Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử- Phần 5
Phần 5 : Những trận hải chiến nổi tiếng thời cận đại – Châu Á thế kỷ 19 Biên dịch : hongsonvh Trận chiến sông Áp lục – Một phần của chiến tranh Giáp Ngọ năm 1894-95 Hoàn cảnh lịch sử của trận chiến sông Áp lục Trung Quốc dưới ách thống trị của Triều đình nhà ...
Phần 5 : Những trận hải chiến nổi tiếng thời cận đại – Châu Á thế kỷ 19
Biên dịch : hongsonvh
Trận chiến sông Áp lục – Một phần của chiến tranh Giáp Ngọ năm 1894-95
Hoàn cảnh lịch sử của trận chiến sông Áp lục
Trung Quốc dưới ách thống trị của Triều đình nhà Thanh ( Thanh Đình) khoảng gần 2 thế kỷ, trải qua gần 1 thế kỷ dưới các đời Khang Hy, Ung Chính, Càn Long thì đất nước này khá ổn định, tuy nhiên càng về cuối thì Trung Quốc ngày càng tụt dốc không phanh, một trong những ngyên nhân là do sự hủ bại của Thanh Đình. Đặc biệt là khoảng giữa thế kỷ 19 đổ lại Trung Quốc ngày càng trở nên bại hoại với đối nội là những cuộc khởi nghĩa triền miên của người nông dân như phong trào Thái Bình Thiên Quốc, khởi nghĩa của người Niệm, người Tạng, người Miêu… đối ngoại thì liên tục thất trận và bị xâu xé bởi Liên quân bát cường quốc. Tuy nhiên vào thời điểm này cũng không thể phủ nhận rằng ở Trung Quốc lúc đó không có các điểm sáng, và một trong những điểm sáng đó chính là Hạm đội Bắc Dương, hạm đội này được thành lập trong thời trị vì của Từ Hy Thái Hậu, có lẽ nguyên nhân chính của việc thành lập hạm đội Bắc Dương là do Từ Hy Thái Hậu đã cảm thấy được sự nguy hiểm của một đế quốc trẻ trung và bạo tàn ở sát ngay bên nách mình, đó chính là Đế quốc Nhật Bản – Đế quốc mặt trời mọc. Và một phần nào đó bà ta cũng có tham vọng thông qua hạm đội này để thống trị vùng biển phía Bắc Trung Quốc qua đó mà có thể giải quyết một số mâu thuẫn đối nội.
Còn về phía Nhật bản, chỉ sau khoảng 30 năm kể từ cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị nước Nhật Bản đã tiến bộ môt cách khủng khiếp và có xu hướng trở thành một nước công nghiệp hiện đại, nhưng buồn thay nước Nhật Bản lại là một hòn đảo cô độc và hiếm tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy mà Nhật Bản lại có ý nhòm ngó sang bờ biển phía Bắc của Trung Quốc và cụ thể hơn là người Nhật muốn chiếm lấy Triều Tiên – một quốc gia đang nằm trong sự bảo hộ của Trung Quốc. Ý định của người Nhật có lẽ là lấy Triều Tiên làm bàn đạp để qua đó từ từ chiếm Mãn Châu rồi nuốt dần Trung Quốc, và lịch sử đã từng chứng minh rằng người Nhật Bản đã làm như vậy ở thế kỷ 17, chỉ có sự suất sắc đến mức tuyệt vời của Đô đốc hải quân Triều tiên Lý Thuấn Thần mới chặn bước được tham vọng của họ mà thôi. Chính vì vậy mà cuộc đối đầu giữa Trung Quốc ( dưới sự thống trị của Thanh Đình) và Nhật Bản là không thể tránh khỏi, và điểm nhấn của cuộc chiến tranh này ( chiến tranh Giáp Ngọ) chính là cuộc đối đầu giữa hai hạm đội mạnh nhất nhì châu Á, hạm đội Bắc Dương và hạm đội Nhất Bản chính cuộc đối đầu này sẽ quyết định kết quả cuối cùng của cuộc chiến. Hạm đội Bắc Dương tuy đông tầu hơn, súng lớn hơn nhưng do một loạt lý do đã thua te tua đến mức hoàn toàn bị xóa sổ. Ham đội Nhật Bản tuy yếu hơn nhưng người Nhật có lòng quyết tâm cao hơn lại được dẫn dắt bởi vị Đô đốc tài ba keyuki đã đánh một trận ở sông Áp Lục làm bại xương sống hạm đội Bắc Dương, đánh trận nữa ở Uy Hải Vệ xóa sạch hạm đội này và qua đó dành chiến thắng trong cuộc chiến Giáp Ngọ. Không biết thế nào chứ theo em thì bại trận trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ hóa ra lại là một điều may mắn cho người Trung Quốc bởi vì nếu kết quả ngược lại thì có lẽ Thanh Đình vẫn thống trị Trung Quốc cho tới tận ngày nay hé hé
Vài nét về Hạm Đội Bắc Dương
Hạm đội Bắc Dương là một trong bốn hạm đội hiện đại của hải quân Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Hạm đội này nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương trở thành một thế lực ở vùng Đông Á trước cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Hạm đội Bắc Dương vào cuối những năm 1880 được coi là ?omạnh nhất châu Á? và mạnh thứ 8 trên thế giới?.
