24/05/2018, 10:32

Nguyên tắc ẩm thực cho người cao huyết áp?

(Ảnh minh họa) Cao huyết áp là căn bệnh đáng sợ với gần 12 triệu người Việt Nam mắc bệnh. Người bị cao huyết áp hàng ngày đều phải dùng thuốc tây, mặc dù biết rằng hại thận. Nhưng nếu biết cách ăn uống một cách hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho việc phòng tránh và chữa trị cao huyết áp. ...

(Ảnh minh họa)

 Cao huyết áp là căn bệnh đáng sợ với gần 12 triệu người Việt Nam mắc bệnh. Người bị cao huyết áp hàng ngày đều phải dùng thuốc tây, mặc dù biết rằng hại thận.

Nhưng nếu biết cách ăn uống một cách hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho việc phòng tránh và chữa trị cao huyết áp. Các liệu pháp trị bệnh cao huyết áp bằng ẩm thực chủ yếu giải quyết hai vấn đề: điều trị bản thân bệnh cao huyết áp và điều trị các biến chứng của tim, não, thận và động mạch. Điều cần chú ý nhất trong cách ăn uống của người cao huyết áp là hạn chế lượng cholesterol để khống chế được bệnh và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

1. Bổ sung lượng protit chất lượng cao một cách thích hợp.

Người bị cao huyết áp thường không cần hạn chế protit, nhưng trong trường hợp bệnh cao huyết áp có kèm theo tổn thương thận, đặc biệt là khi hàm lượng đạm, u -rê và axit anhiđit trong máu vượt quá mức cho phép thì cần phải giảm bớt lượng protit hấp thụ vào cơ thể, để giảm tải gánh nặng cho thận. Thông thường, mỗi người chúng ta cần khoảng 1 gam protit/1 kg thể trọng mỗi ngày. Protit bao gồm 2 loại: protit động vật - có trong cá, htị, lạc... Lượng protit nạp vào cơ thể tốt nhất bao gồm một nửa là protit động vật và một nửa là protit thực vật. Protit động vật chứa nhiều loại axit amin nên có giá trị dinh dưỡng cao, nếu cơ thể chúng ta bị thiếu hụt những axit amin cần thiết sẽ dễ sinh bệnh tật.

2. Giảm lượng mỡ trong thức ăn

Ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ làm tăng lượng cholesterol và axit béo trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Vì vậy để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh thì cần giảm lượng mỡ động vật trong thức ăn. Mỡ động vật có hàm lượng chứa cholesterol rất cao, nên ăn nhiều mỡ động vật chắc chắn sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu cao lên. Những cholesterol này sẽ bám dính vào vách thành động mạch, khiến động mạch xơ cứng. Những người tuổi cao, hàm lượng cholesterol trong máu cao hay thể trọng quá nặng đều cần giảm bớt lượng mỡ, lượng cholesterol trong máu và giảm cân. Còn trong dầu thực vật thì chứa nhiều axit ôlêic. Axít ôleic có tác dụng ức chế cholesterol axit ôlêic. Axít ôleic có tác dụng ức chế cholesterol bám trên thành động mạch nên có thể tăng lượng dầu thực vật lên nhiều hơn so với mỡ động vật trong khẩu phần ăn.

Người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn thịt nạc thì tốt hơn thịt mỡ; thịt lợn bò, dê nạc thì tốt hơn tôm, cua, trứng. Lượng cholesterol trong nội tạng động vật như lòng, gan... khá cao, nên cần chú ý không ăn nhiều. Lượng choleterol trong người chúng ta có 1/3 do cơ thể tự sản sinh ra và 2/3 nạp vào qua ăn uống, vì vậy rất cần thiết giảm bớt lượng cholesterol trong thức ăn.

