Những nguyên nhân tâm lý ảnh hưởng tới cao huyết áp?
(Ảnh minh họa) I. Tinh thần căng thẳng huyết áp tăng 1. Mẹ của thí sinh lo hơn thí sinh Có một bà mạ gần 40 tuổi, do luôn căng thẳng lo lắng cho đứa con đang chuẩn bị thi vào Đại học, mà huyết áp cũng tăng lên theo. Bản thân bà ta vốn bị huyết áp cao, cộng thêm với thứ áp ...
(Ảnh minh họa)
I. Tinh thần căng thẳng huyết áp tăng
1. Mẹ của thí sinh lo hơn thí sinh
Có một bà mạ gần 40 tuổi, do luôn căng thẳng lo lắng cho đứa con đang chuẩn bị thi vào Đại học, mà huyết áp cũng tăng lên theo. Bản thân bà ta vốn bị huyết áp cao, cộng thêm với thứ áp lực vô hình này làm hco huyết áp tối đa luôn ở mức 160 - 170mmHg. Chỉ tới khi con nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, huyết áp tối đa của bà mới giảm xuống 150 mmHg, hạ tới mức gần bình thường.
Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể nhận rằng, lo lắng, bất yên, căng thẳng đều làm cho huyết áp tăng cao. Khi tâm lý trở lại bình thường huyết áp cũng tự ổn định dần. Nhưng nếu tiinh thần tiếp tục bị kích thích hoặc có những bất ổn khác thì sẽ dẫn tới ứ máu não hoặc nghẽn (tắc động mạch, rất nguy hiểm).
2. Cấu tạo của thần kinh tự chủ làm huyết áp tăng cao
Trái tim như một chiếc máy bơm, tự động co vào, giãn ra và đập liên tục. Quản lý chức năng này là thần kinh tự chủ tim, chính nó khống chế sự co bóp của tim.
Thần kinh tự chủ có hại hệ thống. Một là hệ thống thần kinh giao cảm có chức năng thúc đẩy quá trình phân giải trao đổi chất. Hai là hệ thống thần kinh phó giao cảm có chức năng điều tiết năng lượng phục hồi các tổ chức... Nhịp đập của tim do hai hệ thống thần kinh này phối hợp với nhau điều khiển.
Khi tác động của thần kinh giao cảm mạnh, tim đập nhanh hơn. Bình thường tim đập 60- 70 lần/phút, nhưng nếu thần kinh giao cảm tác động mạnh thì nhịp đập sẽ tới hơn 100 lần/phút, lượng máu tăng lên, huyết áp cũng tăng lên theo.
Nhưng khi tác động của thần kinh phó giao cảm tăng sẽ gây ra kết quả ngược lại: tim như bị hãm lại, số lần đập cũng giảm (50 hoặc dưới 50 lần/phút) và kèm theo huyết áp hạ thấp, nhịp tim cũng chậm hơn bình thường. Vì vậy có thể nói, tác dụng của thần kinh phó giao cảm của người huyết áp thấp thường mạnh hơn người bình thường.
Thần kinh tự chủ ngoài ảnh hưởng tới huyết áp ra, còn ảnh hưởng tới các phủ tạng khác như da, mạch máu... Thông thường, chỉ cần hút một điếu thuốc lá, huyết áp sẽ tăng cao, đó chính là do chất nicôtin trong thuốc kích thích thần kinh giao cảm gây ra.
3. Thần kinh tự chủ phản ứng rất mãn cảm với thay đổi tâm lý.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta khó tránh khỏi có lúc hưng phấn, căng thẳng, vui mừng, sợ hãi, bất ổn và tức giận. Những khi tinh thần căng thẳng, thần kinh giao cảm không bị kích thích huyết áp dần trở lại bình thường.
Nếu một bà mẹ luôn luôn căng thẳng do có con sắp thi đại học, chính là vì bà ta suốt ngày lo lắng cho sức khỏe và bài vở của đứa con, thần kinh giao cảm của bà ta vì vậy đã hoạt động mạnh, làm cho huyết áp tăng lên mà không hạ xuống được. Nhưng sau khi con có giấy báo đỗ, bà ta cũng hết căng thẳng, tâm lý thoải mái, thần kinh giao cảm cũng được thả lỏng, huyết áp tự động tụt xuống.
Từ đó có thể thấy, sự vui buồn hờn giận... rất nhanh chóng được truyền tới thần kinh tự chủ. Nếu trong môi trường xã hội và gia đình căng thẳng sẽ làm cho tâm lý bị ức chế, huyết áp tăng cao.