Hạm đội Bắc Dương được thành lập vào năm 1871, khi bốn con tàu từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc di chuyển về phía bắc để tuần tra vùng biển phía Bắc. Hạm đội Bắc Dương bước đầu bị coi là yếu nhất trong bốn Hạm đội của Trung Quốc (Thanh Đình) trong khu vực, nhưng sự việc ngày càng thay đổi khi Lý Hồng Chương đã ưu tiên phân bổ phần lớn các quỹ hải quân cho Hạm đội Bắc Dương. Năm 1884, vào đêm trước của Cuộc chiến Trung-Pháp, Hạm đội Bắc Dương đã trở thành hạm đội lớn thứ 2 của Thanh Đình và dần dần thu hẹp khoảng cách với Hạm đội Nam Dương lúc đó đang đóng tại Thượng Hải. Đến năm 1890 nó đã hạm đội lớn nhất trong bốn hạm đội của Trung Quốc.
Không giống với các hạm đội khác của Trung Quốc, nòng cốt của Hạm đội Bắc Dương bao gồm chủ yếu là các thiết giáp hạm được đóng ở nước Đức và Anh đặc biệt là các kỳ hạm Định Viễn và Trấn Viễn được mua từ nước Đức. Những thế mạnh của Hạm đội Bắc Dương đã trở thành một điều hiển nhiên, bởi vì người Đức là sức mạnh đang nổi lên trở thành đối thủ của người Anh (hiện đang thống trị đại dương) trong xây dựng lực lượng hải quân mới.
Vào lúc này Hạm đội Bắc Dương đang ở đỉnh cao của nó với gồm 78 chiếc tàu, với tổng trọng tải lên tới 83.900 tấn. Tuy nhiên, việc đóng thêm các tàu mới gần như hoàn toàn bị đình đốn vào năm 1888 do nhà Thanh chi tiêu quá nhiều vào các khoản mục khác và người ta còn nói rằng quỹ chi dùng cho hải quân đã được sử dụng để sửa chữa và xây dựng cung điện Di hòa viên sau khi bà ta không còn quan tâm đến việc xây dựng hải quân nữa. Do thiếu kinh phí, việc duy trì đội tàu và đào tạo nhân sự cơ bản cơ bản trở nên bế tắc, và điều này cuối cùng đã góp phần vào thất bại của Hạm đội Bắc Dương trong Trận chiến sông Áp Lục với Hải Quân Nhật Bản.
Trong cuộc chiến tranh Trung ” Pháp Hạm đội Bắc Dương đã được cất giấu kỹ lưỡng của ở ngoài tầm với của Hạm đội Viễn đông của Đô đốc Amédée Courbet (Tháng 8 năm 1884-tháng 4 năm 1885). Tuy nhiên, việc này cũng làm nổi bật nổi bật thủ đoạn của chính phủ Pháp vào giữa các năm 1883 và 1885. Hạm đội Bắc Dương vốn phải nhận bàn giao các thiết giáp hạm Định viễn, Trấn viễn và Tề viễn vào đầu năm 1884, đây là ba tàu chiến hiện đại được đóng tại nhà máy đóng tàu ở Đức. Trong tháng 12 năm 1883, khi cuộc chiến với Trung Quốc dường như ngày càng có khả năng trở thành hiện thực, người Pháp đã thuyết phục chính phủ Đức để làm chậm trễ việc bàn giao ba tàu này. Chúng (ba chiếc Định viễn, Trấn viễn và Tề viễn) đã không thể đến được Trung Quốc cho đến tận mùa thu năm 1885 khi mà Chiến tranh Trung-Pháp đã kết thúc.
Vào cuối tháng 6 năm 1884, sau khi những có những tin tức về trận tập kích Bắc Lê, đô đốc Pháp Sébastien Lespès, chỉ huy Hạm đội Viễn Đông, đã lượn lờ ở ngoài khơi Che-foo thuộc Vịnh Petchili với các tàu chiến Pháp La Galissonnière, Triomphante, Volta và Lutin trong khi Hạm đội Bắc Dương đang nằm ở neo tại bến cảng Che-foo. Mặc dù chiến tranh đã rõ ràng sắp xảy ra, Pháp và Trung Quốc về vẻ bề ngoài vẫn duy trì hòa bình, và Lespès bị cấm không được tấn công Hạm đội Bắc Dương, mà Hạm đội này đang nằm chờ kết quả của những nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Vào ngày 03 Tháng 7 năm 1884 chỉ huy của Hạm đội Bắc Dương, Đô đốc Đinh Nhữ Xương. rút tàu của mình từ Che-foo về Pei-ho, nơi có một bến cảng được phòng thủ tốt để bảo vệ chúng khỏi bị tấn công từ các tàu của Pháp. Hạm đội Bắc Dương vẫn ở Pei-ho và trở nên gần như hoàn toàn vô dụng trong suốt cuộc chiến tranh Trung-Pháp.
Trong tháng 2 năm 1885 Hạm đội Bắc Dương miễn cưỡng phái hai con tàu của nó, chiếc Chaoyong và chiếc Yangwei, để tham gia cùng với một số tàu của Hạm đội Nam Dương để thành lập một lực lượng xung kích nhằm phá bỏ sự phong tỏa của người Pháp ở Đài Loan. Hai chiếc tàu này căng buồm đến Thượng Hải để gia nhập với các tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Dương, nhưng gần như ngay lập tức chúng bị gọi quay về bởi Lý Hồng Chương, người cho rằng cần thiết phải có chúng để canh chừng những hành động của Nhật Bản tại Hàn Quốc. Kết quả là Hạm đội Nam Dương đã mất hai tầu chiến tại trận phá vây này – Trận Shipu (Ngày 14 tháng hai năm 1885). Thái độ ích kỷ của Lý Hồng Chương đã không bị quên lãng và cũng không bao giờ được tha thứ, và trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất Hạm đội Nam Dương đã có rất ít các cố gắng để cứu viện cho Hạm đội Bắc Dương.
