23/05/2018, 15:01

Những thắc mắc về thức ăn cho gà

Tỷ lệ thành phần các loại nguyên liệu, trong thức ăn cho gà như thế nào? Các loại thường có tỷ lệ khái quát về loại nguyên liệu như sau: Ngũ cốc (ngô, tấm, gạo, lúa mì…) 40 – 60% Các loại cám (cám gạo, cám mì…) 10 – 30% Khô dầu lạc, đậu tương 15 – 35% Bột cá, bột thịt, bột ...

Tỷ lệ thành phần các loại nguyên liệu, trong thức ăn cho gà như thế nào?

Các loại thường có tỷ lệ khái quát về loại nguyên liệu như sau:

Ngũ cốc (ngô, tấm, gạo, lúa mì…) 40 – 60%

Các loại cám (cám gạo, cám mì…) 10 – 30%

Khô dầu lạc, đậu tương 15 – 35%

Bột cá, bột thịt, bột sữa 10 – 16%

Bột sò, bột xương, bột đá vôi 0,5 – 7%

Premix (theo hướng dẫn nơi sản xuất) 0,1 – 1%

Thức ăn cho gà dạng viên nén có ưu nhược điểm gì?

Loại thức ăn này khó sản xuất hơn. Nhất thiết phải có nhà máy chế biến với trong thiết bị máy móc hiện đại. Ngoài hệ thống nghiền trộn như nhà máy thường, phải có thêm máy dập viên và làm khô thức ăn. Nguyên liệu sử dụng phải có thêm chất kết dính.

Thức ăn dạng viên đúng quy cách ít bị hấp hơi (lên men), bảo quản lâu hơn, gà ăn đỡ rời vãi và không mất nhiều thời gian, gà phát triển đều hơn. Thức ăn dạng viên không thể trộn bổ sung các nguyên liệu hoặc thuốc khi cần. Giá thành thức ăn viên cao hơn thức ăn bột.

Thức ăn hỗn hợp dạng bột có ưu và nhược điểm gì?

Thức ăn dạng bột là hỗn hợp các nguyên liệu ở dạng nghiền bột và trộn đều. Loại thức ăn này, các trại gà và người quy mô nhỏ có thể tự trộn để hạ giá thành. Nhiéu nhà máy chế biến thức ãn vẫn sản xuất loại này vì dạng viên đòi hỏi đầu tư thiết bị hiên đại, giá thành đắt hơn, và một số loại gà thích hợp với cho ăn thức ăn bột.

Thức ăn dạng bột trong quá trình sử dụng có thể dễ dàng trộn thêm những thứ cần thiết, như hổn hợp vitamin, thuốc phòng hoặc trị bệnh cho gà…

Thức ăn đậm đặc có dạng bột vì chỉ ỏ dạng này mái có thể trộn bổ sung những nguyên liệu còn thiếu.

Thức ăn bán ngoài thị trường có cần trộn thèm gì khi nuôi gà?

Thức ăn hỗn hợp bán ở các đại lý thức ăn chăn nuôi có hai loại:

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

Loại này không phải trộn thêm bất kỳ nguyên liệu gì, trừ trường hợp thức ăn hơi cũ, bảo quản lâu, nên bổ sung thêm hỗn hợp vitamin A, D, E hoặc AD,E và nhóm vitamin B tuỳ loại gà. Phải cho gà ăn đụng loại, nếu khi nhỡ ra thiếu loại này cho ăn loại khác thì phải xem xét bổ 18 sung. Ví dụ cho gà con ăn thức ăn gà giò nhất thiết phải bổ sung 2 – 3% bột cá…

Thức ăn đậm đặc

Loại này là thức ăn hỗn hợp giàu protein, nhưng chưa hoàn chỉnh, nhất thiết phải được trộn bột ngô, tấm, cám… đúng theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Thường thức ăn đậm đặc 25 – 30%, ngũ cốc ngô tấm cám… 65 – 75%.

Người chăn nuôi gà có thể tự trộn thức ăn không?

Tự trộn thức ăn để nuôi gà là một biện pháp hữu hiệu nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo sức mạnh cạnh tranh trong thương trường, có thể áp dụng đối với các cơ sở nuôi gà ở mọi quy mô khi có đủ điều kiện sau đây:

Phải chủ động được nguồn nguyên liệu, trong đó, quan trọng nhất là ngô, tấm, khô dầu lạc, khô đỗ tương… với chất lượng tốt, giá rẻ, nguồn ổn định, đặc biệt là chất bổ sung, các loại premix vitamin và vi lượng khoáng phải được coi trọng mặc dù tỷ lệ rất ít.

Phải có kho phòng bảo quản nguyên liệu thộng thoáng, mát… có tủ lạnh bảo quản các loại vitamin, men…

Phải có máy nghiền, máy trộn với quy mô thích hợp. Cũng có thể gia công nghiền trộn với chi phí chấp nhận được. Việc nghiền trộn bằng máy thồ sơ, thậm chí trộn bằng tay có thể chấp nhận trong điều kiện nuôi ít gà.

Đặc biệt phải có sự hiểu biết hoặc sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng để tính toán lập công thức cân đối khẩu phần bảo đảm thức ăn thành phẩm tương đối đạt yêu cầu về phẩm chất, giá thành hạ so với thức ăn mua của nhà máy.

Nếu không có đủ những điều kiện cơ bản nêu trên, không hạ được giá thành bao nhiêu thì không nên tự trộn thức ăn. Trên thục tế sản xuất, do kỹ thuật cần đối dinh dưỡng hoặc do nguồn nguyên liệu không ổn định, giá cao, chất lượng nguyên liệu kém… nén nhiều nơi tự trộn thức ăn cho gà không đạt yêu cầu kỹ thuật và không hạ được giá thành.

0