Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
Hướng dẫn I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Ở bài ôn tập này, các em cần nắm vững công dụng của 3 loại dấu đặt cuối câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Đối với 3 loại dấu này, các em cần biết cách dùng thông thường và cách dùng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Cụ thể: ...
Hướng dẫn
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Ở bài ôn tập này, các em cần nắm vững công dụng của 3 loại dấu đặt cuối câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Đối với 3 loại dấu này, các em cần biết cách dùng thông thường và cách dùng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Cụ thể:
– Cách dùng thông thường:
+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật (còn gọi là câu kể).
+ Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn (câu hỏi).
+ Dấu chấm than được đặt ở cuối câu cầu khiến (câu cầu khiến) hoặc cuối câu cảm thán (câu cảm).
– Cách dùng ít nhiều có tính chất linh hoạt:
+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu cầu khiến. Ví dụ:
Em phải giữ sách vở, quần áo cho sạch sẽ.
+ Dấu chấm hỏi, dấu chấm than được để trong ngoặc đơn và đặt cuối một ý (hay một từ ngữ nhất định) để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó (hay nội dung của từ ngữ đó). Ví dụ:
Trong khi tài sản xí nghiệp đang “teo” dần thì cơ ngơi của các vị “đầy tớ” lại phình ra (!?)
2. Khi viết câu trần thuật có chứa phần nghi vấn, do không nắm vững bản chất của kiểu câu này, một số người đã sử dụng dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu. Ví dụ:.
Con hãy kể cho hố mẹ nghe ở lớp con đã ngoan như thế nào?
Phần nghi vấn “ở lớp con đã ngoan như thế nào” chỉ là bộ phận nằm trong câu cầu khiến. Vì vậy, đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu trên là không hợp lí. Dấu chấm hỏi phải được thay bằng dấu chấm.
Các em cần biết loại lỗi nói trên để không mắc phải khi viết văn.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Trước hết, em đọc đoạn văn một lượt để nắm được nội dung chung của cả đoạn, làm cơ sở cho việc tách câu. Sau đó, em đọc lại chậm rãi. Nếu tập hợp từ nào diễn đạt một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì tách thành câu và đặt dấu chấm vào cuối tập hợp từ ấy. Cụ thể, dấu chấm cần đặt sau các từ ngữ dưới đây:
-… bên bờ sông Lương.
-… còn trần trụi đen xám.
-… đã đến.
-… những mái nhà toả khói.
-… bụi mưa trắng xoá.
2. Em đọc kĩ đoạn đối thoại, xác định câu nào là câu nghi vấn (câu hỏi), câu nào không phải là câu nghi vấn (ở đây là câu trần thuật). Nếu không phải câu nghi vấn mà dùng dấu chấm hỏi là sai. Cụ thể, các câu dưới đây có dấu chấm hỏi dùng chưa đúng:
– Chưa? (Dấu chấm hỏi ở đây phải thay bằng dấu chấm, vì câu này là câu trần thuật, không phải câu nghi vấn).
– Nếu tới đó, hạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? (Dấu chấm hỏi ở cuối câu phải thay bằng dấu chấm, vì câu này là câu trần thuật).
3. Em đọc chậm rãi 3 câu trong đề bài, xác định câu nào là câu cảm thán hoặc cầu khiến, rồi đặt dấu chấm than vào cuối câu. Cụ thể như sau:
– Câu thứ nhất có thể đặt dấu chấm than ở cuối, vì đây là câu thể hiện rõ cảm xúc của người viết: Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta!
– Câu thứ hai là câu cầu khiến (thể hiện qua việc dùng các từ có ý nghĩa cầu khiến như: xin mời, hãy) và ít nhiều thể hiện sắc thái cảm xúc. Vì vậy, có thể dùng dấu chấm hoặc dấu chấm than để đặt ở cuối câu (Nhưng sử dụng dấu chấm thì hợp lí hơn).
– Câu thứ ba là câu trần thuật.
4. Đọc kĩ các câu có dấu ngoặc đơn ở cuối, xác định kiểu câu của từng câu. Trên cơ sở đó, đặt dấu chấm thích hợp vào cuối mỗi câu (Trong 7 câu, có 2 câu nghi vấn, 3 câu cảm thán, 2 câu trần thuật). HS tự làm.
Mai Thu