Cấu thành của hạm đội Bắc Dương năm 1894
Năm 1894, vào đêm trước của cuộc chiến tranh với Nhật Bản, Hạm đội Bắc Dương là hạm đội mạnh nhất ở châu Á. Nó chỉ là một trong bốn hạm đội của Trung Quốc nhưng chỉ mình số lượng tầu của nó đã ngang bằng với toàn bộ số tầu của hạm đội Nhật Bản. Niềm tự hào của Hạm đội Bắc Dương là các thiết giáp hạm Định viễn và Trấn viễn do người Đức đóng.
Giữa các năm 1881 và 1889 Hạm đội Bắc Dương mua một lèo tám tầu tuần dương hạm thiết giáp, phần lớn trong số chúng được đóng ở nước Anh hoặc nước Đức. Hai tuần dương hạm Chaoyong và Yangwei gia nhập hạm đội vào năm 1881 và đã được thận trọng giữ để không tham gia vào chiến sự trong Chiến tranh Trung-Pháp bởi Lý Hồng Chương, là sản phẩm của xưởng đóng tầu Laird, Birkenhead. Ba con tầu tuần dương do người Đức đóng là các chiếc, Jiyuan, Jingyuan và Laiyuan hoàn thành vào năm 1887 tại xưởng đóng tầu Vulcan – Stettin. Một cặp tuần dương hạm hộ vệ, chiếc Chingyuan và chiếc Zhiyuan được đóng bởi nhà thầu Armstrong năm 1887 tại xướng đóng tầu mới có tên là Elswickcủa nó. Cặp thứ hai là một lớp tầu được biết đến như là lớp “Elswick Cruisers”, tàu được đóng để xuất khẩu theo một thiết kế thông thường. Những tàu tuần dương có tốc độ cao (25 hải lý/h) và vũ khí mạnh, nhưng không được chấp nhận bởi Hải quân Hải quân Hoàng gia Anh Quốc bởi chúng bị coi là “yếu về cấu trúc”. Xem ra điều này đã được chứng minh là đúng đắn khi cả hai cặp tầu của Trung Quốc đã bị đắm trong cuộc chiến Trung-Nhật, và điều tương tự như vậy xảy ra với cặp tầu Nhật Bản (Yoshino và Takasago) trong cuộc chiến Nga-Nhật 1904. Đội tàu được đóng ở nước ngoài còn được gia nhập bởi chiếc thiết giáp hạm Pingyuan vào năm 1889, đây là một sản phẩm của xưởng đóng tầu Foochow và ban đầu nó được đặt tên là Yard Longwei.
Hạm đội Bắc Dương cũng còn có sáu pháo hạm không có bọc thép do người Anh đóng, được giao hàng vào năm 1879. Các pháo hạm này có các chi tiết kỹ thuật giống hệt nhau, và chúng được đặt tên tương ứng là Zhenbei ( Guard phía bắc), Zhendong (Guard phía đông), Zhennan ( Guard phía Nam), Zhenxi ( Guard phía tây), Zhenbian ( Guard biên giới) và Zhenzhong ( Guard nội địa). Bốn con tàu đầu tiên trong lớp này ban đầu được giao cho Hạm đội Nam Dương, nhưng Lý Hồng Chương rất ấn tượng với chất lượng của chúng và ông ta đã đưa chúng lên cho Hạm đội Bắc Dương, sau đó đền bù cho Hạm đội Nam Dương bằng bốn pháo hạm cũ kỹ đã phục vụ trong Hạm đội Bắc Dương kể từ năm 1876.
Hạm đội Bắc Dương cũng sở hữu một thê đội tàu nhỏ phóng ngư lôi. Người ta không có con số chính xác một cách chắc chắn, bởi vì đội tầu này không được liệt kê một cách có hệ thống, nhưng có một số chi tiết được biết đến như, Bốn tàu phóng ngư lôi 16 tấn được đóng vào năm 1883 tại xưởng đóng tầu Vulcan, Stettin cùng lúc với các thiết giáp hạm Định viễn và Trấn viễn. Bốn con tàu phóng ngư lôi này được đặt tên tương ứng là Định viễn số 1 và số 2 và Trấn viễn số 1 và số 2, chúng đã bị trì hoãn giao hàng và phải nằm lại bến cảng của Đức trong Chiến tranh Trung-Pháp cùng với các con tàu mẹ, và chỉ được gia nhập vào Hạm đội Bắc Dương vào tháng 10 năm 1885.
