24/06/2018, 17:26

Ôn tập Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (Phần 3) – Lịch sử 12

Câu 19: Những thành quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai Những thành quả chính trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân châu Phi: Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập ...

Câu 19: Những thành quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai

Những thành quả chính trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân châu Phi:

Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952) lật đổ Vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (18-6-1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp(1954-1962), nhân dân Angieri đã giành được thắng lợi.

Tuynidi, Maroc và Xudang được trao trả độc lập năm 1956, Gana –năm 1957, Ghine-năm 1958…

Đặc biệt lịch sử ghi nhận năm 1960 là  Năm Châu Phi với 17 nước tuyên bố độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Moodambich và Anggola trong cuộc chiến tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

Sau đó nhân dân Nam Roodedia xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue (18-4-1980). Ngày 21-3-1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.

Tháng 2-1990, chế độ phân biệt chủng tộc “Apacthai” bị xóa bỏ. Sau đó cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxon Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công, một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.

-Những khó khăn mà các nước châu Phi đang phải đối mặt là : Nhiều nước Châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và đầy khó khăn: xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ về dân số đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài.

Câu 20: Tại sao gọi khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là “Lục địa bùng cháy”?

Khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là “Lục địa bùng cháy” bởi vì : 
– Đầu thế kỷ XX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc Mĩ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh là “sân sau” – thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba:
– Tại Cuba : 
+ Tháng 3 – 1952, Mĩ giúp Batixta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…
+ Nhân dân Cuba đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô. Ngày 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba được thành lập.
– Các nước khác:
+ Tháng 8 – 1961, Mĩ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mĩ Latinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cuba.
+ Từ thập niên 60 – 70 (thế kỉ XX), phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi, ví dụ như:
Từ năm 1964 – 1999 : Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama.
Năm 1962 : Hamaica , Triniđát , Tôbagô.
Năm 1966 : là Guyana, Bácbađốt.
Năm 1983 : có 13 nước độc lập ở Caribê.
-> Với nhiều hình thức : bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…., biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là phong trào đấu tranh vũ trang ở Vênêxuêla, Pêru…). Kết quả chính quyền độc tài ở Mĩ Latinh bị lật đổ chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.

Câu 21: Trình bày sự phát triển, khoa học-kỹ thuật của Mỹ 1945 – 2000

-Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
-Mỹ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ, cuộc “Cách mạng xanh ” trong nông nghiệp.

Câu 22: Tại sao nói : Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển

Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển:

– Về thời cơ:

+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

+Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…

Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.

-Về thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…

Câu 23: Nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ

*   Nguồn gốc: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vai cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những đòi hỏi bức thiết đó đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phải giải quyết, trước hết là chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật và năng suất cao, tạo ra những vật liệu mới.

*   Đặc điểm: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII. Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất. Như vậy khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Câu 24: Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc

  1. Các xu thế phát triển

Một là, sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sau chiến tranh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt nổi bật là: mâu thuẫn và hài hoà, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

Ba là; tuy hoà bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại diễn ra những chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố.. Những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ thường có những căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không dễ dàng thường kéo dài.

Bốn là, những năm 90 sau chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

*    Thời cơ và thách thức:

–     Thời cơ:

Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế

Các quốc gia có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để đưa đất nước phát triển.

Các dân tộc ngày càng có tiếng nói chung, đoàn kết cùng nhau đấu tranh vì một thế giới hoà bình ổn định, hợp tác phát triển vì công bằng hạnh phúc cho mỗi con người, cho mỗi dân tộc trên hành tinh.

–   Về thách thức:

ĐÔI với các nước đang phát triển: Cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế

–      phát huy thếmạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời. Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển. Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ vẫn còn bất hợp lí. Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý.

Đối với các nước phát triển: Cần làm cho các vấn đề xã hội được ổn định, nhất là sự phân hoá giàu nghèo và những mâu thuẫn nội tại của đất nước. Cần điều chỉnh các chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế hoà bình đang là nhu cầu đặt ra cho nhân loại.

