Những cách phòng tránh bệnh cao huyết áp?
(Ảnh minh họa) 1. Không nên hút thuốc lá Thuốc lá chỉ có hại, có thể gây ung thư phổi, làm huyết áp tăng cao, gây bất lợi cho tim. Các nhà khoa học Mỹ qua điều tra cho biết, tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch như sau: - Người hút trên 20 điếu thuốc mỗi ngày tỷ lệ chết cao gấp ...
(Ảnh minh họa)
1. Không nên hút thuốc lá
Thuốc lá chỉ có hại, có thể gây ung thư phổi, làm huyết áp tăng cao, gây bất lợi cho tim.
Các nhà khoa học Mỹ qua điều tra cho biết, tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch như sau:
- Người hút trên 20 điếu thuốc mỗi ngày tỷ lệ chết cao gấp 3-5 lần so với người không hút thuốc.
- Người hút dưới 20 điếu một ngày tỉ lệ này là 1,5 lần.
Do vậy cần phải cai ngay thuốc lá.
2. Trong hội nghị cần được nghỉ giữa chừng và cấm hút thuốc
Trong trường hợp rất đông người, nếu hút thuốc thì chẳng những có hại cho bản thân mà còn gây ô nhiễm không khí. Khói thuốc làm tăng lượng khí cacbôníc, làm cho người xung quanh không đủ lượng ôxy cần thiết mà vẫn phải hít vào một lượng nicôtin lớn.
Sự ô nhiễm của không khí, sự nguy hại của chất nicôtin, cộng thêm bầu không khí ngột ngạt và sự căng thẳng... đều có thể làm cho huyết áp của mọi người tăng lên. Do đó, trong hội họp cần phải cấm hút thuốc.
Nếu thời gian hợp lâu, cần bố trí nghỉ giữa giờ để tránh căng thẳng. Như vậy, sẽ giảm thiểu được các tác động xấu lên huyết áp.
3. Quá hiếu thắng sẽ tổn thọ
Một vị trưởng phòng có tài và năng lực, khi xây dựng kế hoạch luôn bắp cấp dưới phải thực hiện theo. Nhưng cấp dưới không thể làm theo mệnh lệnh đó được vì họ không làm nổi, gây ra tâm lý sợ hãi. Vị trưởng phòng vì thế mà nổi nóng, làm huyết áp tăng cao. Cứ kéo dài như vậy sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Một người quá hiếu thắng không những tuổi thọ giảm mà còn luôn gây bức xúc trong quan hệ giao tiếp, làm hiệu suất công tác của công ty do vậy sẽ giảm sút rõ rệt.
Vì vậy, khi phân việc cần đến năng lực cụ thể của từng người, bàn bạc với họ thì công việc mới trôi chảy. Có thể nói rằng xử lý tốt được mối quan hệ làm việc trong công sở là đã thành công một nửa rồi.
4. Nghệ thuật tức giận
Tình cảm con người luôn thay đổi không thể vui vẻ cả 365 ngày. Người ta không thể tránh khỏi tức giận, nhưng chớ quên hễ tức giận là huyết áp sẽ tăng, cho nên cần luôn luôn theo nguyên tắc: "Không tùy ý tức giận", "Không được quá phấn khích".
Có người nén chặt nỗi tức giận trong lòng không nói ra, có người ngược lại khi tức giận lại trút hết ra ngoài, sau đó thấy tinh thần sảng khoái hơn. Loại người thứ nhất mang nỗi bực tức chôn chặt trong lòng, lâu dần áp lực này sẽ dẫn tới mất cân bằng, làm cho huyết áp cao. Loại người thứ hai ngược lại thì sẽ khá hơn, không phải đè nén tình cảm trong lòng.
Có một số người cho rằng: "Khi tức giận mà gào lên, hét lên chính là cách giữ sức khỏe", họ dùng phương thức này để loại trừ các ấm ức, giữ cho cơ thể cân bằng lại, tránh gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Nếu người khác hiểu rõ cá tính của họ thì không ảnh hưởng gì tới các mối quan hệ giao tiếp, chấp nhận cách xử lý tình cảm của anh ta.
Những người chịu đựng thực sự là tốt, nhưng do phải miễn cưỡng chấp nhận nên trong lòng họ đầy phẫu uất, lúc đó huyết áp sẽ tăng cao đột ngột. Nhưng nếu họ cứ khó chịu với mọi người xung quanh thì quan hệ hẳn sẽ bị xấu đi.
