25/05/2017, 00:24

Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu để thấy được tình cảm gắn bó của những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta đã liên tục phải đối mặt với mưu đồ xâm chiếm của kẻ thù, để bảo vệ đất nước trước những âm mưu tàn ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu để thấy được tình cảm gắn bó của những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta đã liên tục phải đối mặt với mưu đồ xâm chiếm của kẻ thù, để bảo vệ đất nước trước những âm mưu tàn độc, hành động ngang ngược đó ông cha ta đã đứng lên đấu tranh chống lại, quét sạch bước chân của đội quân xâm lược ra khỏi bờ cõi lãnh thổ. Trong các cuộc đấu tranh ấy, đã có rất ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu để thấy được tình cảm gắn bó của những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta đã liên tục phải đối mặt với mưu đồ xâm chiếm của kẻ thù, để bảo vệ đất nước trước những âm mưu tàn độc, hành động ngang ngược đó ông cha ta đã đứng lên đấu tranh chống lại, quét sạch bước chân của đội quân xâm lược ra khỏi bờ cõi lãnh thổ. Trong các cuộc đấu tranh ấy, đã có rất nhiều kẻ thù mạnh hơn ta rất nhiều lần cả về quân đội cũng như vũ khí, trang bị, nhưng tại sao lần nào chúng ta cũng có thể giành được những thắng lợi vẻ vang trước chúng. Phải chăng ngoài tình yêu nước, lòng tự tôn dân tộc thì còn tồn tại một yếu tố khác? Đúng vậy, đó chính là sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam anh hùng, đó cũng chính là sức mạnh tinh thần lợi hại nhất mà dù kẻ thù có hùng mạnh đến đâu cũng không thể vượt qua. Trong chiến tranh thì tinh thần đoàn kết ấy được thể hiện trực tiếp qua tình đồng đội, đồng chí. Và viết về bài thơ này, nhà thơ Chính Hữu cũng có một bài thơ hay và ý nghĩa, đó chín là bài thơ “Đồng chí”.

Bài thơ “Đồng chí” được nhà thơ Chính Hữu sáng tác vào tháng hai năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn dữ dội, toàn dân toàn quân đều hướng về mặt trận, về cuộc kháng chiến. Trong không gian dữ dội của chiến tranh, trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất và trong cái khắc nghiệt của cuộc sống nơi “rừng thiêng nước độc” nhưng những hình ảnh người lính vẫn hiện lên thật đẹp, đó không chỉ là vẻ đẹp một cá nhân độc lập nào mà đó chính vẻ đẹp của tình đồng đội, tình đồng chí giữa những người lính ấy. Ngay trong phần mở đầu của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu đã nêu ra những nét tương đồng về hoàn cảnh, từ đó có những suy nghĩ, tình cảm cũng như những lí tưởng giống nhau:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Nhà thơ Chính Hữu đã mượn một câu thành ngữ dân gian để nói về những hoàn cảnh khác nhau của những người lính, tuy khác nhau về địa lí, về quê hương nơi “chôn nhau cắt rốn” nhưng những người lính này cùng có xuất thân là người nông dân, hoàn cảnh sinh sống cũng như làm ăn đều vô cùng khó khăn “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Đó là những điều kiện sản xuất, canh tác vô cùng khó khăn, gợi ra cuộc sống lao động đầy vất vả, lam lũ. Tuy nhiên, điều mà nhà thơ nhấn mạnh ở đây, đó chính là tuy không cùng quê hương, có sự khác biệt về địa lí, họ vốn là những người xa lạ, nhưng họ lại có duyên gặp mặt “Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”