Các loại dầu thực vật thường thấy bao gồm dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu hạt hướng dương..., chúng đều hàm chứa những "axit béo không no". Cơ thể tiếp thu các axit béo không no này sẽ dễ dàng làm oxy hóa các cholesterol, sản sinh ra axit mật giúp tiêu hao cholesterol. Tức là những người có bệnh về tim mạch thì nên ăn nhiều dầu thực vật hơn. Nhưng nếu ăn quá nhiều dầu thực vật thì không những không giúp hạ thấp được hàm lượng cholesterol, mà ngược lại còn dễ dẫn đến mắc bệnh sỏi mật. Tỉ lệ hợp lý là lượng mỡ - dầu chiếm khoảng 25% tổng lượng calo trở xuống, và tỷ lệ axit béo no với axit béo không no là khoảng 1:1.

3. Hạn chế lượng calo

Những người bị hội chứng cao huyết áp kèm theo béo phì hoặc suy giảm khả năng phân giải đường đều nên giảm lượng calo nạp vào cơ thể, bằng cách ăn nhiều gại mì xát thô, ít ăn gạo xát kỹ, bớt ăn đồ ngọt. Các thức ăn vào sẽ sản sinh nhiệt lượng sau quá trình tiêu hóa, hấp thu quá nhiều nhiệt lượng rất dễ béo phì, thừa mỡ trong cơ thể sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao, tích tụ trong huyết quản, gây nên xơ cứng động mạch. Thể trọng tăng lêncũng khiến huyết áp tăng, thường thì thể trọng tăng càng nhiều thì huyết áp càng cao. Vì vậy cần tiết chế ăn uống, duy trì thể trọng phù hợp với chiều cao bản thân. Những người lao động không quá nặng ở tuổi thành niên mỗi ngày cần khoảng 12.522 - 16.736kcalo. Lượng calo cơ thể cần hấp thụ sẽ giảm dần theo tuổi tác.

4. Vitamin

Hoa quả tươi chứa rất nhiều vitamin C giúp chống xơ cứng động mạch. các loại rau củ cũng chứa nhiều vitamin C nên khi nấu không nên nấu quá chín mà làm mất vitamin C. Trong quýt, chanh có chứa nhiều vitamin P giúp hạ lượng cholesterol trong máu, tăng cường sức đề kháng của thành huyết quản, có tác dụng tốt trong việc phòng chống tràn máu não. Còn vitamin E lại tăng cường công năng của huyết quản, giảm đông tụ máu, giảm thiểu nhu cầu hấp thụ ôxy của cơ thể, rất thích hợp với người bệnh cao huyết áp kèm bệnh về van tim.

5. Khoáng chất

Ăn quá nhiều muối rất không tốt cho người cao huyết áp, thí nghiệm đã cho thấy những thức ăn nhiều muối khiến cho huyết áp tăng cao và ngược lại. Những người bệnh cao huyết áp được áp dụng chế độ ăn ít muối thì có khoảng 20 - 60% hạ được huyết áp rõ rệt. Người khỏe mạnh mỗi ngày cần khoảng 5 -6g muối, người cao huyết áp nên giữ ở mức 3 -4g muối mỗi ngày. Ngoài muối ra thì cũng cần giảm thiểu các món có nhiều natri. Những người bị thoái hóa tim, phù nhũng, cao huyết áp cấp lại càng cần hạn chế ăn muối.

Người cao huyết áp tránh ăn những thức ăn nhiều muối hoặc gia vị chứa muối, tránh ăn dưa, cá, muối, thịt muối...., ăn nhiều rau quả tươi, thêm các gia vị đường, dấm...để giảm bớt nêm muối, ăn muối kali thay cho muối natri. Giảm thiểu lượng muối trong thức ăn là cả một quá trình, cần giảm dần dần để người bệnh thích nghi được.

Các nghiên cứu về bệnh học hiện đại cho thấy lượng kali hấp thụ vào người tỉ lệ nghịch với huyết áp. Có hai làng nhỏ ở phía bắc Nhật bản, cư dân hai làng đều ăn lượng muối như nhau, nhưng làng ăn nhiều muối có kali thì huyết áp thấp hơn làng kia. Kali có tác dụng khống chế hữu hiệu sự hưng phấn của cơ tim, ảnh hưởng tốt đến sức co bóp và năng suất co bóp của tim, tăng cường lượng máu cho thận hoạt động, giúp bài tiết natri và nước, hạ thấp dung lượng huyết tương, kích thích mở rộng huyết quản. Người cao huyết áp sẽ có hiệu quả hạ áp rõ rệt sau khi hấp thụ bổ sung thức ăn chứa nhiều kali. Nhưng quá thừa kali cũng khiến cho tim sụt giảm hoạt động, rất nguy hiểm. Vậy nên người bệnh cao huyết áp nên tăng lượng muối kali trong thức ăn song song với việc uống thuốc hạ áp, nhưng không được uống trực tiếp những thuốc bổ kali.