Cho nên, tức giận cũng phải có nghệ thuật, nhất htiết phải vận dụng mền mỏng nhằm làm nguôi cơn giận. Phải nghĩ ra phương cách phù hợp để tránh xung đột, như vậy huyết áp sẽ luôn được bình thường.
5. Khi va chạm cần thẳng thắn nói ra
Phó giám đốc một ngân hàng mới hơn 30 tuổi, sau khi thay giám đốc mới, bỗng cảm thấy sức khỏe không được tốt, thường xuyên đau đầu. Điều kỳ lạ là, khi về nhà lại chẳng có bệnh tật gì. Nhưng cứ hễ bước ra khỏi cửa là đau lại đầu, khi xa càng tới gần công ty thì càng đau hơn.
Cuối cùng, anh ta phải đi viện kiểm tra. kết quả cho thấy huyết áp cao tới 180mmHg/95-96mmHg. Hóa ra giám đốc mới này có tác phong khác với vị giám đốc cũ, bất kỳ việc nào trong công ty ông ta đều nhúng tay vào. Phó giám đốc cảm thấy rất khó làm việc với vị thủ trưởng mới, khiến cho áp lực tinh thần tăng, gây ra huyết áp cao. Anh ta bị huyết áp cao do tâm lý, các thuốc hạ áp hay an thần đều vô hiệu.
Bác sỹ điều trị thông báo điều này cho trưởng phòng nhân sự và kiến nghị phải điều một trong hai người đi nơi khác. Công ty liền điều giám đốc đi nơi khác. Lạ thay, khi ông ta vừa ra đi thì lại huyết áp của phó giám đốc đã bình thường trở lại, đầu cũng hết đau.
Những trường hợp như anh chàng phó giám đốc luôn chịu áp lực lớn sinh ra huyết áp cao như trên thực tế không phải là hiếm. Do vậy, khi gặp phải trường hợp này, nhất thiết phải tìm mọi cách tốt nhất bộc lộ những khó khăn và căng thẳng của mình ra.
6. Hãy dậy sớm trước một tiếng
Sống thoải mái sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Do vậy, để giữu gìn sức khỏe, hàng ngày hãy dậy sớm trước một tiếng.
một số người do dậy muộn, thời gian quá gấp phải vội vàng ăn sáng rồi vội vã lao ra khỏi nhà đi làm, tâm trạng luôn căng thẳng, vì vậy nên huyết áp rất dễ bị tăng. Nếu liên tục như vậy thì sẽ rất bất lợi cho sức khỏe.
Quãng thời gian cao điểm buổi sáng thường chỉ xảy ra trong một giờ đồng hồ, trước thời gian đó, đường và xe đếu rất thông thoáng. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho một ngày làm việc, tốt nhất là nên dậy sớm trước khoảng một tiếng luyện tập và chuẩn bị ăn sáng để đi làm, điều đó rất có giá trị.
Những người huyết áp thấp, nhất là phụ nữ, nếu phải căng thẳng trên đường đi làm và chưa kịp ăn sáng sẽ rất dễ gây ra chảy máu não, do đó cần phải hết sức chú ý.
7. Sử dụng thật tốt thời gian nghỉ
Với những người đang làm việc, sử dụng tốt thời gian nghỉ trưa là mấu chốt để giữ gìn sức khỏe. Bởi bận rộn cả buổi sáng đã làm người mệt mỏi, buổi trưa đựoc nghỉ ngơi vừa phải sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Nhưng thế nào mới gọi là biết cách nghỉ ngơi. Với những viên chức phải ngồi suốt ngày thì sau khi ăn cơm trưa cần đi lại khoảng 20 phút là được. Thời gian nghỉ trưa nếu vận động được một chút sẽ làm cho cơ thể thoải mái, loại trừ được những căng thẳng, làm tiêu hao bớt nhiệt lượng nạp vào và có tác dụng giảm béo nữa.
Nhưng cũng có người cho là sau khi ăn trưa cần ngủ một lát để phục hồi sức khỏe, điều này tùy theo các cơ thể của mỗi người. Nếu có thể thì sau khi vận động nhẹ để điều tiết hệ tuần hoàn, bổ sung đủ ôxy rồi nằm nghỉ một lúc thì buổi chiều làm việc sẽ tốt hơn.