Câu 25: Trình bày sự thành lập nhà nước CHND Trung Hoa và ý nghĩa của nó

– 01/10/1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông

* Ý nghĩa

– Sự ra đời nước CHNDTH đánh dấu thắng lợi của CMDTDC ở TQ

– Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến

– Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH

– Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 26: Vì sao Trung Quốc phải cải cách.Nội dung và thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (1978 – 2000)

*Hoàn cảnh lịch sử

– Do sai lầm về đường lối “Ba ngọn cờ hồng” đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt là cuộc: Đại CMVH vô sản” từ 1966 – 1976, đã làm cho đất nước TQ khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội

– Tháng 12/1978, BCHTW ĐCSTQ đề ra Đường lối cải cách KT-XH, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng

*Nội dung cải cách

– Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

– Tiến hành cải cách, mở cửa

– Chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN

– Biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh

* Thành tựu

– Kinh tế: GDP tăng trung bình trên 8% , năm 2000 GDP đạt 1080 tỷ USD, đời sống ND được cải thiện

– KHKT:

+ 1964 thử thành công bom nguyên tử

+ 10/2003, phóng thành công tàu vũ trụ “Thần Châu 5”, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ

* Đối ngoại:

– Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, …

– Mở rộng quan hệ đối ngoại

– Có nhiều đóng góp trong giải quyết những tranh chấp quốc tế

– Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999)

Câu 27: Những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia ĐNA sau chiến tranh thế giới lần thứ II

– Trước CTTG II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu – Mỹ (trừ Xiêm)

– Trong CTTG II: là thuộc địa của Nhật

– Sau CTTG II: Lợi dụng phát xít Nhật đầu hàng, các nước ĐNA đã giành được độc lập: Inđônêxia (8/1945), Việt Nam (9/1945), Lào (10/1945)…

– Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm ĐNA, nhân dân ĐNA đã đấu tranh kiên cường, bền bỉ, buộc ĐQ công nhận độc lập ĐNA (Philipin – 1946, Miến Điện – 1948…)

– Ba nước ĐD thực hiện cuộc kc chống Pháp thắng lợi 1954, nhưng tới 1975, sau thắng lợi của cuộc kc chống Mỹ, ba nước ĐD mới giành độc lập hoàn toàn

Câu 28: Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Lào từ 1945 – 1975

– Ngày 12/10/1945, ND thủ đô Viêng Chăn k/n, tuyên bố Lào là một vq độc lập

– Từ đầu năm 1946 đến năm 1975, ND Lào đã buộc phải cầm súng tiến hành hai cuộc kc chống TDP (1946-1954) và ĐQ Mĩ(1954-1975)

– Tháng 2/1973 Hđ Viêng Chăn về lập lại HB và hòa hợp DT ở Lào được kí kết

– Ngày 2/12/1975 nước CHDCND Lào chính thức được thành lập. Từ đó Lào bước sang thời kì mới xây dựng đất nước và phát triển kinh tế – xã hội

Câu 29:  Những nét chính về tình hình Campuchia từ (1945 – 1993)

– Từ cuối năm 1945 đến năm 1954, ND Cpc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày 9-11-1953, Pháp ký Hiệp ước trao trả độc lập cho Cpc

– Từ 1954 – 1970: Chính phủ Cpc do Xihanúc lãnh đạo đi theo đường lối HB trung lập, không tham gia các khối liên minh quân sự

– Từ năm 1970 đến năm 1975, Cpc bị kéo vào cuộc CT xl Mĩ ở ĐD

– Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội CM, thi hành chính sách diệt chủng, giết hại hàng triệu người vô tội

– Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước CH Cpc ra đời

– Từ 1979 đến năm 1991, diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm và kết thúc với sự thất bại của Khơme đỏ

– Tháng 10-1991 Hiệp định HB về Campuchia được ký kết

– Sau cuộc tổng tuyển cử 1993, Campuchia trở thành Vương quốc độc lập và bước sang thời kỳ HB, XD và phát triển đất nước

Câu 30: Trình bày nội dung, thành tựu, hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN

* Chiến lược kinh tế hướng nội

– Sau độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (In, Ma, Phi, Xin và Thái Lan) thực hiện đường lối CNH thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội)

– Mục tiêu: nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ

– Nội dung: Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sx

– Thành tựu: Sản xuất đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nd, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, đời sống nd được cải thiện

– Hạn chế: Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ, tham nhũng, quan liêu…

* Chiến lược kinh tế hướng ngoại

– Từ những năm 60-70 trở đi chuyển sang chiến lược CNH hướng về xuất khẩu (chiến lược kinh tế hướng ngoại)

– Nội dung: Tiến hành “mở cửa” thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển ngoại thương

– Thành tựu: Tỉ trọng CN và mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh. Xingapo trở thành con rồng kinh tế của Châu Á. Năm 1980, tổng kim ngạch XK của 5 nước đạt tới 130 tỉ USD – chiến 14% ngoại thương của các nước đang phát triển.

– Hạn chế: Phụ thuộc vào vốn và thị trường nước ngoài, cơ cấu đầu tư bất hợp lí

Phần khác:

Phần 1: Ôn tập Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945- nay (Phần 1) – Lịch sử 12

Phần 2:Ôn tập Lịch sử Thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (Phần 2) – Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0