Cách phòng trừ bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê hiệu quả nhất hiện nay
July 8, 2018 | Cà phê • Cây công nghiệp | Bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê là bệnh hại nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng khả năng phát triển của cây. Nếu hộ trồng không phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chết cây con hoặc gây ảnh hưởng lớn ...
Bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê là bệnh hại nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng khả năng phát triển của cây. Nếu hộ trồng không phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chết cây con hoặc gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Để khắc phục tình trạng này hộ trồng cần nắm bắt được những triệu chứng của bệnh lỡ cổ rễ cũng như điều kiện phát sinh gây bệnh để có cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani, Fusarium spp tấn công gây hại
Điều kiện phát sinh gây bệnh là do đất vườn ươm ẩm thấp rơi vào tình trạng ngập úng, không khô thoáng. Bầu trồng không đục lỗ thoát nước.
Vào mùa mưa, đất ẩm không được vung xới thường xuyên dẫn đến tình trạng cây bị ngập úng.
Vị trí biểu hiện của bệnh là ngay trên phần cổ rễ của cây cà phê, tùy vào độ tuổi của cây mà dấu hiệu biểu hiện của bệnh cũng khác nhau.
Biểu hiện của bệnh lỡ cổ rễ đối với cây cà phê trong vườn ươm
Bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê giải đoạn cây còn trong vườn ươm khi cây bị nấm tấn công trên cây con sẽ xuất hiện những vết chấm có màu đen. Phần rễ bắt đầu thối đen và dần teo lại, rễ cây không hấp thụ được nước và dinh dưỡng từ mắt đất vận chuyển lên trên để nuôi lá làm cho lá bị héo và chết đi.
Cách phòng trừ bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê giai đoạn cây còn trong vườn ươm hộ trồng cần áp dụng các biện pháp canh tác như sau:
+ Không nên tưới nước quá nhiều dẫn đến tình trạng cây bị ngập úng.
+ Càng không nên che vườn ươm quá kỹ như vậy ánh sáng sẽ không đủ chiếu vào cây con làm mất độ thông thoáng cho toàn bộ cây bên trong. Tốt nhất nên để khoảng 50% lượng ánh sáng ngoài trời vào vườn.
+ Khi phát hiện đất sét chạt bầu không thoát nước được thì tốt nhất bạn nên chủ đồng đào xới hoặc bóp bầu mục đích tạo độ thông thoáng cho bầu đất.
+ Những cây bị sâu bệnh cần nhổ bỏ và loại chúng ngay ra khỏi vườn.
+ Valodacin 3 DD (2%), Viben C 50 BTN (0.3%) phun thuốc BVTV để diệt trừ mầm bệnh lây lan, liều lượng phụn theo như đúng hướng dẫn có trên bao bì.
Biểu hiện của bệnh lỡ cổ rễ đối với cây cà phê giai đoạn 1-3 tuổi
Những biểu hiện cụ thể của giai đoạn này là phần cổ rễ của cây dần dần bị khuyết vào bên trong. Cây cà phê bắt đầu có hiện tượng sinh trưởng chậm và có dấu hiệu bị vàng lá, đây chính là dấu hiệu của bộ rẽ đã bị nhiễm bệnh không thể hút được nước cũng như dinh dưỡng đưa lên trên ngọn cây khiến lá bị vàng đi. Nếu hộ trồng không phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời thì cây sẽ chết.
Bệnh dễ lây lan khi chúng ta làm cỏ, xới gốc, nước mưa là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập vào bên trong bộ rễ.
Biện pháp phòng trừ bệnh lỡ cổ rễ
- Hộ nông dân cần chọn đất trồng có độ phì nhiêu màu mỡ, đất trồng phải là nơi có mực nước ngầm sâu, khả năng thoát nước của đất phải tốt.
- Chọn những cây giống sạch bệnh.
- Trong quá trình làm cỏ, xới gốc, cuốc bồn tránh tạo nên những vết thương làm ảnh hưởng đến bộ rễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm tấn công gây hại.
- Nếu cây có dấu hiệu nhiễm bệnh thì phun thuốc BVTV Validacin 3 DD (3%) và Viben 50 BTN (0.5%). Bình quân mỗi gốc cần phun với liều lượng ít nhất là 2 lít dung dịch thuốc, cách 15 ngày tưới lại 1 lần và tưới liên tục 2- 3 lần cây sẽ hết bệnh.
- Những cây cà phê bị nhiễm bệnh nặng thì cần nhổ loại bỏ chúng ra khỏi vườn.
Phòng trừ bệnh lỡ cổ rễ trên cây cà phê kịp thời giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bà con nông dân nên áp dụng kết hợp đồng thời cà hai biện pháp sinh học và biện pháp hóa học.