8. Không nên chơi cờ bạc
Không có gì gây hại cơ thể dễ hơn cờ bạc suốt đêm, nếu ai đánh bài suốt đêm mà vẫn mạnh khỏe thì người đó phải là siêu nhân. Thức đêm vốn đã làm người mệt mỏi, mà lại thức để chơi bạc thì càng làm hại cho tim hơn. 10 giờ liền thì ăn đã không tiêu, cộng với sự căng thẳng tính toán, hút thuốc, uống chè... nên tinh thần càng căng thẳng.
Trạng thái đó luôn thúc đẩy huyết áp tăng cao, làm cho tim phải chịu gánh nặng hơn. Nhưng hại nhất có lẽ là hút thuốc, uống rượu, mà ô nhiễm không khí lại rất có hại cho sức khỏe.
9. Tuyệt đối không được hút thuốc- uống rượu
Uống lượng rượu vừa phải có thể làm giảm căng thẳng và áp lực, nếu uống rượu với bạn bè vừa làm tăng tình cảm vừa làm áp lực giảm đi, có lợi cho cuộc sống. Nhưng nếu uống nhiều rượu thì chẳng những gây gánh nặng cho gan và dạ dày, mà còn làm huyết áp tăng cao. Lâu dài, lượng mỡ trung tính trong máu cũng tăng, đẩy nhanh tốc độ xơ cứng động mạch.
Người nghiện rượu kèm theo nghiện thuốc tình hình sẽ càng nghiêm trọng hơn, chất nicôtin làm huyết áp tăng lên, cả hai thứ cùng kết hợp lại hẳn hậu quả càng khó lường hơn. Do vậy, người nghiện rượu lại nghiện thuốc thì tuổi thọ càng giảm.
Uống mỗi ngày chứng một hai vại bia, hoặc 2-3 ly nhỏ rượu có thể coi là vừa phải.
10. Lạnh làm huyết áp tăng cao.
Rất nhiều người, kể cả trong mùa đông lạnh giá vẫn chơi thể thao ở ngoài trời. Nhưng những người trên 60 tuổi hoặc người trên 40 tuổi mà bị bệnh huyết áp thì không nên chơi thể thao ngoài trời vào mùa đông, nhất là những ngày nhiệt độ xuống thấp cần hết sức chú ý, hơi lạnh làm huyết áp tăng cao.
Khi gặp lạnh, mạch máu sẽ co lại, làm huyết áp thay đổi. Bản thân cái lạnh đã là một áp lực, kích thích thận tiết hoócmôn làm huyết áp cao lên, gây ra bệnh tim hoặc xuất huyết não. Cho nên cần lưu ý để tránh xảy ra nguy hiểm.
11. Ngày hè nóng rực cần chú ý uống đủ nước
Mùa hè, do mồ hôi ra nhiều, nước mất nên phải cần uống nước, nhưng rất nhiều người lại cố nhịn. Cách làm này không có gì trở ngại lắm đối với người trẻ, nhưng với người già quá 60 tuổi đã phải dùng thuốc hạ áp thì không thể được, bởi làm vậy sẽ làm cho cơ thể căng thẳng, rất nguy hiểm.
Khi tắm xông hơi, nếu người vã mồ hôi nhiều mà không bù đủ lượng nước mất đi cũng sẽ làm cơ thể mất nước, rất dễ làm tim thiếu máu hoặc xuất huyết não.
Người già thể lực kém rất dễ bị mất nước, nếu uống thuốc lợi tiểu hạ áp sẽ làm cho hiện tượng mất nước nghiêm trọng hơn. Nếu họ làm việc hoặc chơi thể thao dưới trời nắng thì phải hết sức chú ý tốt nhất là hoạt động ở nơi có bóng mát sẽ có lợi cho sức khỏe.
Không chỉ chơi thể thao mà khi làm việc cũng cần phải bổ sung đủ nước. Ngoài ra còn phải đặc biệt chú ý một điều, khi uống nước không nên uống quá nhiều một lần, vì như vậy sẽ làm loãng muối trong cơ thể mà không loại bỏ được hiện tượng mất nước.
