23/05/2018, 14:56

Cách nuôi cá lóc

Đặc điểm sinh học của cá lóc Trong họ cá lóc có nhiều loài với tên gọi khác nhau: a. Cá chuối: Ophiocephalus maculatus Lacép (cá chuối Bắc Bộ). Cá chuối b. Cá lóc (Nam Bộ), cá sộp, cá quả (Bắc Bộ) Ophiocephalus striatus Bloch. Cá sộp c. Cá lóc bông Ophiocephaỉus micropeltes (Nam Bộ). Cá ...

Đặc điểm sinh học của cá lóc

Trong họ cá lóc có nhiều loài với tên gọi khác nhau:

a. Cá chuối: Ophiocephalus maculatus Lacép (cá chuối Bắc Bộ). Cá chuốiCá chuối

b. Cá lóc (Nam Bộ), cá sộp, cá quả (Bắc Bộ) Ophiocephalus striatus Bloch. Cá sộpCá sộp

c. Cá lóc bông Ophiocephaỉus micropeltes (Nam Bộ). Cá lóc bôngCá lóc bông

Ở Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ đang nuôi loài (a).

Ớ nước ta nuôi loài (a), (b), ở miền Nam nuôi cá lồng (bè), loài (c).

Cá lóc là loài cá quí sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh, rạch, ao, hồ, đầm, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi với mọi môi trường nước (đục, tù, nóng) có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 39 -40°c.

Thịt cá lóc ăn ngon, không bị dị ứng, mau lành bệnh, nấu ám cá lóc, nướng cá lóc, làm mắm nêm cá lóc… đều là món ăn được nhân dân ưa thích.

Tính ăn

Là loài cá dữ, phàm ăn, tính ăn rộng.

Cỡ cá có thân dài 3 crn ăn loài giáp xác, chân chèo, ấu trùng bọ gậy.

Thân dài 3 -8 cm ăn chủ yếu là ấu trùng côn trùng, tốm con, nòng nọc, các loại cá nhỏ khác.

Thân dài hơn 20 cm thường ăn cá tạp (cá mại, cá diếc, cá rô cờ), ếch, nhái, tôm…

ở các vùng nước có tốc độ bơi nhanh, con mồi cỡ nhỏ thường không thoát khỏi miệng cá lóc, cá có thể đớp con mồi dài gần.bằng nửa thân của nó. Chúng ăn mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 12°c cá ngừng kiếm ăn, Cá béo vào trước mùa đẻ, và tháng 2 – 3 và sang thu – đông, tháng 9 -10, cá ở vùng nước lợ béo hơn ở vùng nước ngọt.

Sinh sản

Cỡ cá lớn 1-2 tuổi bắt đầu đẻ trứng. Trong 1 năm có thế đẻ 5 lần, mỗi lần trong một mùa đẻ cách nhau khoảng 15 ngày. Sau khi cá đẻ vớt ngay hết trứng đem ương chỗ khác thì khoảng cách giữa hai đợt đẻ có thể rút ngắn lại.

Sau mỗi lần đẻ, bảo vệ cá con chừng một tháng rồi tiếp tục đẻ lần khác.

Mùa đẻ ở miền Bắc vào tháng 5-8, tập trung vào tháng 4-5.

Cá thường đẻ ỏ nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, đẻ vào sáng sớm, sau mỗi trận mưa rào 1-2 ngày, trước lúc đẻ, cá dùng miệng thu các cây rong, cỏ nước làm tổ hình tròn, đường kính tổ khoảng 40 -50 cm. Sau khi đẻ cá mẹ bảo vệ tổ đẻ đến lúc trứng nở thành con mới thôi, ở nhiệt độ 20- 35°c sau ba ngày nở thành con.

Trong môi trường tự nhiên, 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng, cá con lớn dài 4-5 cm bắt đầu tách khỏi đàn sống độc lập.

Sinh trưởng

Cá lóc 1 tuổi bắt đầu dài 15,8 cm nặng 137 g, cá lớn nhanh vào mùa xuân hè; cá lớn 19 -39 cm, nặng 100 -750 g.

Cá hai tuổi thân dài 38 – 45 cm, nặng 600 – 1400 g.

Cá ba tuổi dài 45 -59 cm, nặng 1.200 – 2.000 g.

Cá có thể sống trên 10 năm dài 67 – 85 cm, nặng 7000 -8000 g.

Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ dừa, tóc tiên, vì nơi này chúng dễ ẩn mình để rình mồi. Mùa hè thường sống ở trên tầng mặt, mùa đông khi nhiệt độ dưới 8°c thường xuống sâu hơn, ở nhiệt độ 6°c cá ít hoạt động.

Sản xuất giống

Phân biệt cá đực, cái:

Cá đực: thường có thân dài, thon, đầu to, bụng nhỏ sờ thấy rắn, lỗ sinh dục tách rời lỗ hậu môn.

Cá cái: thân ngắn, đầu nhỏ, bụng to sờ thấy mềm sệ xuống, lỗ sinh dục to, lồi gần sát lỗ hậu môn hơn.

Phương pháp sản xuất giống cá lóc ở Malaysia

Tạo dòng chảy kích thích cá dẻ: Lấy hai đôi cá bố mẹ sống riêng trong bể chứa nước, mức nước lúc đầu là 15 cm, nửa bể che bằng bèo tây, tạo dòng nước chảy nhẹ 0,5 -1 lít/giây. Trong bể nuôi thêm động vật nổi (Moina), ngày hôm sau tăng mức nước lên 45 cm, dừng lại ở mức này cho đến lúc cá đẻ.

Phải ngừng dòng chảy suốt thời kỳ cá sinh nở để phòng trứng bị trôi xuống cống.

Ở điều kiện nhiệt độ 25 -28°c, oxy hòa tan 0,8 -2,5 mg/lít, pH = 6,8 -6,9. Cá giao hợp và đẻ trứng vào sáng sớm, cá đực quấn quít cá cái. Trứng cá có lượng lipid cao nên nổi trong nước xen lẫn với rong, bèo. Vừa đẻ xong cho một dòng nước nhẹ vào chỗ có trứng xen với bèo rong để làm mát và bảo vệ trứng.

Sau 1-2 giờ trứng thụ tinh có màu vàng nhạt, lúc dầu phát triển những đốm đen ở chính giữa, còn trứng không thụ tinh ngả sang màu trắng đục. Suốt thời gian này, cá mẹ ở quanh quẩn để bảo vệ trứng.

Khi trứng nở, cá bột sậm màu, bơi xuống đáy và ở cạnh cá bố mẹ. Đến ngày thứ ba sau khi cá nở ăn các loài Moina. Sau 10 ngày cầ bột bơi lội khắp bể thành từng đàn, 15 -20 ngày sau khi nở cho cá rồng rồng ăn cá tươi bằm nhỏ, cá bắt đầu tan đàn sau 35 ngày, lúc này chúng xa cá bố mẹ. Số lượng trứng đẻ ra 5.000 -10.000 trứng.

Phương pháp cho đẻ này tỉ lệ nở của trứng và tỉ lệ sống cao hơn dùng phương pháp cho đẻ có tiêm kích dục tố HCG, có thể áp dụng ở các gia đình.

Sản xuất giống cá lóc ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc dùng thuốc tiêm (chích) cho cá lóc bằng não thùy cá chép, cá mè trắng, mè hoa và Prolan E. Lượng thuốc dùng như sau:

-Nếu dùng não thùy cá mè trắng, mè hoa 7 cái/500 g cá cái (một não thùy cá chép tương đương với 2,7 -3 não cá mè).

Tiêm lần thứ nhất: 2 cái, lần thứ hai 5 cái.

Nếu dùng thuốc Prolan B, lượng thuốc là 800 – 1000 UI/500 g cá cái.

Tiêm lần thứ nhất 1/3 và lần thứ hai 2/3 số thuốc, cá đực giảm đi một nửa.

Sau khi tiêm xong cá đực, cái, ghép chung và thả vào bể đẻ, sau 14 giờ cá bắt đầu đẻ trứng. Trứng vừa đẻ ra chìm dưới đáy, sau khi hút nước trương lên mới nổi lơ lửng ở trong nước,

Thường thường người ta vớt trứng đem vào bình ấp để trứng nở thành cá con. Trước khi dùng thuốc xanh mêtylen với nồng độ 0,1 ppm sát trùng các dụng cụ ương ấp. Sau khi sát trùng vừa lấy nước vào bình ấp vừa tháo nước ra giữ cho nước trong bình không thay đổi. Nếu có nước nhiều thực vật phù du phát triển (màu nước xanh nhạt) càng tốt.

Trong thời kỳ ương trứng cố gắng duy trì nhiệt độ nước 25°c, thời gian ương trứng 36 giờ. Nhiệt độ nước 26 – 27°c, thời gian chỉ cần 25 giờ.

0