Thông tin

Số điện thoại (024) 66800776

Email c3lomonoxop@hanoiedu.vn

Website https://lomonoxop.edu.vn/

Địa chỉ Phố Trần Văn Cẩn - Khu đô thị Mỹ Đình 2 - Nam Từ Liêm - Hà Nội

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

 

  • Sứ mệnh
Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.
  • Tầm nhìn
Giữ vững và nâng cao vị thế nằm trong tốp những trường tư thục hàng đầu của Thủ đô Hà Nội; nơi học sinh có cơ hội để học tập, rèn luyện và trải nghiệm, sáng tạo; nơi giáo viên và học sinh luôn tự giác phấn đấu vươn lên vì sự phát triển của bản thân, vì danh dự và truyền thống nhà trường, thích ứng với sự vận động không ngừng của Thủ đô và đất nước, hội nhập quốc tế.
 
  • Giá trị cốt lõi
Hệ thống giáo dục Lômônôxốp coi trọng tính trung thực, năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, khả năng hội nhập của học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.


 

 Những điều sau đây BGH học tập và lắng nghe từ những thầy (cô) giáo nhiều thế hệ đi trước trong toàn quốc để gửi tới thầy (cô) giáo trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp. Mong rằng, chúng ta sẽ là những kỹ sư tâm hồn tuyệt vời nhất để cùng hoàn thiện những bức vẽ hoàn hảo trong sự nghiệp trồng người.  
  

 

 

1) Thầy (cô) hãy coi trường Lômônôxốp là ngôi nhà của chính mình, cùng xây dựng trường Lômônôxốp là nơi tràn đầy niềm vui, đầy ắp tiếng cười và giàu lòng nhân ái, để học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui đúng nghĩa.

2) Thầy (cô) hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng; hãy là người rất gần gũi với học trò, cố gắng để chúng luôn cởi mở với thầy (cô); hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng; hãy bước vào lớp với nụ cười và gạt bỏ hết mọi ưu phiền sau cánh cửa lớp. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của chúng; vui thì chia vui, buồn thì động viên. Đôi khi, gặp nhau ở cầu thang hay ngoài đường, chúng ta có thể chào chúng trước bằng một nụ cười tươi mà không nhất thiết phải chờ chúng chào mình rồi mình mới đáp lại.

3) Thầy (cô) cũng đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó, hãy cùng chúng tìm câu trả lời; đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai bởi xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của thầy (cô) trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, thầy (cô) cũng đừng nóng nảy quá, trách mắng các em.

4) Thầy (cô) hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó, chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.

5) Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học; hãy đừng độc đoán quá mà luôn nhớ rằng: giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ. Vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học, đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.

6) Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm được bắt đầu.

7) Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Thầy (cô) hãy cố gắng để tránh cho các em điểm kém; hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này; hãy đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh. Điểm của các em không phải chỉ ở trên lớp mà có thể từ những dự án làm ở nhà, ở các hoạt động của chúng. Tuy nhiên, điểm phải xứng đáng với những gì các em làm được; sự công minh trong việc cho điểm phải được thầy (cô) thực hiện một cách công bằng nhất.

8) Mỗi bài giảng của thầy (cô) phải là một bước tiến về phía trước, dù là rất nhỏ, trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy, như thế học trò sẽ lười suy nghĩ. Thầy (cô) cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự nhưng điều quan trọng nhất là thầy (cô) phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.

9) Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng. Khi kí Học bạ, giữa lời phê bình và lời khen ngợi, thầy cô hãy chọn lời khen ngợi đối với những sự tiến bộ của học sinh; hãy tĩnh tâm để ký học bạ hoặc khi nhận xét về học sinh, tránh những sai sót đáng tiếc nhất.

10) Không cần che giấu tình cảm của mình với học sinh, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó; hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em, có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó, thầy (cô) hãy giúp chúng nhận ra, giúp các em tự tin để phát triển những ưu điểm đó. Thầy (cô) hãy biết lắng nghe, lắng nghe các tâm sự của tuổi mới lớn, lắng nghe những chia sẻ từ con trẻ và cho chúng lời khuyên tốt nhất.