12. Không cố gắng quá sức
Những áp lực tinh thần như bất yên, căng thẳng, lo âu đều làm huyết áp tăng cao; nếu không được nghỉ ngơi thích hợp, người sẽ mệt mỏi, càng làm huyết áp tăng cao. Cho nên trong giai đoạn công việc căng thẳng, cần phải có khoảng thời gian để nghỉ ngơi thoải mái.
Nhiều người cho rằng, nghỉ ngơi tức là ngủ. Cách này có thể loại trừ sự mệt mỏi của cơ bắp và cũng có công hiệu nhất định, nhưng rõ ràng là không loại trừ được sự mệt mỏi về tâm lý.
Vận động nhẹ nhàng sẽ làm cho tinh thần được thư giãn. Nếu cố gắng hết sức, bất chấp cả về sức khỏe sẽ làm cơ thể không chịu đựng được, dễ gây nguy hiểm.
13. Buổi sáng khi ngủ dậy không nên làm việc ngay
Những người huyết áp thấp mới ngủ dậy, sức hoạt động của não kém, người lờ mờ không thích làm việc. Trái lại, người cao huyết áp buổi sáng khi ngủ dậy luôn muốn vận động.
Nhưng sáng sớm cần phải vận động nhẹ một chút, có thể là tập thể dục, đi bộ, tập thái cực quyền... giúp cơ thể thoải mái, tinh thần thư giãn. Nếu sáng dậy mà lo lắng, bực tức thì suốt ngày sẽ không vui vẻ, tâm thần không yên, cơ thể dễ mệt mỏi.
Mặt khác, trước khi ăn sáng mà phải lo lắng sẽ làm cho máu ở dạ dày, ruột ngược lên não, làm cho tiêu hóa khó khăn. Nếu vừa ăn sáng vừa suy nghĩ, nhai uể oải hoặc nuốt vội vàng đều ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu khó khăn trong công việc thì cũng nên tìm cách giải quyết ở công ty. Khi đã về nhà là phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, như vậy mới không bị tăng huyết áp.
14. Bị tiện và ác mộng làm huyết áp tăng.
Những người huyết áp cao ít nhiều đều bị bí tiện và vì bị bí tiện mà làm huyết áp tăng cao, ảnh hưởng xấu tới dạ dày, ruột. Vì vậy, hãy đi ngoài trước khi đi làm là tốt nhất. Nhiều người có thói quen ngủ dậy muộn, sáng ra rất vội vàng, ăn cũng vội, đi làm cũng vội, còn đâu thời gian mà ăn chậm nhai kỹ, vì không ít trường hợp vì bí đại tiện mà xuất huyết não ngay trong nhà vệ sinh.
cách tốt nhất để giải quyết vấn đề bí đại tiện là buổi sáng nên dậy sớm hơn nửa giờ, có đủ thời gian ăn sáng, đi vệ sinh, như vậy sẽ tránh được việc bí đại tiện. Ngoài ra, cần tạo thói quen đi ngoài đúng giờ, nhưng nếu đột nhiên thấy bí tiện thì cần kiểm tra ngay tìm ra nguyên nhân, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Rất nhiều người ban đêm bệnh tim đột ngột phát tác gây chảy máu não, mà nguyên nhân có thể liên quan tới giấc mơ.
Một nhà nghiên cứu người Anh đã tiến hành nghiên cứu về giấc mơ, ông đo huyết áp đêm cho đối tượng để nghiên cứu và phát hiện ra rằng, rất nhiều người nửa đêm huyết áp đột nhiên tăng, có người còn kêu lên hoảng hốt. Rõ ràng do họ gặp ác mộng làm cho huyết áp tăng lên.
Người ta thường nói "nguyên nhan gây mơ là do người quá mệt mỏi", do đó giấc mơ thường xuất hiện khi tinh thần bất an. Những giấc mơ đó thường không vui vẻ gì, dễ là ác mộng. Giấc mơ thường làm gián đoạn giấc ngủ, làm không được ngủ đủ, vì vậy làm huyết áp tăng lên. Căn cứ vào phỏng đoán đó, nó có quan hệ chặt chẽ với bệnh tim và bệnh xuất huyết não.
