Phân tích Con cò của Chế Lan Viên.
Đề Bài : Em hãy phân tích bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên để thấy được tình mẫu tử thiêng liêng xuất hiện trong tác phẩm. Trong thơ văn Việt Nam xưa nay có lẽ hình ảnh con cò không mấy xa lạ, đó là hình ảnh được các nhà văn, nhà thơ sử dụng để biểu tượng cho hình ảnh những người phụ nữ ...
Đề Bài : Em hãy phân tích bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên để thấy được tình mẫu tử thiêng liêng xuất hiện trong tác phẩm. Trong thơ văn Việt Nam xưa nay có lẽ hình ảnh con cò không mấy xa lạ, đó là hình ảnh được các nhà văn, nhà thơ sử dụng để biểu tượng cho hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam tần tảo, hi sinh nhưng cũng rất mạnh mẽ, kiên cường. Cũng mượn hình ảnh con cò dường như vô cùng quen thuộc ấy, nhà thơ Chế Lan Viên đã có cách cảm nhận cũng như cách biểu ...
Đề Bài : Em hãy phân tích bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên để thấy được tình mẫu tử thiêng liêng xuất hiện trong tác phẩm.
Trong thơ văn Việt Nam xưa nay có lẽ hình ảnh con cò không mấy xa lạ, đó là hình ảnh được các nhà văn, nhà thơ sử dụng để biểu tượng cho hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam tần tảo, hi sinh nhưng cũng rất mạnh mẽ, kiên cường. Cũng mượn hình ảnh con cò dường như vô cùng quen thuộc ấy, nhà thơ Chế Lan Viên đã có cách cảm nhận cũng như cách biểu hiện vô cùng độc đáo về tình mẫu tử thiêng liêng cũng như công lao trời bể khi người mẹ tần tảo nuôi dưỡng người con trưởng thành, đó là một quá trình gian lao, đòi hỏi nhiều sức lực cũng như rất nhiều tình cảm. Vì vậy mà bài thơ Con cò cũng là bài thơ gợi nhắc cho chúng ta ghi nhớ công sinh thành, nuôi dưỡng cũng như tình cảm thiêng liêng của người mẹ.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Chế Lan Viên đã nhẹ nhàng gợi mở ra một khung cảnh nhẹ nhàng, êm ái khi đứa con còn nhỏ cũng như những tâm tình mà người mẹ muốn gửi gắm nơi đứa con của mình:
“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò.
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay”
Ở đây, nhà thơ đang miêu tả một thực tế trong đời sống của một đứa trẻ, khi nó còn nhỏ và vẫn được người mẹ hết lòng chở che, chăm sowc từ miếng ăn cũng như giấc ngủ. Và khi ấy, đứa trẻ còn chưa nhận thức được thế giới xung quanh, cũng chưa biết con cò “Con chưa biết con cò”, con cò ở đây ta có thể hiểu là nó là một biểu tượng của cuộc sống, tức nhận thức non nớt của đứa trẻ không biết và cũng chưa thể nhận biết được. Và khi ấy, trong những lời hát ru của mẹ thì hình bóng của những con cò đã xuất hiện, đó là những “cánh cò đang bay”. Lời ru của mẹ vừa nhằm mục đích dỗ cho đứa trẻ ngủ ngoan nhưng cũng là các để người mẹ dãi bày những tâm sự thầm kín của mình. Đây cũng là ý nghĩa sâu sắc của những lời ru, những bài hát ca dao được các bà, các mẹ sử dụng trong lời bài hát ru của mình.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng”
Đó là bóng dáng của những con cò “bay la”, “bay lả” , khi ở “Cổng Phhur”, lúc ở “Đồng Đăng”, đó là một cuộc sống rất xuôi ngược, lam lũ bởi nhưng hình ảnh ấy đâu chỉ gợi ra hình ảnh của những con cò thông thường, mà đó còn là biểu tượng cho một cuộc sống đầy vất vả của con người khi phải bươn chải, kiếm sống trong cuộc đời đầy gian khó. Và trong cái cuộc sống đầy biến động, gian khó ấy, cò phải “Một mình kiếm lấy ăn”, cuộc sống đầy đơn độc, vất vả , mà không thể san sẻ, tâm sự cùng ai. Nói đến cái vất vả, đơn độc của con cò cũng là lúc người mẹ nhấn mạnh đến tình thương bao la, cũng như sự che chở tuyệt đối của mình dành cho con “Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”, có mẹ thì những vất vả, lo toan của cuộc đời ấy sẽ không thể ảnh hưởng, tác động gì đến con, mẹ giữ nó cho riêng mình, để cho cuộc sống của con được bình yên, hạnh phúc tuyệt đối “..con chơi rồi lại ngủ”.