Cái duyên “không hẹn mà gặp” ấy đó chính là vì họ có chung lí tưởng, có chung mục đích sống, đó chính là trở thành những người lính, cầm súng chiến đấu bảo vệ dân tộc, giống nòi. Cũng là bảo vệ quê hương, thôn xã của mình, ở đây họ cùng chiến đấu, cùng sinh sống nên họ chia sẻ cho nhau từng niềm vui, nỗi buồn “súng bên súng”, là khi chiến đấu họ sát cánh bên nhau, khi trở về với cuộc sống sinh hoạt đời thời. Tuy có vất vả, thiếu thốn, khắc nghiệt bởi nơi họ sống là nơi “rừng thiêng nước độc” nhưng họ vẫn sẻ chia cho nhau những ngọt bùi, khó khăn của cuộc sống. Và trong hoàn cảnh đầy thiếu thốn đó, những người lính xa lạ đã trở nên thân thiết, gắn bó, họ trở thành những người đồng chí.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi”

Nếu những câu thơ trên, nhà thơ đã thể hiện được hoàn cảnh, lí tưởng cũng như mối quan hệ gắn bó của tình đồng chí, đồng đội ở những người lính, thì đến những câu thơ sau nhà thơ lại thể hiện được tâm hồn cao đẹp của những người lính này. Khi đã quyết tâm ra đi, đấu tranh bảo vệ tổ quốc là khi họ để lại trách nhiệm với gia đình, làng xóm cho những người đồng đội. Ta phải hiểu rằng ở đây không phải là họ “vứt bỏ”, quên lãng mà họ lường trước được những hi sinh, mất mát có thể có khi họ “ra lính”, ra đi là họ đã chấp nhận dâng hiến hết mình cho đất nước, quê hương, kể cả là hi sinh tính mạng của mình, đây là tinh thần của những vệ quốc quân khi xưa, khi coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Sống nơi rừng sâu, không chỉ hàng ngày đối mặt với những hiểm nguy tư bom đạn của kẻ thù mà những người lính này còn đối mặt với cái khắc nghiệt của thời tiết, hoàn cảnh sống nơi đây, đó là những trận sốt rét khủng khiếp, nhưng lại thiếu thuốc thang chạy chữa nên “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”.

“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Đó là cái khó khăn của điều kiện sinh hoạt, của hoàn cảnh sống, khi những chiếc áo mặc khi chiến đấu, cũng là chiếc áo trong sinh hoạt bị sờn rách “Áo anh rách vai”, những chiếc quần cũng không lành lặn mà chất chồng những miếng vá “Quần tôi có vài mảnh vá”, họ sinh hoạt ở nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là vậy nhưng ngay cả đôi giày dùng để đi lại cũng là một điều sa xỉ “Miệng cười buốt giá chân không giày”. Tuy sống thiếu thốn là vậy nhưng những người lính ấy không gục ngã, cũng không bi quan mà họ chia sẻ với nhau những khó khăn, để cuộc sống bớt đi sự khắc nghiệt “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Những khó khăn đâu làm họ chùn bước, họ vẫn kiên cường chống chọi, mạnh mẽ mà vượt qua tất cả. Vẫn là thời tiết khắc nghiệt ấy “Đêm nay rừng hoang sương muối”, không có những giấc ngủ say sau một ngày chiến đấu gian khổ mà họ vẫn phải làm nhiệm vụ trong đêm sương giá rét “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, họ luôn phải đề cao cảnh giác, dù đi đâu cũng sẵn sàng cây súng để lúc nào cũng có thể nã súng vào kẻ thù nếu chúng xuất hiện. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cuối bài thật đẹp, vì nó thể hiện được sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, trong đêm đen những người lính có thêm một người bạn đồng hành mới, đó chính là vầng trăng kia.

Bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu là một bài thơ hay, đầy cảm động về tình đồng đội, đồng chí. Tình cảm đó thật đẹp biết bao, nó không chỉ là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, mà ở đây là những người lính, mà còn tạo ra nguồn sức mạnh vô biên, có thể cuốn trôi lũ cướp nước, bảo vệ dân tộc, mang lại nền hòa bình, độc lập.

0