Nhưng muốn ngăn chặn giấc mơ là chuyện không dễ, ngay cả uống thuốc cũng khó làm được. Do vậy, điều duy nhất có thể làm được là ban ngày hết sức tránh để bị căng thẳng quá độ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ phải cố gắng thoải mái, tâm trạng ổn định, có vậy mới giảm bớt được mơ. Đặc biệt những người thần kinh kém, trước khi đi ngủ không nên xem ti vi, đọc báo, sách có nội dung kích thích mạnh.
15. Ngủ say là liều thuốc tốt khiến huyết áp bình thường trở lại
Khi người ta bước vào trạng thái ngủ sâu, huyết áp sẽ giảm, nhất là với những người trên 60 tuổi, giấc ngủ say có tác dụng ổn định huyết áp.
Ví dụ một người ban ngày huyết áp ở mức 160/90mmHg, khi ngủ say, huyết áp cao nhất chỉ còn 120mmHg, hoặc ở giới hạn bình thường.
Thời gian ngủ ngắn hay dài là do nhu cầu của mỗi người, quan trọng nhất là có giấc ngủ sâu. Nếu một ngày ngủ đủ tám giờ nhưng nếu chỉ ngủ lơ mơ thì cũng không coi là ngủ đủ được, huyết áp của họ vì vậy mà tăng cao lên. Ngược lại, dù một người chỉ ngủ 6 giờ nhưng ngủ rất sâu, thì huyết áp cũng không bị ảnh hưởng gì lớn.
Sau một ngày làm việc vất vả về không nên để quá căng thẳng. Hãy dẹp công việc lại, sống thật vui vẻ thoải mái, cùng bữa ăn tối với nhau trong bầu không khí gia đình ấm cúng.
Buổi tối nên giải trí nhẹ bằng cách đọc những mẩu chuyện vui, xem các tiết mục ưa thích trên tivi, điều đó sẽ làm cho người ta thoải mái đi vào giấc ngủ một cách êm đềm, nhẹ nhàng.
16. Phải nhanh chóng giải quyết vấn đề mất ngủ.
Qua điều tra cho thấy phần lớn người mất ngủ tâm trạng luôn lo lắng, buồn bã (gọi là bệnh bực bội). Bệnh này hoàn toàn do trở ngại tâm lý gây ra, khác hẳn với bệnh tinh thần. Gần đây số người già và thanh niên mắc chứng bệnh mất ngủ ngày càng nhiều, nếu không chữa trị kịp thời thì rất dễ xảy ra điều đáng tiếc. Chứng mất ngủ đơn thuần cũng khác với bệnh thần kinh suy nhược, nó có liên quan tới sự bất an của tinh thần, phần lớn là do những ưu phiền gây ra.
Chứng bực bội có những đặc điểm như: không có việc làm, mất ý chí, lo lắng không yên, chẳng muốn làm bất cứ việc gì... Người rơi vào các trạng thái trên lâu đài sẽ mất ngủ trầm trọng. Vì vậy, nếu thấy có các triệu chứng trên, cần đi bệnh viện kiểm tra ngay, đừng vội uống thuốc an thần. Không ngủ được mà lập tức uống thuốc ngủ sẽ tạo ra thói quen lệ thuộc vào thuốc. Lượng thuốc dùng ngày càng tăng mà vẫn không loại trừ được tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ. Vòng tuần hoàn ác tính luẩn quẩn đó sẽ làm cho huyết áp ngày một tăng cao.
17. Đừng nhắm mắt bắt chước cách điều trị liệu của người khác.
Thấy có người nói vào mùa đông tắm nước lạnh là cách rèn luyện thân thể tốt, người bệnh vội làm theo, để đến nỗi sau khi tắm bị xuất huyết não ngất đi. Lại có người nói, buổi sáng tập chạy maraton rất có ích cho sức khỏe, nhưng có người mới chạy được một đoạn đã tử vong do bệnh tim đột phát.
Vì vậy, khi rèn luyện sức khỏe cần hết sức cẩn trọng. Cùng một phương pháp rèn luyện với người này thì hợp, người khác lại không hợp. Phải căn cứ vào sức khỏe và quá trình tập luyện để điều chỉnh cho thích hợp.
Nên có ý thức cân nhắc tình trạng sức khỏe mà lựa chọn cách rèn luyện tốt nhất.
