Bài 11 – Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
Bài 11 – Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Hướng dẫn I. TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM Gợi ý trả lời câu hỏi: 1. Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” – Đoạn 1: Tự sự (2 dòng đầu); Miêu tả (3 dòng sau) có vai trò ...
Bài 11 – Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
Hướng dẫn
I. TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
Gợi ý trả lời câu hỏi:
1. Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
– Đoạn 1: Tự sự (2 dòng đầu); Miêu tả (3 dòng sau) có vai trò tạo bối cảnh chung.
– Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm, uất ức vì già yếu.
– Đoạn 3: Tự sự, miêu tả và 2 câu cuối biểu cảm, cam phận.
– Đoạn 4: Biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha, vươn lên sáng ngời.
2. a) Trong đoạn văn:
– “Những ngón chân của bố… xoa bóp khỏi”: miêu tả.
– “Bố đi chân đất… bố đi xa lắm”: tự sự.
– “Bố ơi!… thành bệnh”: cảm nghĩ.
b) Đoạn văn trên miêu tả tự sự trong niềm hồi tưởng. Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi tình cảm, cảm xúc, do tình cảm cảm xúc chi phối.
Ghi nhớ: Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. |
III. LUYỆN TẬP
1. Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm:
Tháng tám giữa mùa thu, thường vẫn có gió lốc dữ dằn cuốn phăng mất ba nẹp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ. Gió thổi chúng sang tận bên kia bờ sông. Bọn trẻ xóm Nam ấy ngang ngược đã tranh nhau cướp ba nẹp tranh ngay trước mắt ông lão – nhà thơ tuổi cao sức yếu này. Ông mệt lả đành chịu mất của quay về chống gậy than thở.
Một choc sau gió lặng, mây đen bất chợt kéo đến. Trời tối xầm lại. Mưa xuống. Trời lạnh buốt. Nhà Đỗ Phủ chỉ có duy nhất một cái chăn đơn đã cũ nát, con đạp rách, nên cứ lạnh như dao cứa. Khổ nỗi cái giường lại nằm ngay chỗ mái dột, ướt sũng cả. Từ ngày loạn lạc, do lo lắng, nhà thơ vốn đã bị mất ngủ, giờ lại thêm mưa dột ướt, làm sao ông chợp mắt cho được. Nằm thao thức, nghĩ mông lung, nhà thơ mong ước có được một ngôi nhà đồ sộ ngàn vạn gian, nhưng không phải cho mình, lại càng không phải cho riêng một mình mình, mà là cho tất cả mọi hàn sĩ trên cõi đời này, mọi nhà thơ nghèo khổ trên thế gian này. Càng cao cả hơn nữa, nhà thơ ước ao được đánh đối sự tan nát của chính căn nhà mình, thậm chí cả cái chết của bản thân mình đế lấy ngôi nhà đồ sộ ngàn vạn gian kia cho mọi người thì ông cũng vui lòng…
2. Viết lại một bài văn
Học sinh kết hợp tự sự và miêu tả đế biếu cảm.
– Tự sự: Chuyện đổi tóc rốì lấy kẹo mầm ngày trước.
– Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ.
– Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.
Mai Thu