Thiết giáp hạm
Tên Loại Đóng tại Thông số kỹ thuật
Định viễn Thiết giáp hạm 1882, Vulcan, Stettin 7.430 tấn, 14,5 hải lý, bốn pháo Krupp 12-in và hai pháo Krupp 6-in
Trấn viễn Thiết giáp hạm 1882, Vulcan, Stettin 7.430 tấn, 14,5 hải lý, bốn pháo Krupp 12-in và hai pháo Krupp 6-in
Tuần dương hạm
Tên Loại Đóng tại Thông số kỹ thuật
Chaoyong
tuần dương hạm bọc thép 1881, Laird, Birkenhead 1.350 tấn, 15 knots, hai pháo 10-in, bốn pháo bắn nhanh 12-cm, hai súng 1 in, 3 ống phóng ngư lôi cố định
Yangwei
tuần dương hạm bọc thép 1881, Laird, Birkenhead 1.350 tấn, 15 knots, hai pháo 10-in, bốn pháo bắn nhanh 12-cm, hai súng 1-in, 3 ống phóng ngư lôi cố định
Jiyuan
tuần dương hạm bọc thép 1884, Vulcan, Stettin 2.440 tấn, 15 knots, hai pháo 8-in, một pháo 6-in, 4 pháo 3-in, 6 súng 2-in, 4 ống phóng ngư lôi 15-in
Jingyuan
tuần dương hạm bọc thép 1887, Vulcan, Stettin 2.440 tấn, 15 knots, hai pháo 8-in, một pháo 6-in, 4 pháo 3-in, 6 súng 2-in, 4 ống phóng ngư lôi 15-in
Laiyuan
tuần dương hạm bọc thép 1887, Vulcan, Stettin 2.440 tấn, 15 knots, hai pháo 8-in, một pháo 6-in, 4 pháo 3-in, 6 súng 2-in, 4 ống phóng ngư lôi 15-in
Zhiyuan
tuần dương hạm bọc thép 1887, Armstrong, Elswick 2.355 tấn, 18 knots, ba pháo 8,2-in, hai pháo 5,9-in, 8 súng 2,2-in, 4 ống phóng ngư lôi 18-in
Jingyuan
tuần dương hạm bọc thép 1887, Armstrong, Elswick 2.355 tấn, 18 knots, ba pháo 8,2-in, hai pháo 5,9-in, 8 súng 2,2-in, 4 ống phóng ngư lôi 18-in
Pingyuan
tuần dương hạm bọc thép 1889, Foochow Yard 2.355 tấn, 18 knots, ba pháo 8,2-in, hai pháo 5,9-in, 8 súng 2,2-in, 4 ống phóng ngư lôi 18-in
pháo hạm
Tên Loại Đóng tại Thông số kỹ thuật
Zhenbei pháo hạm 1879, Laird, Birkenhead 440 tấn, 10 knots, một pháo Armtrong 35-tấn, hai súng 22-lb
Zhenbian pháo hạm 1879, Laird, Birkenhead 440 tấn, 10 knots, một pháo Armtrong 35-tấn, hai súng 22-lb
Zhendong pháo hạm 1879, Laird, Birkenhead 440 tấn, 10 knots, một pháo Armtrong 35-tấn, hai súng 22-lb
Zhennan pháo hạm 1879, Laird, Birkenhead 440 tấn, 10 knots, một pháo Armtrong 35-tấn, hai súng 22-lb
Zhenxi pháo hạm 1879, Laird, Birkenhead 440 tấn, 10 knots, một pháo Armtrong 35-tấn, hai súng 22-lb
Zhenzhong pháo hạm 1879, Laird, Birkenhead 440 tấn, 10 knots, một pháo Armtrong 35-tấn, hai súng 22-lb
Tầu phóng ngư lôi
Tên Loại Đóng tại Thông số kỹ thuật
Định viễn 1 Tầu phóng ngư lôi 1883, Vulcan, Stettin 15,7 tấn, hai ống phóng ngư lôi 14-in
Định viễn 2 Tầu phóng ngư lôi 1883, Vulcan, Stettin 15,7 tấn, hai ống phóng ngư lôi 14-in
Trấn viễn 1 Tầu phóng ngư lôi 1883, Vulcan, Stettin 15,7 tấn, hai ống phóng ngư lôi 14-in
Trấn viễn 2 Tầu phóng ngư lôi 1883, Vulcan, Stettin 15,7 tấn, hai ống phóng ngư lôi 14-in
Thông tin thêm về con tầu thiết giáp hạm chủ lực của hạm đội Bắc dương
Tên: Định viễn
Đặt hàng: 1881
Đóng bởi: Stettiner AG Vulcan, Stettin, Đức
Đặt lườn: 31 Tháng Ba 1881
Hạ thủy: Ngày 28 tháng 12 năm 1881
Hoàn thành: 1884
Hoạt động: Ngày 29 tháng 10 năm 1885
Số phận: Bị đánh đắm ngày 10 Tháng Hai 1895
Đặc điểm chung
Trọng tải: 7.144 longton(7.259t) Chuẩn
7.355 longton (7.473 t) đầy tải
Chiều dài: 94,5 m (310 ft 0 in)
Chiều ngang: 18,4 m (60 ft 4 in)
Mớn nước: 5,94 m (19 ft 6 in)
Lực đẩy: 2-trục ba động cơ pit tông hơi nước, 7.500 shp
2 nồi hơi
1.000 tấn than đá
Tốc độ: 15,4 knot (17,7mph; 28,5km / h)
Tầm hoạt động: 4.500hải lý (8.300km) ở tốc độ 10 kn (12 mph, 19 km / h)
Thủy thủ đoàn: 363
Vũ khí: ? 4 pháo 305 mm (12 in)
? 2 pháo 150 mm (6 in)
? 2 pháo 57 mm
? 2 pháo 47 mm
? 8 pháo 37 mm
? 3 ống phóng ngư lôi 356 mm (14 in)
Bọc thép: ? Belt: 355 mm (14 in)
? Ổ pháo: 305 mm (12 in)
Thiết kế
Chiếc Định viễn là một chiếc tầu được thiết kế theo kiểu tầu bọc thép có tháp pháo. Nó được công nhận là một trong những chiếc tầu chiến tiên tiến nhất của thời gian đó, nó có chất lượng ngang bằng hoặc thậm chí còn tốt hơn so với bất kỳ con tàu nào trong các hạm đội của Anh và Đức khi nó được đóng. Nó có chiều dài 94,5 mét (298ft, 5in), rộng 18,4 mét (60ft, 4in) và độ mớm nước 5,94 mét (19 ft, 6 in). Nó được bảo vệ bởi một lớp giáp dày 30-centimetre (1ft). Các chuyên gia nói rằng con tàu có thể chịu đựng được mọi loại hỏa lực hiện có tại thời điểm đó.