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ sáo măng”
Ở những câu thơ này, nhà thơ Chế Lan Viên tiếp tục gợi ra cuộc sống đầy biến động, bất trắc có thể ập đến bất cứ lúc nào đến cuộc sống của con cò, đó là cuộc sống xuôi ngược, hoàn cảnh kiếm ăn đầy bất trắc, đó là khoảng không gian của đêm khuya, khi những nguy hiểm luôn cận kề, dình dập “Con cò ăn đêm”, đây là đặc tính tự nhiên của loài cò nhưng đồng thời nó cũng gợi đến không gian lao động đầy khó khăn của con người. Trong không gian đen tối ấy, con cò phải “xa tổ” và trong quá trình kiếm ăn của mình thì bất cứ lúc nào cò cũng có thể gặp phải những nguy hiểm, đó là khi gặp “cành mềm”, đó là khi nguy hiểm có thể trực chờ “sợ sáo măng”, đó là lúc tính mạng có thể bị de dọa.
“Ngủ yên, ngủ yên,cò ơi, chớ sợ
Cánh cò mềm, mẹ sẵn tay nâng
Trong lời du của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”
Câu thơ thể hiện một cách xúc động tình cảm vĩ đại của người mẹ đối với đứa con của mình. Cuộc sống đầy gian khổ, bất trắc đấy nhưng còn mẹ thì những hiểm nguy ấy không thể làm cho con phải suy tư, phải trăn trở, vì cành mềm thì đã có mẹ “sẵn tay nâng”, đó là sự che chở tuyệt đối, cũng là tình mẫu tử thiêng liêng khi người mẹ chẳng tiếc thân mình mà bao bọc, che chở cho cuộc sống bình yên của mình, cho dù cuộc sống của mình đầy biến cố, trở ngại bao quanh. Và trong tâm trí của người mẹ ấy đã phần nào mường tượng ra hình ảnh con của mình sau khi lớn khôn cùng với bao niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp của đứa con:
“Mai con khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”
Đó là viễn cảnh người mẹ tưởng tượng ra tương lai đầy tươi đẹp của đứa con thơ, khi trưởng thành người mẹ cũng mong mỏi cho con của mình có được những thành công, có thể trở thành thi sĩ, đó là công việc sáng tạo tâm hồn, người mẹ muốn cho con của mình có những rung động đẹp, có thể mang lại những niềm vui cho cuộc đời “Con làm thi sĩ”. Và khi ấy, đường đời con đi sẽ rộng mở trước đôi bàn chân của con, con có thể thỏa sức vùng vẫy trong cuộc đời tươi đẹp ấy “ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”. Đó là chặng hành trình dài của cuộc đời, là cuộc hành trình không mỏi mệt của con.
“Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con”
Trong bước đường rộng mở khi người con trưởng thành dù có ở gần bên con, hay xa con thì tấm lòng người mẹ cũng sẽ chỉ hướng về người con, đó chính tình cảm thiêng liêng của tình mẫu tử, dù cuộc sống có thăng trầm, đầy biến cố thì bên cạnh con luôn có mẹ “Lên rừng xuống bể/ Cò sẽ tìm con/ Cò mãi yêu con”. Ở đây hình ảnh cánh cò đã trở thành biểu tượng của tình yêu của mẹ, và trong không gian của tương lai ấy, người mẹ đã khẳng định một lời tuyên ngôn đầy chắc chắn, cảm động “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”. Vâng, tấm lòng người mẹ luôn vậy, quan tâm chở che cho con mình cả khi đã lớn khôn thành người, vì dù đứa con có lớn đến mấy thì trong cảm nhận của người mẹ thì nó luôn nhỏ bé như vậy, vẫn cần được yêu thương, chăm sóc, chở che.
Như vậy, bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện rất chân thực và xúc động tình cảm mẫu tử thiêng liêng, vì người con của mình mà mẹ có thể hi sinh tất cả, không ngại những sóng gió, những biến động của cuộc đời mà hết lòng chở che, chỉ mong cho con mình có được một cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Những độc giả khi đọc những vần thơ đầy tha thiết ấy cũng không khỏi xúc động, bồi hồi khi nghĩ về chính người mẹ của mình, đây là một thành công của nhà thơ.