Những lí do vì sao điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 thấp “kỉ lục”?
Vào sáng ngày hôm nay (11/9), bộ GD&ĐT đã công bố điểm thi THPT Quốc Gia năm 2018 của các thí sinh trên 63 tỉnh thành cả nước. So với năm 2017, điểm thi năm nay thấp đến “kỉ lục”, dẫn đến nỗi lo lắng, hoang mang của hàng triệu thí sinh lẫn phụ huynh. ...
Vào sáng ngày hôm nay (11/9), bộ GD&ĐT đã công bố điểm thi THPT Quốc Gia năm 2018 của các thí sinh trên 63 tỉnh thành cả nước. So với năm 2017, điểm thi năm nay thấp đến “kỉ lục”, dẫn đến nỗi lo lắng, hoang mang của hàng triệu thí sinh lẫn phụ huynh. Và trong chính thời gian này, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất là “lí do vì sao điểm thi năm nay quá thấp?”
> Danh sách phổ điểm các môn thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018
> Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Không lạ khi phổ điểm môn Lịch sử thấp
Đề thi khó hơn 2017 là điều hiển nhiên
Bộ GD&ĐT: “Với các môn thi, bài thi, dù là tự luận như môn văn cũng duy trì 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Với đề thi trắc nghiệm thì mỗi cấp độ tạo thành từng nhóm câu hỏi để giúp các em làm tuần tự từ dễ đến khó. Đề thi năm 2018 được tăng cường phân hóa. Một dải dài trong đề thi từ những câu rất dễ đến những câu khó, có một số câu hỏi được tăng độ khó lên. Không phải tất cả đề thi khó mà một số câu hỏi để dành phân loại học sinh khá giỏi.
Ví dụ trong bất cứ một đề thi trắc nghiệm nào đó đều có khoảng 60% câu hỏi mà học sinh trung bình có thể làm được dễ dàng.”
Học sinh điểm quá thấp trong năm 2018
Điểm nữa, nếu so sánh với năm 2017 độ khó tăng lên là điều hiển nhiên vì bao gồm nội dung lớp 11 vì nội dung rộng ra nên cảm giác đề thi khó hơn.
Đề thi THPT Quốc Gia năm 2018 khó hơn rất nhiều so với năm 2017, nhiều ý kiến cho rằng đề thi năm nay mục đích chính để tuyển sinh ĐH hơn là mục tiêu ban đầu là xét tuyển THPT.
Tư duy thi cử “chỉ cần 3 điểm là đủ”
Trong tổng số 27.883 thí sinh dự thi môn sử ở TP.HCM, chỉ có 16 thí sinh dưới 1 điểm. Trong tỉ lệ 80,9% điểm dưới trung bình thì số thí sinh đạt từ 1,25 đến 3 điểm là 7.296 em, đa số thí sinh còn lại đạt từ 3,25 đến 4,75 điểm. - theo zingvn
Trong kỳ thi THPT Quốc Gia, đối với nhiều thí sinh thì như môn Lịch Sử, Địa lí hay thậm chí cả môn Sinh chỉ là môn thi kèm theo, nên học sinh không chú trọng các môn này, tập trung thi các môn như Toán, Văn, Tiếng Anh,... .để lựa chọn các chuyên ngành kĩ thuật, kinh tế, tài chính ngân hàng,...
Bên cạnh đó, nhiều học sinh khi đi thi với tâm trí chỉ cần qua điểm liệt là đủ không cần cố gắng lấy điểm quá cao vì chẳng để làm gì nên học sinh không coi trọng việc học tập, ôn luyện hoặc nếu có chỉ học cầm chứng để lấy điểm trung bình. Do vậy, điểm thi THPT năm 2018 tụt dốc một cách không phanh so với năm ngoái.
Ngoài ra, với suy nghĩ rằng học ngành xã hội ra trường sẽ không có việc làm, nếu có chỉ là những việc lặt vặt, lương thấp, xã hội không coi trọng. Nên học sinh đâm đầu ôn luyện, tập trung thi môn tự nhiên mà dẫn đến tình trạng bỏ mặc các môn xã hội. Không chỉ vậy, nhiều em học sinh đi thi gặp phải dạng bài khó, phân hóa cao thì lười suy nghĩ, phó mặc cho trời đất mà khoanh bừa, đoàn mò phương án đúng.
Tâm lí học để đi thi không phải để biết
Với kết quả THPT được công bố ngày hôm nay đã cho thấy rõ thực trạng đáng buồn của học sinh hiện nay “học để đi thi chứ không phải để biết”.
Nhiều giáo viên, giảng viên có chuyên môn cũng chia sẻ vấn đề rằng, điểm năm nay thấp cũng là hiển nhiên bởi vì việc thi kỳ thi “2 trong 1” gặp rất nhiều bất cập. Việc đánh giá năng lực thật sự của các em học sinh phải trải qua nhiều công đoạn, từ thi tự luận đến trắc nghiệm không phải chí một bài trắc nghiệm 100% đánh giá sơ bộ là xong.
Nhiều giáo viên tâm huyết, đặc biệt giáo viên dạy môn Lịch Sử bày tỏ sự lo lắng cho thế hệ sau, “việc dạy một đường, học môn nẻo, mà thi lại một kiểu” khiến nhiều người lo sợ về môn học ngày bị mai một. Được biệt môn Lịch Sử được coi là môn quan trọng nhất của nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản,...
> Chàng trai Phú Thọ đạt 9,75 điểm môn Ngữ văn - điểm thi THPT Quốc gia cao nhất năm 2018
> Danh sách 476 thí sinh đầu tiên trúng tuyển Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
Lê Tuấn Nghĩa - Kênh Tuyển Sinh