Chiếc Định viễn có tải trọng tối đa 7.670 tấn, động cơ 6.000 hp (4.500 kW) và tốc độ 14,5 hải lý (27 km) / giờ, và tầm hoạt động khoảng 4.500 hải lý (8.330 km) với tốc độ 10 hải lý (19 km / h).
Vũ khí
Vũ khí chính của con tầu là bốn khẩu pháo 305 mm calibre của hãng Krupp được bố trí thành hai khẩu đội và mạn phải phía trước của amidships. Các khẩu súng có tầm bắn lên tới 7,8 km, với vận tốc của viên đạn là 500 mét/ giây. Một cặp hai pháo Krupp 150 mm calibre đã được đặt trong các ụ súng ở mũi tầu, các khẩu pháo này có tầm bắn lên tới 11.000 mét. Ngoài ra còn có 6 khẩu 37 mm súng và ba ống phóng ngư lôi nằm trên mực nước. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm khoảng 363 sỹ quan và thủy thủ.
Hai tàu phóng lôi cũng được chở trên tàu, ở phần cơi ra của con tầu để làm tăng sức chiến đấu của nó. Để đáp ứng nhu cầu trên tàu, 20 bộ khử muối có thể cung cấp nước ngọt hàng ngày cho trên 300 người.
Lịch sử
Sau khi đàm phán với cả hai chính phủ Anh và tiếng Đức, năm 1881 Thanh đình đã chọn nhà máy đóng tàu Stettiner Maschinenbau AG Vulcan của Đức để đóng con tầu tiên tiến này với chi phí là 1,7 triệu tael bạc (6.200.000 mark bằng vàng của Đức). Thân tàu được đặt vào ngày 31 tháng 3 năm 1881 và nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 12 năm 1881 và bắt đầu được thử nghiệm trên biển vào ngày 2 tháng 5 năm 1883.
Việc giao chiếc tầu Định viễn đáng lẽ là vào năm 1884 và do một thủy thủ đoàn người Đức, nhưng nó bị trì hoãn do một yêu cầu từ phía người Pháp vì họ đang có một cuộc xung đột với Trung Quốc mà đỉnh điểm là Chiến tranh Trung-Pháp (1884-1885). Con tầu Định viễn là một tàu chiến rất mạnh và vượt trội bất cứ tàu chiến nào của Phá, nên nó đã có thể tạo ra lợi thế cho Hạm đội Trung Quốc đặc biệt là trong Trận Foochow nếu nó được tham gia.
Vào năm 1885 cuối cùng thì chiếc Định viễn cũng căng buồm đến Trung Quốc. Cũng trong năm 1885 Hạm đội Bắc Dương chính thức được thành lập tại Uy Hải Vệ và thiết lập căn cứ tại Đảo Liugongdao, việc này đánh dấu sự thành lập hạm đội hiện đại đầu tiên của nhà Thanh.
Vào giữa thập niên 1890, Nhà Thanh cảm thấy mệt mỏi và mất đi tham vọng dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ trang của hải quân, ngược lại họ đã hải quân Nhật Bản dần dần vượt lên. Vì vấn nạn tham nhũng trong nội bộ Thanh Đình cùng với thiếu kinh phí và kiệt sức nên trong Chiến tranh Trung-Nhật Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã có thể chiếm ưu thế trước Hải quân Bắc Dương. Chiếc Định viễn phục vụ như là chiếc kỳ hạm của Đô đốc Đinh Nhữ Xương trong Trận chiến sông Áp Lục ngày 17 tháng 9 1894. Trong trận chiến này, do một lỗi kỹ thuật khi đóng tàu, đô đốc Đinh Nhữ Xương và nhiều sỹ quan của ông đã bị thương vong do phát bắn đầu tiên của họ khi họ đang đứng trên đài chỉ huy. Sau đó Hạm đội Bắc Dương đã quay trở về căn cứ ở đảo Liugongdao. Đầu năm 1895, người Nhật bao vây Hạm đội Bắc Dương cả trên đất liền và từ mặt biển. Ngày 5 tháng 2 năm 1895, chiếc Định viễn đã bị hư hỏng nghiêm trọng sau khi bị trúng một quả ngư lôi Nhật Bản và sau đó là trúng tiếp đạn hỏa pháo. Thuyền trưởng Liu Buchan của tầu Định viễn đã ra lệnh cho đánh đắm con tầu này.