11) Hãy khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến của mình, khuyến khích chúng phản biện lại những vấn đề trong học tập và cuộc sống. Hãy động viên chúng nói, thuyết trình trước đám đông, kể cả là "chém gió", nhưng cũng nên dậy học sinh biết khiêm nhường bởi sự khiêm tốn sẽ giúp các em đi xa hơn và được tôn trọng hơn.  Hãy biến giờ Sinh hoạt lớp thành một giờ học thú vị thay vì tổng kết những khuyết điểm hay trách móc học trò, hãy tìm ra những chủ điểm vui và bổ ích để các con được thể hiện mình, hoàn thiện nhân cách.

12) Các cuộc gặp gỡ với Cha mẹ học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp CMHS là dịp để thầy (cô) cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập của con họ. Hãy mạnh dạn đổi mới buổi họp CMHS, hãy để các con họp cùng (nếu có thể), để tự các con nói về quá trình học tập của chúng. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, thầy (cô) cần nhớ rằng: đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời, vì  thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.

13) Đừng gợi ý hay để CMHS gợi ý việc dạy thêm; không dạy thêm học sinh chính lớp mình dạy là quy định mà chúng ta phải thực hiện đúng. Tuyệt đối không được nghe lời CMHS nhờ: “nếu con tôi hư, thầy (cô) cứ đánh cho nó vài roi hoặc nó nói chuyện nhiều thì dán băng dính vào miệng chúng..”, vì đó là điều chúng ta không được phép làm.

14) Một lần nữa, mong thầy (cô): Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng.
Bài liên quan

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...

Trường Trung học phổ thông Giồng Ông Tố

Ban đầu, Trường có bốn phòng học, một phòng thí nghiệm, một thư viện và một phòng làm việc với khoảng 400 học sinh gồm cả ba khối lớp 10, 11 và 12.Trải qua 32 năm hoạt động, số lượng học sinh của Trường đã vượt qua con số 1500 em. Cùng với sự phát triển về số lượng học sinh, số lượng phòng học, ...

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu

Nhìn lại quá trình thành lập Trường với nhiều khó khăn nhưng đầy vinh quang, chúng ta có quyền tự hào và hãnh diện về những gì đã và đang có. Niềm vinh quang đó không thuộc về bất cứ một ai mà là của mọi người. Bởi : Một ngôi sao chẳng sáng đêm ...

Trường Trung học phổ thông Nguễn Văn Cừ

Như một dòng sông nhỏ, trường THPT Nguyễn Văn Cừ cùng với muôn ngàn dòng sông khác trên dải đất hình chữ S luôn âm thầm, miệt mài chuyên chở nặng phù sa bồi đắp mỡ màu cho sự đơm hoa kết trái. Thực hiện sứ mệnh vẻ vang của cuộc đời, xã hội giao phó, nhà trường đã và luôn cố ...

Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến

Thành tích thi TNTHPT của Trường luôn cao hơn tỉ lệ bình quân của Thành phố ( hơn 99%) . Năm 2013-2014, Trường đạt TNTHPT 100% Tỉ lệ Học sinh đỗ đại học cũng ngày một tăng, Đến nay, tỉ lệ đỗ ĐH-CĐ đã hơn 50% (chỉ thống kê theo giấy trúng tuyển NV1 được gửi về trường) Trong nhiều năm qua, ...

Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh

Tuy còn một số mặt hạn chế, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng những thành tích mà nhà Trường THPT Tây Thạnh đã đạt được trong suốt chặng đường 10 năm qua là rất đáng trân trọng và tự hào. Nó khẳng định bước trưởng thành vững chắc, khẳng định vị thế của trường trong địa bàn quận Tân ...

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền

​Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền là một trường trung học phổ thông công lập có lớp chuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập năm 1970, với tên gọi ban đầu là trường trung học Tân Bình. Trường hiện có hơn 2000 học sinh học ở ba khối lớp 10, 11 và 12 gồm các học sinh lớp ...

Tatsuki Noda

Chia sẻ:

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...