25/05/2017, 00:24

Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung.

Đề bài: Em hãy phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí. Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết theo lối chương hồi, viết về lịch sử. Khác với cách phản ánh của chính sử, là phản ánh một các khách quan nhất về các sự kiện cũng như các nhân vật ...

Đề bài: Em hãy phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí. Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết theo lối chương hồi, viết về lịch sử. Khác với cách phản ánh của chính sử, là phản ánh một các khách quan nhất về các sự kiện cũng như các nhân vật lịch sử, thì trong tác phẩm này, các tác giả Ngô Gia Văn Phái đã vừa tái hiện lại lịch sử, vừa thể hiện được cách nhìn nhận, đánh giá của mình về những sự kiện, nhân vật ấy. Vì vậy ...

Đề bài: Em hãy phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí.

Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết theo lối chương hồi, viết về lịch sử. Khác với cách phản ánh của chính sử, là phản ánh một các khách quan nhất về các sự kiện cũng như các nhân vật lịch sử, thì trong tác phẩm này, các tác giả Ngô Gia Văn Phái đã vừa tái hiện lại lịch sử, vừa thể hiện được cách nhìn nhận, đánh giá của mình về những sự kiện, nhân vật ấy. Vì vậy mà “Hoàng Lê nhất thống chí”là tác phẩm văn học có giá trị cao về lịch sử, thông qua tác phẩm này, độc giả có thêm những hiểu biết về lịch sử cũng như những nhân vật làm nên lịch sử. Trong hệ thống hàng trăm các nhật của Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả Ngô Gia Văn Phái đã làm nổi bật hẳn lên nhân vật người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.

Nguyễn Huệ là một vị vua, một vị tướng tài giỏi của Việt Nam, ông không chỉ văn tài, võ lược mà còn mưu trí hơn người. Vị vua tài giỏi này đã làm lừng lẫy chính sử khi đã giành được chiến thắng hiển hách trước hai mươi chín vạn quân Thanh. Trong tác phẩm Hoàn Lê nhất thống chí, người anh hùng Nguyễn Huệ không chỉ hiện lên là người có tầm vóc về tư tưởng, trí tuệ, sức mạnh, mà còn là một con người như bao người bình thường khác, có hỉ, nộ, ái ố. Đây cũng chính là sự khác biệt, đặc sắc của tác phẩm này với các tác phẩm chính sử khác. HÌnh ảnh của người anh hùng Nguyễn Huệ hiện lên trước hết là một con người mạnh mẽ, quyết đoán. Ngay sau khi nghe tin hai mươi chín vạn quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta với mục đích xâm chiếm lãnh thổ thì Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi hoàng đế và lên kế hoạch, thân chinh cầm quân đánh giặc. Đây là con người có bản lĩnh phi thường vì trước hoàn cảnh vô cùng khẩn cấp của đất nước, nếu như những người khác e dè, lo lắng thì Nguyễn Huệ đã dứt khoát, mạnh mẽ hành động.

Nguyễn Huệ là người nói được làm được, vì ngay sau khi lên ngôi hoàng đế thì Nguyễn Huệ đã làm mọi công tác chuẩn bị cuộc kháng chiến sắp tới, từ “tế cáo trời đất”, “đốc suất đại binh”, tuyển mộ quân lính, rèn luyện tác chiến…Vì việc quân đã hết dức cấp bách, nên mọi hành động của Quang Trung đều được làm rất khẩn trương, nhanh chóng. Chỉ qua những hành động chuẩn bị ban đầu ta cũng phần nào nhận thấy được tài năng xuất chúng của vị vua giỏi tài thao lược này. Vì nếu như những vị vua khác chỉ giữ vai trò chỉ đạo, còn mọi việc quân giao cho những người tướng quân tài giỏi toàn quyền chỉ huy. Thì ở đây, Nguyễn Huệ là một vị vua nhưng cũng đồng thời là một người tướng quân, ông không màng đến những hiểm nguy mà tự mình thân chinh đánh giặc.

HÌnh ảnh của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ hiện lên là một vị minh quân sáng suốt. Vì khi đã lên ngôi vua, quyền lực nắm trong tay nhưng ông không hề độc đoán, chỉ làm theo ý mình mà ông còn trọng dụng và hỏi ý kiến của người hiền tài, mà ở đây chính là La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, đây là bậc kì tài, vì vậy mà trước khi hành quân ra bắc, Nguyễn Huệ đã mời Nguyễn Thiếp vào cung để hỏi những việc liên quan đến việc nước. Chính sự coi trọng, đề cao những người hiền tài này thể hiện được cái sáng của bậc minh quân, đây cũng là lí do vì sao các tác giả Ngô Gia Văn Phái rất kính trọng Nguyễn Huệ, mặc dù các tác giả theo nhà Lê.

Nguyễn Huệ là một con người tài ba, lỗi lạc. Sự tài ba này trước hết thể hiện ở lời kêu gọi các binh lính “Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc của nước ta, giết hại dân ta. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam làm quận huyện….Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiên đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mười ngày có thể đuổi được quân Thanh…” những lời kêu gọi quân lính nhưng đồng thời cũng là những lời động viên, đốc thúc, tạo cho quân lính có niềm tin, có động lực vào cuộc chiến trước mắt. Không chỉ kêu gọi, chiêu binh mà Nguyễn Huệ còn tổ chức, lên kế hoạch đầy đủ, chia đại quân ra làm các cánh, phân chia người chỉ huy. Đây chính là chiến lược sáng suốt thể hiện được mưu trí của người chủ tướng.

Không chỉ vậy, việc ấn tượng nhất trong cuộc chiến chống quân Thanh này chính là cuộc hành quân thần tốc từ Tam Điệp đến Hoàng Thành Thăng Long, quá trình hành quân này sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như nó không nhanh đến bất ngờ như thế khi ngày ba mươi tháng chạp đội quân còn ở Tam Điệp thì đến ngày mùng năm tháng một đã có mặt ở Hoàng thành Thăng Long, sự thần tốc này ngoài đại quân của Nguyễn Huệ thì trong lịch sử cũng chưa từng có ai làm được. Trong trận đánh trực tiếp với quân Thanh, Nguyễn Huệ đã cho chuẩn bị những chiếc khiên, rồi sau đó quấn rơm ướt bên ngoài, đây chính là vũ khí chống lại hỏa lực của địch.

“Hoàng Lê nhất thống chí” tuy xuất hiện rất nhiều nhân vật nhưng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ chính là một trong những nhân vật chính mà các tác giả Ngô Gia Văn Phái kì công miêu tả, tái hiện nhất. Điều đáng nói nhất ở đây, chính là các tác giả Ngô gia là theo triều đình nhà Lê nhưng vẫn viết một cách khách quan, chân thực về Nguyễn Huệ như vậy, có thể nói các tác giả đã đặt sự thật lịch sử lên trên những quan điểm cá nhân. Đây cũng là một yếu tố làm nên sự thành công cho “Hoàng Lê nhất thống chí”.

0