Thiết giáp hạm thứ hai của Trung Quốc – chiếc Trấn viễn
Sự nghiệp ở Hải quân Bắc Dương
Tên: Trấn viễn
Đặt hàng: 1882
Nhà đóng tầu: Stettiner Vulcan AG, Stettin, Đức
Đặt lườn: 1 Tháng Ba năm 1882
Hạ thủy: Ngày 28 tháng 11 năm 1882
Hoàn thành: 1884
Hoạt động: Ngày 01 tháng 3 năm 1885
Số phận: Bị bắt giữ bởi HQ Nhật Bản năm 1895
Sự nghiệp ở Hải quân Nhật Bản
Tên: Chin-en
Vào biên chế: 1895
Số phận: Bị tháo dỡ vào năm 1914
Đặc điểm chung
Tải trọng: 7.220 longton (7.336t) tiêu chuẩn
7.670 longton (7.793 t) đầy tải
Chiều dài: 98,89 m (324 ft 5 in)
Chiều rộng 17,98 m (59 ft 0 in)
Tầm nước: 6,1 m (20 ft 0 in)
Lực đẩy: 2-trục pittông ba động cơ hơi nước, 7.500 shp
2 nồi hơi
1.000 tấn than đá
Tốc độ: 15,4 knot (17,7mph; 28,5km / h)
Tầm hoạt động: 4.500hải lý (8.300km) ở tốc độ 10 kn (12 mph, 19 km / h)
Thủy thủ đoàn: 363
Vũ khí:
? 4 súng Krupp 305 mm (12 in) / 25 có khóa nạp đạn (2 – 2)
? 2 súng Krupp 150 mm (6 in) / 35 có khóa nạp đạn (2 – 1)
? 6 súng 37 mm (1 in)
? 3 ống phóng ngư lôi
Thiết giáp: ? Belt: 355 mm (14 in)
? Ổ pháo: 305 mm (12 in)
Chiếc Trấn viễn là một tầu chiến bọc thép có tháp pháo được người Đức đóng cho Hạm đội Bắc Dương tại thế kỷ 19, con tàu chị em của nó là chiếc Định Viễn. Chiếc Trấn viễn được đóng với lớp giáp dày tới với 14-inch (360 mm) và súng Krupp hiện đại, đây là chiếc tầu chiến hiện đại hơn bất kỳ chiếc tầu chiến nào được đóng cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản tại thời đó.
Chiếc Trấn viễn có tải trọng lên tới 7.670 tấn và có tốc độ 15,4 knots (29 km / h), ở tốc độ trung bình 10 knots (19 km / h) nó có tầm hoạt động lên tới 4.500 hải lý (8.300 km). Trang bị vũ khí của nó bao gồm 4 pháo Krupp có cỡ nòng 12 inch (305 mm) có khóa nạp đạn và hai khẩu pháo nhỏ hơn 5,9 inch (150 mm) trong hai khẩu đội pháo ở phía đầu và phía đuôi của con tầu. Ngoài ra con tầu còn được bổ sung 6 súng 37 mm và ba ống phóng ngư lôi ở trên mực nước. Tổng số thủy thủ đoàn là 363 sĩ quan và thủy thủ.
Chiếc Trấn viễn được đóng bởi xưởng đóng tầu Stettiner Vulcan AG, thuộc Stettin nước Đức (Nay là thành phố Szczecin, Ba Lan). thân tàu được đặt lườn vào tháng 3 năm 1882, nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 11 năm 1882 và bắt đầu thử nghiệm trên biển vào tháng 3 năm 1884.
Quá trình phục vụ chiến đấu
Chiếc Trấn viễn đã tham gia chiến đấu ở trận chiến sông Áp Lục, trận đánh này diễn ra vào ngày 17 tháng 9 năm 1894, giữa Hải quân Nhật Bản và Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật. Hải Quân Nhật Bản đã bắt giữ chiếc Trấn viễn sau khi kết thúc trận Uy Hải Vệ vào ngày 17 tháng 2 năm 1895. Vào năm 1896 /7 nó được cải tiến và tham gia chiến đấu trong suốt cuộc Chiến tranh Nga-Nhật 1905 /07 như là một tàu tiền tuyến hạng 2 dưới cái tên Chin-en, đây là tên ban đầu của con tầu (tiếng Trung Quốc) được chuyển sang tiếng Nhật bản, chiếc tầu Trấn viễn bị tháo dỡ vào năm 1914.
Vài nét về Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản
Nước Nhật Bản thời kỳ này vừa tiến hành công cuộc cải cách Duy Tân dưới sự lãnh đạo của Thiên hoàng Minh Trị, người Nhật Bản cực kỳ ưu tiên chú trọng đến việc xây dựng hải quân, và họ muốn tạo ra được lực lượng lục quân và hải quân theo kiểu tiên tiến, hiện đại và hiệu quả. Nhật Bản đã gửi nhiều sỹ quan quân đội ra nước ngoài để đào tạo, và người Nhật Bản rất chịu khó đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu tương đối và các chiến thuật của lục quân và hải quân của các cường quốc châu Âu.
Hải quân Đế quốc Nhật Bản được mô phỏng theo mô hình Hải quân Hoàng gia Anh, mà Hải quân Anh quốc là lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ ( Người Nhật thường tự gọi nước Nhật Bản là Đất nước mặt trời mọc ?” còn người Anh thường tự cho là Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh, trong WWII Hải quân của đất nước Mặt trời mọc đã quật chết toi lực lượng hải quân ở châu Á của Đất nước Mặt trời không bao giờ lặn). Cố vấn Anh đã được gửi đến Nhật Bản để đào tạo, tư vấn cho các cơ sở giáo dục về hải quân; trong khi đó học sinh học nghề hàng hải lũ lượt được gửi đến Vương quốc Anh để nghiên cứu và quan sát các hoạt động của Hải quân Hoàng gia. Thông qua sự luyện tập và các khóa học được giáo viên của Hải quân Hoàng gia Anh quốc hướng dẫn, người Nhật Bản đã dần dần có một lực lượng hải quân chuyên nghiệp có tay nghề cao về thật bắn và điều khiển tầu biển.
