06/02/2018, 10:26

Bài 26 – Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ

Bài 26 – Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Hướng dẫn I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ 1. – Đọc ba đoạn thơ đã cho – Trả lời các câu hỏi: a) Các em đã được học về thể thơ bốn chữ ở Bài 24. Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra các đặc điểm của thơ năm chữ (khổ thơ, vần, cách ngắt ...

Bài 26 – Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ

Hướng dẫn

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. – Đọc ba đoạn thơ đã cho

– Trả lời các câu hỏi:

a) Các em đã được học về thể thơ bốn chữ ở Bài 24. Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra các đặc điểm của thơ năm chữ (khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp…)

• Đặc điểm thơ năm chữ:

Một bài thơ có thế viết liền một mạch hoặc cũng có thể chia làm nhiều khổ, mỗi khổ bốn câu, mỗi câu năm chữ.

Cách gieo vần: thường là vần chân, vần chân có thể là vần liền (2 câu liền nhau có hai chữ cuối hiệp vần với nhau), có thể là vần cách (2 câu cách nhau có hai chữ cuối hiệp vần với nhau).

Cách ngắt nhịp trong câu thông thường là nhịp 3-2 hoặc 2-3. Đôi khi có câu ngắt nhịp 2-1-2 hoặc 1-2-2…

b) Ta còn có kể thêm các bài thơ năm chữ khác nhau: bài Rừng mơ của Trần Lê Văn.

Bài thơ có khổ thứ 3 viết liền 6 câu chứ không phải 4 câu như các khổ thơ khác. Bài thơ gieo vần cách: câu 2 và câu 4 của mỗi khổ hiệp vần với nhau.

Tóm tắt:

Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngôn, có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường 4 câu, nhưng cũng có khi hai câu, hoặc không chia khổ.

2. Tập làm 1 đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp của bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung:

NẮNG MAI

II. Thi làm thơ năm chữ (Làm tại lớp)

THẦY ƠI!

(Trần Ngọc Hưởng – Thơ tuổi bốn mươi)

Mai Thu

0