chính sự sành sỏi của hắn lột trần, đi hỏi vợ nhưng hắn bắt Kiều “thử tài quạt thơ”, bộc lộ hết tài năng, cuối cùng thì “cò kè” thêm bớt từng chút, đúng bản chất của con buôn. Trái ngược với sự “sôi nổi” của cuộc mua bán giữa Mã Giám Sinh và mụ mối thì Thúy Kiều đau khổ, bế tắc trước quãng đường tương lai của mình, đó là những dự cảm không lành về những biến cố, sự đau khổ ấy khiến nàng không kìm nén được cảm xúc “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”, nàng cũng cảm thấy lo sợ trước tương lai mịt mùng “Ngại ngùng rợn gió e sương”, đó là tâm trạng tất yếu của con người trước những biến cố của cuộc đời.

Như vậy, qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” ta thấy được bản chất con buôn sành sỏi của Mã Giám Sinh, phẫn nộ với những hành động, lời nói của hắn bao nhiêu thì càng xót xa, thương cảm với nàng Kiều bấy nhiêu. Bởi nàng bị xem như một vật dụng để mua bán, để cò kè mặc cả, con người tài sắc ấy bị xã hội đồng tiền chà đạp, đối xử bất công. Cũng kể từ đây thì cuộc đời của Thúy Kiều bước sang một trang mới, đó chính là quãng đời lưu lạc, thăng trầm.

0