18. Giảm bớt các cuộc thăm hỏi xã giao không cần thiết
Người bị huyết áp cao và bệnh tim, tốt nhất là giảm tối đa các cuộc xã giao thông thường, đừng vì lý do nhân tình mà miễn cưỡng tham dự các bữa cơm xã giao không cần thiết. Rất nhiều người vì các lý do khác nhau mà "tuần chay não cũng có nước mắt", kết quả là mang phải bệnh cho bản thân.
Ví dụ, mùa đông giá rét, mà đi đưa tang do phải đứng ngoài trời giá lạnh khá lâu, người bị bệnh tim rất dễ bị đột quị. Hoặc là trong các cuộc thù tặc, do quá nể nhau mà uống rượu hơi quá độ cũng rất có hại cho sức khỏe.
Bất chấp sự nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân để tham gia các cuộc thăm viếng là không nên. Cuộc sống có rất nhiều cách biểu đạt tình cảm. Do vậy bạn cần giữ mình cẩn thận.
19. Không mang công việc về nhà
Khi về nhà, hãy để tất cả công việc lại cơ quan nhất là những ngày cuối tuần, càng không nên để áp lực công việc đè nặng lên bạn.
Ở nhà, mọi người trong gia đình quây quần vui vẻ làm tiêu tan hết những căng thẳng ở cơ quan. Ngày ngỉ cuối tuần là thời cơ tốt để xua tan mệt mỏi và căng thẳng, là liều thuốc ổn định huyết áp thật tuyệt vời.
Ngược lại, khi trở về nhà mà đầu óc vẫn lo lắng công việc, vẫn căng thẳng thì chẳng những không hết mệt mỏi, mà huyết áp sẽ có thể lại tăng lên.
20. Thực đơn trong gia đình
Nếu mọi người thích ăn ngon, bữa sáng và tối sẽ đều phải có trứng, thịt. Và thức ăn nhiều chứa dầu, mỡ... như vậy lâu dài sẽ gây hậu quả xấu. Tất nhiên các loại thức ăn, nếu ăn vừa phải sẽ không gây tác dụng xấu. Nhưng nếu ăn lượng lớn trong thời gian dài sẽ làm lượng cholesterol trong máu cao, đồng thời đẩy mạnh quá trình xơ cứng động mạch.
Khi động mạch bị xơ cứng, huyết áp cũng tăng cao, động mạch lại càng xơ cứng mạnh hơn. Vòng tuần hoàn ác tính này kéo dài sẽ gây hậu quả rất xấu.
21. Chú ý vận động, không để bị béo phì
Không vận động người sẽ béo phì do lượng tiêu thụ tiêu hao chất dinh dưỡng không cân bằng; nhiệt lượng dư thừa bị tích lại, người càng ngày càng phì ra.
Mọi người đều biết, quá béo là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu, và béo càng là kẻ thù của người cao huyết áp. Do vậy cần phải giữ thể trọng thích hợp, giảm béo thích đáng, nạp vừa đủ năng lượng theo yêu cầu, thay đổi thói quen ăn uống xấu.
Có người do cai thuốc lá mà ăn nhiều lên, dần dần trở nên béo phì ra, rõ là bỏ được cái hại này lại rước cái hại khác về, rất sai lầm. Do đó, khi cai thuốc lá cần chú ý ăn uống, đừng vì cai thuốc mà ăn nhiều.
Tóm lại, không vì lơ là mà để cho người phát phì, không nên ăn nhiều quá, cần vận động nhiều hơn, tích cực bảo vệ sức khỏe của mình.
22. Bữa tối chỉ nên ăn gần no
Bữa sáng và bữa trưa mọi người đều ăn vội, ăn vàng để chống đói, chỉ có bữa tối vừa không phải lo lắng cũng không cần vội vàng làm gì. Vì vậy, bữa tối của gia đình cần vội vàng làm gì. Vì vậy, bữa tối của gia đình thường có rất nhiều món ngon, đương nhiên ăn cũng nhiều hơn, nhưng đáng buồn đó lại là thói quen ăn uống không tốt.
Buổi tối ăn càng nhiều càng tăng lượng mỡ trong máu. Những người ban đêm dễ bị bệnh tim mạch phát tác cũng phần nhiều là do trước khi đi ngủ ăn quá nhiều, làm cho mỡ trong máu tăng cao, dẫn tới hậu quả xấu.