Không chỉ áp lực công việc mà ngay sự hưng phấn khi nghỉ ngơi, sự kích động khi xem bóng đa cũng đều ảnh hưởng tới thần kinh tự chủ, làm huyết áp tăng lên. Có thể nói, căng thẳng là nguyên nhân chính gây huyết áp cao, vì vậy phải cố gắng giảm bớt các yếu tố gây khó chịu. Khi bạn thấy căng thẳng, cần phải thay đổi môi trường, công việc, để cho con người thư thái. Tốt nhất là triệt tiêu ngay những nguyên nhân gây ức chế, đừng để xảy ra tình hình xấu hơn.
4. Căng thẳng, hoócmôn kích thích huyết áp cũng tăng cao
Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng và bị ức chế, bản năng phòng vệ sẽ hoạt động ngay và truyền ngay các mệnh lệnh và cảnh báo theo hai đường khác nhau tới cơ thể.
Một truyền theo thần kinh tự chủ, hai là truyền theo hoócmôn nội tiết. Cụ thể như sau:
- Khi căng thẳng, tuyến yên dưới não tiết ra chất hoócmôn ACTH tác dụng lên thận, làm thận tiết ra hoócmôn tuyến thượng thận (adrenalin).
- Hoócmôn tuyến thượng thận là hoócmôn thúc đẩy hoạt động làm tim đập nhanh hơn, huyết áp cũng tăng theo.
5. Tâm lý bị tổn thương, huyết áp cũng thay đổi rất lớn.
Tinh thần bị thương tổn càng nặng thì tác động của thần kinh giao cảm càng mạnh, làm cho huyết áp cũng biến đổi lớn hơn. Người bình thường huyết áp là 120 - 130mmHg. Khi bị kích thích hay tinh thần bị tổn thương, huyếp áp sẽ tăng lên 130- 160mmHg, nếu bị kích thích quá mạnh, còn lên tới 200mmHg.
Nhưng trường hợp cao khác thường này chỉ là tạm thời, khi nguyên nhân gây kích thích hết, huyết áp sẽ trở lại bình thường.
Nếu tinh thần bị căng thẳng lâu ngày, thì vấn đề sẽ trở lên nghiêm trọng. Vì một khi áp lực không được giải tỏa, tình trạng huyết áp cao dị thường cũng không thể thay đổi được.
6. Vui mừng quá độ cũng làm huyết áp tăng
Ngay cả khi vui mừng quá độ thì cũng có thể gây ra tai họa. Vui mừng do tinh thần bị kích thích quá mạnh sẽ làm cho thần kinh giao cảm hoạt động mạnh lên, làm cho huyết áp tăng cao đột ngột, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
7. Hội chứng "sợ huyết áp"
Những người trẻ dễ có hiện tượng lo lắng không cần thiết, đó là họ thiếu tự tin về sức khỏe của mình. Ở bệnh viện cũng vậy, kết quả đo huyết áp lần đầu thường không đúng, cần phải đo lại 2,3 lần, khi bệnh nhân bình tĩnh lại mới cho kết quả chính xác.
Nhiều người do quá lo lắng cho tình trạng sức khỏe nên khi huyết áp hơi thay đổi đã tỏ ra rất căng thẳng. Chính sự lo lắng này đã làm cho huyết áp tăng cao do thần kinh giao cảm bị kích thích gây nên. Đó chính là hội chứng lo sợ huyết áp. Thực ra, điều này thật vô nghĩa, vì nếu huyết áp cao cao thật thì cần phải điều trị, tuân thủ ý kiến của bác sĩ, không nên lo lắng. Chỉ cần tránh những việc làm huyết áp có thể tăng cao, dưỡng sinh tốt, tâm lý thoải mái thì bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được.
8. Ảnh hưởng khi kinh tế sa sút.
Khi kinh tế sa sút việc làm ăn sẽ đứng trước những thử thách rất lớn. Lúc đó, người bị ảnh hưởng lớn nhất chính là những doanh nhân, người làm công ăn lương, họ luôn bị căng thẳng bởi sức ép của trách nhiệm.
Ngoài ra, khi kinh tế sa sút, không chỉ nhiều người có hiện tượng huyết áp tăng cao mà số người bị viêm loét dạ dày cũng tăng lên. Điều này cho thấy rằng, nếu tinh thần căng thẳng thì huyết áp sẽ tăng lên, càng căng thẳng thì mức độ tăng càng cao hơn. Ngay cả người bình thường có huyết áp rất tốt, nếu tinh thần căng thẳng quá độ cũng sẽ bị huyết áp cao. Vì vậy, cần phải làm giảm các nguyên nhân gây ra áp lực. Trong cuộc sống hiện tại, con người khó tránh khỏi việc phải đối phó với những sự cạnh tranh gay gắt. Để cho tinh thần được thoải mái, mỗi người cần phải biết vận dụng những "tri thức" sức khỏe vào cuộc sống của chính mình.