Ở giai đoạn bắt đầu thù địch, Hải quân Đế quốc Nhật Bản có một hạm đội gồm 12 tàu chiến hiện đại, ( chiếc Izumi được bổ xung vào trong thời gian chiến tranh), một tàu khu trục nhỏ (chiếc Takao), 22 tàu phóng ngư lôi, và rất nhiều tầu thương mại được trang bị vũ khí và chuyển đổi cho mục đích chiến đấu.
Nhật Bản vẫn chưa có đủ các nguồn lực để đóng hoặc mua được các thiết giáp hạm có trọng tải lớn và do đó họ lên kế
hoạch để sử dụng “Jeune Ecole” làm học thuyết ưa thích, đó là dùng tàu chiến nhỏ và nhanh, đặc biệt là các tàu tuần dương và tàu phóng lôi, để chống lại các loại tầu lớn hơn và tất nhiên là cũng kém nhanh nhẹn hơn.
Nhiều tàu chiến lớn của Nhật Bản đã được chế tạo tại xưởng đóng tàu Anh và Pháp (tám chiếc do người Anh đóng, ba chiếc do người Pháp đóng và hai chiếc do người Nhật Bản tự đóng) và 16 tàu phóng ngư lôi như đã được biết là được đóng ở Pháp và lắp ráp tại Nhật Bản.
Vài nét về các tầu chiến Nhật Bản đã tham dự trận chiến sông Áp Lục
Chiếc kỳ hạm- tuần dương hạm Nhật Bản Matsushima
Tên: Matsushima
Đặt hàng: Năm 1886
Đóng tại: Société Nouvelle des Forges Chantiers et de la Mé***erranée, La Seyne-sur-Mer, Pháp
Đặt lườn: Ngày 17 tháng 2 năm 1888
Hạ thủy: Ngày 22 tháng 1 năm 1890
Hoàn thành: 05 Tháng 4 năm 1892
Số phận: Chìm sau một vụ nổ ngẫu nhiên vào ngày 30 tháng 4 năm 1908
Đặc điểm chung
Thứ hạng: Tầu tuần dương lớp Matsushima
Tải trọng: 4.217 longton (4.285t)
Chiều dài: 91,81 m (301 ft 3 in) w / l
Chiều rộng: 15,6 m (51 ft 2 in)
Độ mớm nước: 6,05 m (19 ft 10 in)
Lực đẩy: 2- trục pittông; 6 nồi hơi; 5.400 hp (4.000 kW), 680 tấn than đá
Tốc độ: 16,5 knot (19,0mph; 30,6km / h)
Thủy thủ đoàn: 360
Vũ khí:
? 1 súng Canet 320 mm (13 in)
? 12 súng 120 mm (4,7 in)
? 6 súng 47 mm
? 2 súng 37 mm
? 9 súng 1 pounder
? 4 ống phóng ngư lôi 360 mm (14 in)
Thiết giáp: Boong: 50 mm (2 in)
Tháp pháo: 300 mm (12 in)
Lá chắn súng: 100 mm (4 in)
Matsushima là chiếc tàu thứ hai trong lớp Matsushima-class của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, đây là lớp tuần dương hạm được tăng cường lớp bảo vệ. Cũng giống như các bà chị của nó (các tầu Itsukushima và Hashidate) tên của nó được lấy từ một trong ba danh thắng nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, trong trường hợp này, là quần đảo Matsushima gần Sendai trong tỉnh Miyagi.
Là xương sống của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong thời gian cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, Những chiếc tuần dương hạm lớp Matsushima được dựa trên các nguyên tắc của Jeune Ecole được truyền đạt bởi cố vấn quân sự kiêm kiến trúc sư hải quân người Pháp Emile Bertin.
Các con tầu lớp Matsushima được đóng bởi Société Nouvelle des Forges Chantiers et de la Mé***erranée tại xưởng đóng tàu hải quân Pháp.
Chính phủ Nhật Bản không có đủ các nguồn lực hay ngân sách để đóng một thiết giáp hạm lớn để đối đầu với các thiết giáp hạm hạng nặng của Hải quân Bắc dương. Thay vào đó, người Nhật Bản đã chấp nhận các lý thuyết tiên tiến trong việc sử dụng các tầu chiến nhỏ hơn, nhanh hơn, với lớp thiết giáp mỏng hơn và nhiều súng có cỡ nòng nhỏ hơn nhưng có tầm bắn xa hơn, cùng với chỉ một khẩu súng Cannet đơn lớn tới 320 mm (12,6 in) Canet súng. Chiếc Matsushima có điếm khác với hai chiếc tàu chị em của nó là khẩu súng 320 mm được gắn phía sau boong chính của con tầu, chứ không phải là phần phía trước của con tầu. Thiết kế này cuối cùng đã được chứng minh là mang tính chất phi thực tế, vì sức giật của một khẩu súng lớn là rất lớn đối với một con tầu nhỏ như vậy và thời gian nạp đạn của khẩu súng này lại dài đến mức phi thực tiễn, tuy nhiên các tuần dương hạm lớp Matsushim đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của chúng so với Hạm đội Trung Quốc vốn được trang bị nghèo nàn và chỉ huy quá kém cỏi.
Quá trình phục vụ chiến đấu
Chiếc Matsushima đến Sasebo vào ngày 19 tháng 10, 1892 đây là một phần của cuộc hành trình thử nghiệm cuối cùng của nó, từ tháng 6 -> 11 năm 1893, các chiếc Matsushima, Takachiho và Chiyoda đã thực hiện một chuyến hành trình dài 160 ngày, vượt qua 7000 hải lý ngoài khơi bờ biển Trung quốc, Hàn Quốc và Nga.