Ban ngày, lượng vận động lớn, nhiệt lượng tiêu hao cũng nhiều, chỉ cần ăn không quá nhiều, nhiệt lượng sẽ tiêu hao hết. Nhưng ban đêm lượng hoạt động ít, chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể quá nhiều dễ gây béo phì, do đó bữa tối chớ ăn quá nhiều.
Lý tưởng nhất là chú trọng bữa ăn sáng và trưa, giảm lượng ăn bữa tối, cần loại bỏ thói quen ăn thêm buổi đêm.
23. Vợ chồng cãi nhau cũng làm huyết áp tăng
Tục ngữ có câu: Vợ chồng "đầu giường cãi nhau, cuối giường hòa hợp". Nhưng nhiều khi chồng cãi nhau mà gây ra họa đó là khi cãi nhau, tình cảm bị kích động có thể làm cho huyết áp tăng cao đột ngột.
Khi vợ chồng cãi nhau, tuyến thượng thận sẽ tiết ra loại hoocmôn có thể làm huyết áp tăng cao, từ đó dễ dẫn tới xuất huyết não và bệnh tim.
Vợ chồng không hòa hợp, luôn trong trạng thái căng thẳng thì huyết áp cũng tăng lên, dù trước đó huyết áp của họ rất bình thường. Còn người vốn đã bị huyết áp cao thì tình hình sẽ càng nguy hiểm hơn.
Các nguyên nhân làm vợ chồng cãi nhau rất nhiều mà phần lớn lại là từ những việc rất nhỏ, nhưng một khi xảy ra cãi cọ, ai cũng muốn phần thắng về mình nên khó dẹp. Thực ra, chỉ cần một trong hai người nhượng bộ thì sẽ xóa bỏ được mâu thuẫn.
Gia đình là nơi duy nhất chữa trị được áp lực tinh thần, giống như một ốc đảo xanh rờn giữa sa mạc mệnh mông, chỉ cần mọi người hướng về nó thì mọi mâu thuẫn sẽ được hóa giải. Nếu luôn phải cãi cọ nhau thì rõ ràng là bị tổn thọ. Vợ chồng cãi nhau ba trận, như vậy sẽ biến gia đình thành lò thuốc súng thì thật tai họa.
24. Không được tắm nước nóng trên 40oC
Khi vào bồn tắm, nếu thấy nước quá nóng cũng phải chú ý, vì nước nóng kích thích cơ thể làm huyết áp tăng cao. Thêm nữa, nóng quá sẽ làm vã mồ hôi, ngâm lâu trong nước nóng sẽ gây ra hiện tượng mất nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao có người đang tắm lại bị xuất huyết và bệnh tim bùng phát.
Những người huyết áp cao cần đặc biệt chú ý, chớ nên ngâm lâu trong nước nóng. Nước tắm nóng vừa phải là tốt nhất, vừa tạo cảm giác ấm áp, vừa thúc đẩy tuần hoàn máu vừa hạ huyết áp nữa.
Khi ngâm mình trong bồn tắm, có người thích nước ngập tới tận cổ, nhưng người bị bệnh tim và huyết áp cao thì không nên như vậy. Vì như thế, tim sẽ chịu áp lực của nước gây ra, rất khó chịu.
Để tránh những điều bất trắc, trước khi tắm cần xả hơi nóng, làm không khí nóng lên và làm cho người được ấm đều lên. Và cần nhớ rằng, ngay cả khi nước tắm nóng 40oC cũng chớ có ngâm lâu.
25. Không được tắm sau khi uống quá nhiều rượu
Uống rượu nhiều sẽ làm tê liệt hệ thần kinh, cơ thể phản ứng rất kém với những kích thích từ bên ngoài, mặt khác do cơ co nên nói năng, đi lại không ổn định. Có người cho rằng, trong tình trạng đó mà được tắm thì tuyệt vời nhất, vừa thoải mái, vừa làm tỉnh rượu. Đó là một quan niệm vô cùng sai lầm. Uống rượu làm huyết áp hạ thấp, tắm cũng làm hạ huyết áp, như vậy rất có thể làm huyết áp hạ quá thấp mà gây ra sự cố. Vì vậy, sau khi uống rượu khoảng 1-2 giờ hãy tắm là tốt nhất.
