Nuôi dưỡng chăm sóc bê nghé
sau sinh là việc làm quan trọng để bê nghé có sức khỏe ban đầu tốt chống chọi với bệnh tật theo mẹ Đỡ đẻ Đỡ đẻ là động tác quan trọng để tránh những rủi ro trong sinh đẻ của trâu bò. Phải theo dõi những biểu hiện của trâu bò cái chuẩn bị đẻ để có kế hoạch sẵn sàng hỗ trợ cho trâu bò khi ...
sau sinh là việc làm quan trọng để bê nghé có sức khỏe ban đầu tốt chống chọi với bệnh tật
theo mẹ
Đỡ đẻ
Đỡ đẻ là động tác quan trọng để tránh những rủi ro trong sinh đẻ của trâu bò. Phải theo dõi những biểu hiện của trâu bò cái chuẩn bị đẻ để có kế hoạch sẵn sàng hỗ trợ cho trâu bò khi sinh như bồi dưỡng, chăm sóc trâu bò mẹ tốt hơn, giữ trâu bò mẹ tại chuồng lúc chuẩn bị sinh, chuẩn bị một số thứ cần thiết cho quá trình đỡ đẻ. Trâu bò cái thường đẻ đứng nên cần đỡ bê nghé khi lọt lòng, tránh để bê nghé rơi đôi khi gây hậu quả xấu. Bê nghé vừa sinh phải được móc sạch nước rãi ở miệng, mũi và lau khô sạch toàn thân, vuốt mạch máu và chất nhờn ở cuống rốn từ trong ra ngoài, cắt rốn để dài khoảng 10 cm, dùng cồn rửa sạch nhờn bẩn của cuống rốn và sát trùng. Giữ bê nghé ở nơi sạch, khô và hàng ngày kiểm tra, sát trùng, theo dõi cho đến khi rốn khô và rụng.
Sữa đầu
Sau khi đẻ 1 -2 giờ phải cho bê nghé bú sữa đầu, vì sữa đầu rất quan trọng, không thể thay thế đối với bê nghé sơ sinh. Trong sữa đầu, lượng protein cao hơn 5 lần so với sữa thường, vitamin A và D cao gấp 5 lần, khoáng cao gấp 2 lần, đặc biệt sữa đầu có hàm lượng yglobulin (kháng thể) cao có thể giúp bê nghé có sức đề kháng cao. Luôn luôn chú ý dể bê nghé bú sữa đầu trong 1 tuần đầu, sau đó trong những trường hợp đặc biệt có thể tách để nuôi ghép hoặc nuôi bằng sữa thay thế…
Nuôi dưỡng và chăm sóc bê nghé non
Đặc điểm tiêu hoá của bê nghé non
Bê, nghé sơ sinh có dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu bò trưởng thành nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của bê nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của bê nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.
Nuôi dưỡng
Chú ý cho bê nghé bú đủ lượng sữa mẹ cần thiết để đảm bảo sinh trưởng bình thường, nếu trâu bò mẹ không đủ sữa cho bê nghé phải cho chúng uống thêm sữa bột hoặc sữa đậu nành, có thể cho bê nghé tập ăn dần thức ăn tinh và cỏ sau khi sinh 3-4 tuần, từ tháng thứ hai có thể cho bê nghé ăn tự do với lượng thích hợp.
Chăm sóc
Bê, nghé cần phải được tắm chải thường xuyên, mùa nóng lắm hàng ngày cho nghé và chải cho bê, mùa lạnh chải hàng ngày và mỗi tuần tắm cho nghé 1 lần vào lúc nắng ấm để tăng cường sự tuần hoàn và trao đổi chất giúp bê nghé sinh trưởng tốt. Vận động hàng ngày hợp lý cũng rất quan trọng cho sự phát triển của bê nghé, trong giai đoạn bê nghé dưới 1 tháng tuổi cho vận động tại sân chơi hoặc gần chuồng, từ 2-3 tháng tuổi cho vân động 2-4 giờ, từ 4-6 tháng tuổi cho vận động 4-6 giờ. Thường bê nghé được cai sữa lúc 6-7 tháng tuổi để nuôi theo đàn lơ lỡ.