Rau củ tươi hàm chứa nhiều kali, đây là những thực phẩm tốt phòng chống bệnh cao huyết áp, người bệnh cao huyết áp cần tăng cường ăn rau. Trong rau còn có những khoáng chất và vitamin khác, những rau xanh đặc biệt chứa nhiều vitamin K, vitamin C, có tác dụng tăng lượng iôn canxi trong máu, chống đông tụ máu, tăng khả năng của huyết quản...Hoa quả cũng chứa lượng kali phong phú, các thứ quả như quýt, chuối vì vậy rất tốt cho huyết quản. Rau và hoa quả còn có mộttác dụng tốt nữa là giúp đại tiện dễ dàng, đại tiện khô cứng đến mức phải rặn sẽ rất không tốt đối với người bệnh cao huyết áp kèm theo suy thận, phù nhũng, ít nước tiểu thì không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa kali để tránh thừa kali trong máu.

Người Việt Nam nhìn chung không được hấp thu đủ lượng canxi cần thiết, thiếu canxi cũng có ảnh hưởng đến cao huyết áp. Mỗi ngày uống khoảng 0,25 lít sữa hay sữa đậu nành sẽ giúp bổ sung lượng canxi, thiếu hụt. Các loại rau như: cải, rau cần tây, nấm, mộc nhĩ, tảo...có chứa lượng canxi lớn.

Người cao huyết áp nên ăn nhiều các đồ biển chứa nhiều iốt như rau câu, sứa biển, tôm tép, tảo biển... để tránh bị xơ cứng động mạch.

6. Nhu cầu canxi và các loại thức ăn giàu canxi

a. Nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể

- Từ 1 đến 3 tuổi: 500mg/ngày

- Từ 4 đến 9 tuổi; 800mg/ngày

- Từ 10 đến 18 tuổi: 1200mg/ngày

- Người lớn: 900mg/ngày

- Phụ nữ có thai hay cho con bú: 1000mg/ngày

- Phụ nữ trên 55 tuổi: 1200mg/ngày

- Phụ nữ trên 65 tuổi: 1200mg/ngày

7. Hạn chế uống rượu

Cồn là nhân tố nguy hiểm gây bệnh cao huyết áp, điều này đã được y học chứng minh rõ ràng. Người cao huyết áp tốt nhất nên cai rượu, bởi huyết áp sẽ dần tăng theo tửu lượng, huyết áp tăng lên dẫn đến các chứng bệnh tim, não, thận... Những người thường xuyên uống rượu có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp rõ rệt hơn hẳn so với người không uống rượu. các thức ăn có hàm lượng cồn nhiều cũng ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp. Những người thường xuyên uống rượu luôn ở trong trạng thái cai rượu không dứt điểm. Sau khi ngừng uống tạm thời, những chất như hoocmôn tuyến thượng thận khứ giáp sẽ tăng lên, khiến cho huyết áp tăng cao. Sau một quá trình trị liệu giống nhau, người cao huyết áp uống rượu thì bệnh tình thuyên giảm chậm hơn người không uống. Người cao huyết áp nhẹ, nếu có thói quen uống rượu thì cũng không nên uống quá 50g rượu mỗi ngày.