Sau khi bắt đầu Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất, chiếc Matsushima là kỳ hạm của Đô đốc Itō Sukeyuki. Nó đóng vai trò trung tâm trong Trận chiến sông Áp Lục, nơi một vụ đấu súng đã giết chết 90 thủy thủ đoàn của nó chiếm tới hơn một nửa số thương vong của người Nhật trong trận đánh. Trong trận chiến, chiếc Matsushima bắn ra chỉ có 4 phát đạn từ khẩu 320 mm của nó, chiếc Itsukushima bắn 5 phát đạn, và Hashidate bắn 5 phát. Dường như là trong các phát đạn này dường như chỉ có một phát trúng trực tiếp vào một con tàu nào đó trong hạm đội Trung Quốc. Chiếc Matsushima được nhìn thấy trong chiến dịch quân sự tiếp theo khi Hạm đội Nhật bản phát động cuộc tấn công vào Uy Hải Vệ.
Chiếc Matsushima là một trong những con tầu của hạm đội Nhật Bản đã tham gia vào Cuộc xâm lược Đài Loan năm 1895, và cũng tham gia chiến đấu vào ngày 3 tháng 6 năm 1895 ở trận pháo kích vào pháo đài ven biển của Trung Quốc tại Keelung (Cửu long?).
Sau khi kết thúc chiến tranh, chiếc Matsushima được tái cơ cấu như là một tầu tuần dương hạng 2 vào ngày 21 Tháng 3 năm 1898. Hoàng tử Arisugawa Takehito (1862-1913) sau đó được bổ nhiệm làm thuyền trưởng, tiếp theo sau ông ta là Uryū Sotokichi.
Từ ngày mùng 3 tháng 5 tới 15 tháng 9 năm 1898, chiếc Matsushima được giao nhiệm vụ tuần tra các tuyến đường biển giữa Đài Loan và Manila. Trong thời kỳ này đã xảy ra những căng thẳng cao độ giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ trong khi cuộc chiến Tây Ban Nha-Hoa Kỳ đang diễn ra.
Tên gọi: Fusō
Đặt hàng: 1875
Nhà sản xuất: Samuda Brothers, Cubitt Town, London
Đặt thân lườn: 24/09/1875
Hạ thủy: 1877/04/17
Hoạt động: Tháng 1 năm 1878
Ngừng hoạt động: 01/04/1908
Kết cục: bị tháo dỡ năm 1910
Đặc điểm riêng
Loại tầu: tàu chiến bọc thép lớp Fusō
Trọng tải: 3.717 tấn
Chiều dài: 67,06 m (220,01 ft)
Chiều rộng: 14,63 m (48,00 ft)
Tầm nước: 5,49 m (18,01 ft)
Động cơ: 2-trục pittông máy chạy bằng hơi; 8 nồi hơi,
3.500 shp (2.610 kW)
Tốc độ: 13 knots (24 km / h)
360 tấn than
Phạm vi:
4.500 hải lý (8.000 km) tại tốc độ 10 knots (19 km / h)
Thủy thủ đoàn: 377
Vũ khí trang bị:
4 súng cỡ nòng 240 mm/20
4 súng cỡ nòng 170 mm/25
4 súng 7,5 mm
2 súng máy Nordenfelt
2 ống ngư lôi 35,6 mm
Thiết giáp:
Xung quanh 100-230 mm
Ổ pháo 200 mm
Vách ngăn 175 mm
Phục vụ ở Hải Quân Chile
Tên: Esmeralda
Nhà sản xuất: W. G. Armstrong & Company, United Kingdom
Đặt thân lườn: 5 tháng 4 1881
Hạ thủy: 6 tháng 6 1883
Hoàn thành: 15 Tháng 7 năm 1884
Hoạt động: 16 tháng 10, 1884
Kết cục: Bán cho Nhật Bản, 15 tháng 11 1894
Phục vụ ở Hải Quân Nhật Bản
Đặt mua: năm 1894
Đổi tên: Izumi
Kết cục: bị dỡ bỏ ngày 01 tháng 4 1912
Đặc điểm riêng
Loại: Tuần dương hạm có tăng cường bảo vệ
Trọng tải: 2.930 longton (2.977t)
Chiều dài: 82,29 m (270 ft) w / l
Chiều rộng: 12,8 m (42 ft)
Tầm nước: 5,64 m (18 ft 6 in)
Động cơ đẩy: Hai trục động cơ hơi nước theo chiều dọc
6.083 hp (4.536 kW)
12 nồi hơi
600 tấn than
Tốc độ: 18,25 knots (21,0 mph; 33,8 km / h)
Thủy thủ đoàn: 300
Vũ khí trang bị:
? 2 súng 254 mm (10 in)
? 6 súng 152 mm (6 in)
? 2 súng 6 pounder
? 5 súng 2 pounder
? 2 súng máy
? 3 ống phóng ngư lôi 380 mm (15 in)
Thiết giáp:
ở boong có độ dốc 25 mm (0,98 in)
ở phần boong phẳng 12 mm (0,47 in)
Tên: Takachiho
Đặt mua: Năm 1883
Nhà sản xuất: W. G. Armstrong & Company, Vương quốc Anh
Đặt thân lườn: Ngày 27 tháng 3 năm 1884
Hạ thủy: Ngày 16 tháng 5 năm 1885
Hoàn thành: Ngày 01 Tháng 12 1885
Kết cục: Trúng ngư lôi và chìm ngày 17 Tháng 10 năm 1914