Lại có người cho rằng, ngâm mình trong bồn tắm nước nóng có thể làm huyết áp tăng cao, như vậy có thể triệt tiêu được trạng thái huyết áp thấp khi uống rượu, điều này cũng hoàn toàn sai lầm. Người đang say rượu, tinh thần và tim mạch đều bị tê liệt nên không thể đạt được hiện tượng triệt tiêu huyết áp như trên, mà còn có tác động xấu cho cơ thể.
26. Khi thấy lạnh chớ cố chịu
Khi nóng thì không cần phải quá lo lắng tới huyết áp. Nhưng huyết áp vốn rất mẫn cảm với thời tiết lạnh, cho nên khi trời lạnh cần phải chú ý giữ ấm cho cơ thể. Ngay cả khi ở trong nhà, nếu thấy lạnh cũng cần phải mặc thêm áo cho ấm.
Tay chân và cổ là những bộ phận dễ nhiễm lạnh nhất. Trời lạnh thì nên dùng găng tay và khăn choàng chống rét. Mặc thêm đồ chống lạnh là đương nhiên, nhưng mặc quần áo quá dày cũng không tốt, như vậy sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm. Cho nên rèn luyện khả năng chịu lạnh cho cơ thể là rất cần thiết. Phương pháp tốt nhất là buổi sáng, sau khi ngủ dậy, dùng khăn khô ấm xát mạnh vào người cho tới khi da hơi ửng đỏ lên là được, làm như vậy vừa thúc đẩy tuần hoàn máu vừa làm cho tinh thần sảng khoái. Nếu xát vào da đều đặn hàng ngày, thì vừa đẹp da lại tăng sức chống rét của cơ thể.
Nhưng cần hết sức lưu ý, tuyệt đối không dùng nước lạnh xoa lên cơ thể.
27. Mùa đông cần thận trọng với nước lạnh
dùng nước lạnh rửa mặt có thể làm người tỉnh ngủ ngay, tinh thần cũng tỉnh táo hơn, nhưng mùa đông rửa mặt bằng nước lạnh sẽ làm huyết áp tăng lên. Do vậy, tốt nhất là nên dùng nước ấm rửa mặt.
Phụ nữ khi làm việc nhà hay tay thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh (giặt quần áo, rửa rau, rửa bát...), nhưng vào mùa giá lạnh, tay bị ngâm nước lạnh lâu cũng không tốt.
28. Dùng chăn đệm vừa ấm
Chăn đắp không nên quá nặng, ấm là được, vì đắp chăn quá to làm cho tim bị đè nặng, ảnh hưởng không tốt đến cho cơ thể.
Hiện nay chăn điện đã được dùng phổ biến, giữ ấm tốt, nhưng có nhược điểm là bị tán phát hơi nước. Với những người do sơ cứng động mạch gây huyết áp cao, vì lượng mô hôi ra quá nhiều sẽ không có lợi cho cơ thể. Do vậy, khi dùng chớ nên để nhiệt độ của chăn quá cao, chỉ nên đắp ở phần dưới thân.
Gối cao và quá cứng cũng không tốt vì làm cổ bị cong, ép lên động mạch cổ làm cho áp lực sọ não tăng lên, gây gánh nặng cho não. Vì vậy cần chọn loại gối mềm, cao vừa phải.
29. Áp lực chăm sóc con cái
Cha mẹ thường gửi gắm hết hy vọng vào con cái, mong chúng thi đỗ đại học. Ngay từ nhỏ đã bắt con cái học thêm đủ thứ làm chúng chịu áp lực tinh thần quá lớn làm cho con cái nảy sinh tâm lý lo lắng và trốn tránh. Lâu dần biến thành bệnh thần kinh suy nhược. Hễ ngồi bàn học là thấy đau đầu, bả vai đau buốt, do quá căng thẳng nên huyết áp cũng lên. Vì vậy ép con cái, can thiệp vào mọi việc của trẻ sẽ gây nên áp lực không cần thiết, sẽ cho hậu quả ngược lại.
Nếu phải sống một thời gian dài trong tình trạng căng thẳng và áp lực có thể làm đứa trẻ suy sụp, sẽ bị huyết áp cao. Vì vậy chớ nên dồn những hy vọng mà mình không làm được lên đầu con trẻ. Trẻ có cách nghĩ và khoảng trời của riêng chúng, cha mẹ hãy ở cạnh trẻ, hướng dẫn chúng đừng rơi vào sai lầm, để tài năng của trẻ tự nở hoa kết trái là lý tưởng nhất.