8. Mỗi ngày uống 1 cốc sữa bò

Chúng ta thường cho rằng sữa bò khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Nhưng thực tế sữa chứa hàm lượng canxi và prottit cao nên có tác dụng phòng và trị bệnh cao huyết áp rõ rệt. Protit của sữa bò rất giàu axit amin, có tác dụng chế ngự thần kinh giao cảm; và làm thải loại natri trong máu, chế ngự bệnh cao huyết áp. Trong phòng thí nghiệm, những con chuột bạch được nuôi chỉ bằng chất béo trong sữa thì khả năng mắc bệnh cao huyết áp cũng ngang với những con chuột nuôi bằng thức ăn thường, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tràn máu não thì thấp hơn rất nhiều. Điều này cho thấy, chất béo trong sữa không làm tăng huyết áp, mà lại còn có tác dụng ngăn chặn tràn máu não. Những người cao huyết áp không suy thoái công năng thận có thể uống sữa bình thường, và nên bổ sung thêm protit thực vật từ đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành: cũng có thể ăn thêm thịt nạc, cá và thịt gà.

9. Bữa sáng nên ăn nhiều đồ loãng

Người cao huyết áp nên ăn đồ loãng vào buổi sáng. Bởi sau một đêm, cơ thể người tiêu hao mất nhiều dịch thể, dung lượng máu cũng giảm đi nhiều, nên cần bổ sung những đồ ăn loãng có nước vào sáng sớm để cải thiện tuần hoàn máu, điều tiết trạng thái ổn định cân bằng của hệ tim mạch chống táo bón.

10. Người cao huyết áp nên bồi dưỡng ra sao

 Người bệnh cao huyết áp cũng có thể bồi bổ một cách vừa mức tùy theo tình hình bệnh trạng cụ thể. Nếu người bệnh thuộc thể trạng khỏe mạnh, không suy nhược thì không cần thiết phải bồi dưỡng thêm. Những người yếu ớt suy nhược mới cần bồi bổ, nhưng cũng cần phân biệt rõ âm dương khí huyết để bồi bổ cho đúng.

Nếu là cao huyết áp có thể can huyết không đủ, thận âm hư, thể hiện ra bằng các triệu chứng hoa mày chóng mặt, khô mắt nhìn kém, lo lắng mất ngủ, đắng miệng khô họng.. thì nên tẩm bổ bằng sinh địa, bách hợp, ngân nhĩ, cát cân, câu kỷ tử, ngũ vị tử, hạt sen, long nhãn... để bổ âm dưỡng huyết, chế ngự can dương.

Nếu là dạng tì khí hư nhược, thận dương không đủ, thể hiện ra bằng các triệu chứng đầu óc quay cuồng, thót tim thở dốc, lưng đau người mỏi, ăn uống, thót tim thở dốc,lưng đau người mỏi, ăn uống kém thì nên tẩm bổ bằng hoàng thị, đảng sâm, sơn dược, phục linh, đỗ trọng, táo đỏ... để điều chỉnh cân bằng âm dương và hạ huyết áp.

Các nghiên cứu y học cho biết, việc khống chế và điều trị bệnh cao huyết áp cần bắt đầu bằng các biện pháp điều tiết hệ thần kinh trung uơng, cải thiện trao đổi tuần hoàn cholesterol trong cơ thể, phòng và giảm xơ cứng động mạch, giảm thiểu mỡ trong máu. trong quá trình đó, liệu pháp bồi bổ chữa bệnh bằng thực phẩm thường có hiệu quả tương đối rõ rệt. Mấu chốt của các món ăn bài thuốc là hạn chế và giảm bớt các thức ăn nhiều mỡ, nhiều đường, nhiều cholesterol; giữ không tăng thể trọng và hạ lượng mỡ trong máu.

Những điều người cao huyết áp cần chú ý, việc đầu tiên trong ăn uống là ăn đủ cá, ăn các chế phẩm từ đậu nành, rau hoa quả và ngũ cốc chế biến thô. Những loại thức ăn này rất giàu protit, vitamin, nguyên tố vi lượng và chất xơ nên có tác dụng giảm mỡ, giảm huyết áp, bảo vệ huyết quản, phòng và chữa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, có thể lựa chọn một số thực phẩm có tác dụng giảm mỡ, giảm huyết áp phù hợp như: mật ong, tảo biển, rau câu biển, sứa, hải sâm, cần tây, hành tây, tỏi, củ niễng non, mã thầy, dấm ăn

0