Nhượng Tống (1904–1949) là dịch giả tài hoa, nhà cách mạng Việt Nam. Ông cũng là nhà thơ và nhà văn.
Ông tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông quê ở làng Đỗ Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh của ông là cụ Hoàng Hồ, một danh sĩ đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này.
Cuối năm 1925, ông cùng với Phạm Tuấn Lâm và Phạm Tuấn Tài thành lập ra Nam Đồng Thư xã ở số 6 đường 96 khu Nam Đồng (bên bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội), chuyên trứ tác, dịch thuật và xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc, như: Cách mạng Trung Hoa, Lịch sử Tôn Dật Tiên, Cách Mạng Thế giới, Chủ nghĩa Tam Dân, v.v. Riêng Nhượng Tống cũng có nhiều bản dịch xuất sắc, ghi tên ông vào danh sách những người đóng góp rất lớn cho sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực văn học cổ đại Trung Quốc, với những tác phẩm như Nam Hoa kinh, Ly tao, Thơ Đỗ Phủ, Sử ký Tư Mã Thiên, Mái Tây (tức Tây sương ký), Hồng lâu mộng... Một số dịch phẩm của ông hiện nay đã được tái bản ở Việt Nam và rất được đón nhận.
Do chủ trương xuất bản sách phổ thông, bình dân, nên Nam Đồng Thư xã đã gây được tiếng vang và lôi cuốn được một số thanh niên trí thức sinh viên thường lui tới, thường xuyên thảo luận về vấn đề chính trị trong và ngoài nước, hình thành hạt nhân chính trị cho tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng sau này.
Các hoạt động chính trị của Nam Đồng Thư xã bao gồm:
- Về xã hội: tổ chức lớp học miễn phí buổi tối để dạy quốc ngữ cho người lao động, gây quĩ tiết kiệm "Đồng xu" cho giới thợ thuyền...
- Về chính trị: hô hào đồng bào tham dự vào cuộc biểu tình đòi ân xá cho Phan Bội Châu, tham dự lễ truy điệu hai nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, Lương Văn Can; vận động thức tỉnh quần chúng Hải Phòng không mắc mưu của thực dân về vụ "Xung đột, Tẩy chay" với Hoa kiều.
Tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Học tham gia Nam Đồng Thư xã và thành lập chi bộ để tiến tới thành một đảng cách mạng. Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc dân đảng tại làng Thể Giao, Hà Nội.
Năm 1930, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nhượng Tống may mắn thoát khỏi sự lùng bắt của mật thám Pháp và đào thoát sang Trung Quốc, giữ gìn cơ sở.
Năm 1942, tại Trung Quốc, 3 đảng phái quốc gia (Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Dân chính đảng, Đại Việt Quốc dân đảng) liên minh thành Việt Nam Quốc dân đảng. Họ tham gia vào Chính phủ Liên hiệp Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, đến cuối năm 1946, Pháp tái chiếm Đông Dương, Chính phủ Liên hiệp Việt Nam và liên minh Việt Nam Quốc dân đảng tan vỡ. Năm 1947, Nhượng Tống cùng với một số đồng chí tái tổ chức lại hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng tại một số vùng do Pháp kiểm soát. Ngày 17 tháng 2 năm 1947, Việt Nam Quốc dân đảng tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc, chống chính quyền Việt Minh, ủng hộ giải pháp Bảo Đại, thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam.
Nhượng Tống bị công an mật Việt Minh ám sát vì cho là phản quốc vào năm 1949 tại Hà Nội.
Các sách do Nhượng Tống dịch:
- Mái Tây (Tây sương ký) của Vương Thực Phủ
- Thơ Đỗ Phủ
- Nam Hoa kinh của Trang Tử
- Thượng thư (tức Kinh thư) của Khổng Tử
- Dưới hoa: Ngọc Lê hồn
- Sử ký của Tư Mã Thiên
- Ly tao của Khuất Nguyên
- Bả phồn hoa
- Chị cùng em: Nghĩa hiệp tiểu thuyết
Tham khảo: http://vi.wikipedia.org/w...0%E1%BB%A3ng_T%E1%BB%91ng
Nhượng Tống (1904–1949) là dịch giả tài hoa, nhà cách mạng Việt Nam. Ông cũng là nhà thơ và nhà văn.
Ông tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông quê ở làng Đỗ Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh của ông là cụ Hoàng Hồ, một danh sĩ đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này.
Cuối năm 1925, ông cùng với Phạm Tuấn Lâm và Phạm Tuấn Tài thành lập ra Nam Đồng Thư xã ở số 6 đường 96 khu Nam Đồng (bên bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội), chuyên trứ tác, dịch thuật và xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc, như: Cách mạng Trung Hoa, Lịch sử Tôn Dật Tiên, Cách Mạng Thế giới, Chủ nghĩa Tam Dân, v.v. Riêng Nhượng Tống cũng có nhiều bản dịch xuất sắc, ghi tên ông vào danh sách …